Phải kiếm được tấm kẽm có một chiều bằng chiều cao viên pin cũ, đập pin cuz cho khéo để giữ được cái mũ đồng trên thỏi than giữa pin, khéo nữa giữ cả cái túi khử cực. Pha nước muối đặc bão hòa, cắt tấm kẽm thả vào lọ thủy tinh, cắm cái thỏi than có mũ đồng vào chính giữa, thỏi này được buộc vào que tre để ngang miệng lọ, hàn dây điện vào tấm kẽm và mũ đồng, đổ nước muối bão hòa đã pha ngập gần đêna mũ đồng, thế là có điện rồi.
Đập đơn giản bác ạh!
Nhưng đúng thì không phải là đập, mà tháo cái vỏ kẽm bị ăn mòn gần hết (nhưng vẫn tận dụng được), sau đó chỉ rửa lớp bột bám xung quanh đi, còn để nguyên phần khử (là bột ô xít man gan) còn được cuốn chỉ.
Hoà nước muối, xịn thì cắt chai, còn không chỉ cần cái bát sành, rồi vẫn phần vỏ kẽm gần hết ấy tận dụng được.
Hồi còn dưới cứ, chỗ ban chỉ huy D có cái VEB 206, pin cấp chẳng đủ tụi em làm pin Von ta nối tiếp nhau vẫn đủ điện để tối tối nghe chuyện Thủy hử!
Còn cái thời loa kim thì chỉ cần 1 hay 2 cái bát pin như vậy vẫn tối tối nghe tiếng thơ, thứ bẩy nghe chuyện cảnh giác, sân khấu truyền thanh. Buồn nhất là tiết mục tiếng thơ. Khoảng 10 giờ đêm, hồi ông già đi học lớp nâng cấp, còn có mỗi bà già với mấy anh em ở một mình một quả đồi, đêm đêm đom đóm nhấp nhay theo nhịp (lạ là rất đều nhau) rồi nhạc của cái chương trình này, dù bé em vẫn có cái cảm giác buồn nẫu ruột!
Tối qua, xem 1 chương trình của VTV1 nói về chị Ngọ, Hana Hà Nội, nếu không qua những thời khắc ấy chắc chẳng thể hiểu được 1 người phụ nữ Việt, nói tếng Anh chẳng có gì xuất sắc mà lại có khả năng tác động tâm lý mạnh đến như thế với lính Mỹ trong chiến tranh VN. Có những lúc Mỹ đã doạ nếu bắt được chị Ngọ (nữ phát thanh viên - tức là Hana Hanoi) sẽ mang ra xử ở toà án binh!