Đúng ạ. Sau ngày thống nhất, Hải Phòng nhà em phải nói là nơi dẫn đầu các trend đồ dùng, thời trang, quần chúng ăn chơi sành điệu và cũng nhiều tệ nạn hàng đầu. Bởi kênh thông thương và tiếp nhận hàng hoá, vật phẩm nước ngoài lớn nhất nhanh nhất nhiều nhất tiện nhất thời điểm đó là cảng và đội ngũ thuỷ thủ. Có hai thứ mà đến giờ em vẫn nhớ. Một là thuật ngữ đi Vút cô (chỉ các thuỷ thủ, thợ máy của công ty vận tải biển Vosco trụ sở trên đường Lạch Tray - như anh Ý trong Sóng ở đáy sông) đồng nghĩa với rất giàu. Hai là bánh Katka của CLB Thuỷ thủ ăn cứ gọi là thơm phức, bở tơi trong miệng. Tivi màu “đa hệ”, xe máy, xe đạp mini Nhật, cát xét, đầu băng, nồi cơm điện… đến Hải Phòng là bạt ngàn. Nhờ có cảng nên tính cách người Hải Phòng vừa hào sảng vừa ngang tàng cũng cứng đầu, dễ tiếp thu cái mới cả xấu lẫn tốt, giống như dân nhiều thành phố cảng khác như Marseille, Barcelona hay Thượng Hải. Thế nên các ổ tội phạm mới nhan nhản, giúp thuật ngữ Giang hồ đất Cảng thành câu cửa miệng.
Đến khi kinh tế mở cửa, hàng hoá chính ngạch tràn vào nhiều hoặc đi đường hàng không, Hải Phòng mới mất dần vị thế. Mấy năm rồi thu ngân sách tốt, bác Thành xây sửa cầu cống đường sá, miễn học phí cho các cháu phổ thông, quà cáp Tết nhất biếu các gia đình chính sách đầy đặn nên bà con vui. Thế mà bác lại lên Chính Phủ rồi mất sớm. Rồi ra không biết Thành phố em sẽ thế nào tiếp.