Cụ nào muốn nhìn Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneve ở góc nhìn khác thì có thể tìm quyển "Đệ nhất phu nhân" của Hoàng Trọng Miên mà đọc. Ông này viết vào thời điểm 1964-1965 và sống tại miền Nam. Em ko rõ lúc xuất bản, NXB có cắt xén, tu sửa gì ko nhưng giọng điệu miêu tả về các sĩ quan Pháp trước trận đánh và miêu tả hậu trường Geneve khá chân thực, đôi chút gì đó chua chát khi chứng kiến đất nước mình trở thành con cờ của các cường quốc.
Đại khái là phái đoàn Việt Minh gồm Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu và Đại tá Hà Văn Lâu (hồi đó Đại tá to lắm, cả nước lúc đó có 11 ông tướng mà 1 ông đã chết, 1 ông thì bị chuyển sang Trung Quốc cùng vài ông Đại tá thôi). Phía Liên Xô có Molotov, phía anh Tàu có Chu Ân Lai, phía Pháp có Bidault, phía Anh có Eden. Điều thú vị là 5 ông Ngoại trưởng (VN, LX, Tàu, Pháp, Anh) này trước đó và sau này đều từng giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Ông Đồng thì muốn phân chia ranh giới tạm thời ở vĩ tuyến 13 và sau đó, tiến hành tổng tuyển cử thống nhất vào năm 1956. Phía LX và Tàu thì muốn ở vĩ tuyến 16, phía Pháp và Anh muốn ở vĩ tuyến 18. Cuối cùng 2 bên lựa chọn giải pháp dung hòa: vĩ tuyến 17. Như vậy các cụ có thể thấy ý kiến của ông Đồng ko hề đc các cường quốc để ý.
Nguyên nhân của việc Việt Minh ko thể thống nhất đất nước lúc ấy rất đơn giản:
- Về lực lượng, sau khi dốc gần hết vốn liếng 9 năm kháng chiến vào ĐBP, quân của ông Giáp phải có thời gian hồi phục sinh lực. Khu 5 trở vào Nam, quân Pháp vẫn chiếm ưu thế. Thực tế, 3 Quân khu 7,8,9 ở trong Nam lúc đó chỉ tiến hành chiến tranh du kích và chiến tranh khủng bố chứ ko kiểm soát đc lãnh thổ như ngoài Bắc. Em lưu ý 1 điểm, vào quãng mùa thu 1954, tức là thời điểm Hiệp định Geneve đã kí kết, Pháp và Việt Minh vẫn có 1 trận đánh khá lớn ở Khu 5.
- Về vị thế, VNDCCH lúc đó ko đc nhiều quốc gia đặt quan hệ ngoại giao. Chính bản thân 2 ông anh LX và Tàu cũng ko để ý nhiều. Hoàng Trọng Miên có chua 1 câu là Chu Ân Lai ko quan tâm đến cái lãnh thổ bé tí ở phía Nam, cái ông ta cần là có 1 vùng đệm tránh giáp với Mỹ. Tàu đã có vùng đệm đó ở Triều Tiên, ở Lào và giờ là ở VN.
- Sự kì vọng về tổng tuyển cử. Thực ra lúc đó, uy tín của Việt Minh trong nước lên rất cao. Nhiều người tin phải đến 80% dân số ủng hộ Cụ Hồ. Thế nên, nếu tổ chức tổng tuyển cử thì Việt Minh thắng chắc. Phía Bảo Đại lúc đó cũng bị chia rẽ ngấm ngầm và nếu có sự ủng hộ thì chỉ đến từ phía giáo dân (số lượng ko nhiều, khoảng vài triệu trên tổng số cỡ 25-27 triệu dân) cùng 1 phần Phật tử. Như thế, nếu thực hiện Hiệp định đầy đủ thì VM sẽ thống nhất đất nước mà chả mất mát gì.