[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,614
Động cơ
130,379 Mã lực
Ko có nhà nước đứng ra quy hoạch các điểm thăm quan du lịch, toàn để các ông đại gia, công ty bđs, du lịch mạnh mua đất, ôm lô rồi xây theo ý muốn. Thiết kế với tỷ lệ xây dựng thì lobby chạy chọt. Giờ lên Sapa, Tam Đảo, Đà lạt thấy xây dựng mỗi ông một kiểu, mạnh ai người ấy làm nên xem ra tính bền vững không có. Khi nhận thức con người về du lịch lên cao thì người ta sẽ không thích mấy cái lộn xộn bát nháo như vậy nữa.
Nhà nước cả đấy chứ cụ. Nhà nước không cho phép trong và ngoài ngoặc kép thì muốn xây cái chuồng gà cũng không được. Cụ nào làm BĐS chả biết cái chiêu qui hoạch rồi điều chỉnh quy hoạch.
Cái qui hoạch không hợp lý đã làm cho lộn xộn rồi nhưng cái điều chỉnh quy hoạch nó mới làm cho đô thị nát như tương bần.
 

leenamtuankorea

Xe tăng
Biển số
OF-206686
Ngày cấp bằng
19/8/13
Số km
1,837
Động cơ
337,324 Mã lực
Nhà nước cả đấy chứ cụ. Nhà nước không cho phép trong và ngoài ngoặc kép thì muốn xây cái chuồng gà cũng không được. Cụ nào làm BĐS chả biết cái chiêu qui hoạch rồi điều chỉnh quy hoạch.
Cái qui hoạch không hợp lý đã làm cho lộn xộn rồi nhưng cái điều chỉnh quy hoạch nó mới làm cho đô thị nát như tương bần.
Nghĩ mà buồn. Nói đâu xa cái HN bây giờ làm sao mà sửa lại được khi đã sai rồi. Chắc chuyển thủ đô lên Bavi hoặc về Thanh Hóa làm mới như Indo xây mới thủ đô thì mới văn minh được.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,614
Động cơ
130,379 Mã lực
Hai binh lính của quân cờ đen. Phía sau có 1 lính Pháp cầm súng. Không rõ ảnh chụp trong bối cảnh hòa hoãn hay 2 binh lính này bị bắt.

2b833c47-0ea6-41d5-a6f3-7f475fd8ead7.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,614
Động cơ
130,379 Mã lực
Cổng một ngôi đền ở Hà Đông, 1951. Chiếc cổng nhìn bề thế, rất đẹp. Không rõ giờ còn hay không và là di tích nào xin các cụ hiểu biết bổ sung giúp ạ.

a444abdf-11e0-41b7-aac4-551884d17ffa.jpeg


Một người nông dân đi cày và bừa luôn tại Hà Đông năm 1951. Thông thường thì chỉ có ruộng nước người ta mới cày xong rồi bừa luôn, còn ruộng khô dùng để trồng rau màu phải phơi đất cho nỏ rồi mới bừa.
0ab13df5-9dfd-4bdc-8036-0ca781207fb8.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,614
Động cơ
130,379 Mã lực
Người Mường ở Hà Đông 1951. Chú thích là vậy nhưng không rõ tỉnh Hà Đông xưa có nhiều người Mường không?
73b89d31-6830-4286-93c6-31297649775e.jpeg


"Muong people on Giam Lam road, Ha Noi, Jan. 1950". Chú thích này nghe có gì đó cấn cấn. Trang phục này không phải đồng bào Mường.
962ec95e-6692-4ed4-8d3c-10368e5df1c6.jpeg


609384aa-4f5c-49e7-8df7-54584aa5569c.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,614
Động cơ
130,379 Mã lực
Trên đường "Giam Lam" Hà Nội 1950. Em không rành về Hà Nội xưa. Không rõ Giam Lam/Giám Lâm gì đó là đường nào bây giờ.

83b65958-e0f5-41a7-a5e4-114595905b08.jpeg


27d324f0-aaa0-44b1-b73d-35e4b0e950c0.jpeg


Hình ảnh như là đang làm đường. Các cụ bà dùng tay nhặt/xếp đá rất thủ công.

e7989e9f-c001-4002-97ef-9f30e7accdf9.jpeg
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
3,987
Động cơ
524,155 Mã lực
Một bức ảnh phát ra mùi tiền và tiếng leng keng của vàng những năm 80, đầu 90.
FB_IMG_1697295759388.jpg
Điển hình của cặp vợ chồng nhà giàu, lại còn nghiêm túc. Đài cát xét, Ti vi màu, Xe máy Simson. Nhà một trai, một gái .
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,614
Động cơ
130,379 Mã lực
Xe tăng M24 Chaffee của Pháp diễu binh trên đường phố Hà Nôi 7/1951. Đây là xe tăng của Mỹ viện trợ cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương. Trong trận Điện Biên Phủ Pháp có 10 chiếc này nhưng bị hạ 8 chiếc hiện nằm rải rác trong các khu di tích ở ĐBP. Kết thúc trận này có 2 chiếc còn chạy được bộ đội ta lái trong lễ diễu binh mừng chiến thắng.

33cba888-ed22-4f86-89da-6c54cb2c974e.jpeg


Cầu Long Biên tháng 5/1950
041b9d11-6557-46dd-87b0-5806c6e4f9f0.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,614
Động cơ
130,379 Mã lực
Một sĩ quan Pháp trên đường phố HN tháng 3/195.
Luôn tồn tại những cái nhìn trái ngược nhau về 1 con người. Cũng người sĩ quan này nếu như được đề cập đến trong cuộc chiến với Đức trong WW2 thì có thể được coi như 1 người anh hùng. Nhưng chỉ vài năm sau trong cuộc chiến Đông Dương thì lại là 1 tên thực dân xâm lược dã man.

eab62a9f-00e2-49fb-8e35-90d4d0df88ee.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,614
Động cơ
130,379 Mã lực
Ô tô tải quân sự của Pháp trên phà ở Bắc Ninh (trên) và Hưng Yên (dưới). Thời này phà vẫn di chuyển bằng sức người chống đẩy. Về sau đầu tư hơn thì có phà kéo tay, di chuyển bằng sức kéo của người đứng trên phà kéo sợ cáp căng ngay qua sông.
Khi em lớn rồi vẫn còn được đi trên những chiếc phà kéo tay này. Ví dụ Phà Mây trên đường từ Phú Bình Thái Nguyên sang Bắc Giang những năm 1990s vẫn còn phà kéo tay.

fbd132e2-0556-435a-a03a-6ca4ff8f9d0d.jpeg


a4a66ffc-1ea6-432a-9a32-50d15a2c4876.jpeg
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,009
Động cơ
203,413 Mã lực
Tuổi
44
Dạ

Tam Đảo giờ thành nơi du lịch cho du khách ít tiền ạ. Và như vậy, muốn đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp thì phải kéo được số đông lên. Càng đông thì càng trở thành rẻ tiền.
Doanh thu , cái mà từ đó sinh ra lợi nhuân đơn thuần nó chỉ là phép tính nhân giữa số lượng và đơn giá. Số lượng thì chỉ tăng được đến giới hạn nào đó trong khi những người chịu đơn giá cao họ đâu có nhòm ngó đến Tam Đảo nữa đâu.
Nên Tam Đảo, càng ngày càng nát thôi ạ

Tam Đảo cụ nên đi vào mùa đông. Bảo đảm rất vắng vẻ và yên tĩnh. :)):)):))
Ko có nhà nước đứng ra quy hoạch các điểm thăm quan du lịch, toàn để các ông đại gia, công ty bđs, du lịch mạnh mua đất, ôm lô rồi xây theo ý muốn. Thiết kế với tỷ lệ xây dựng thì lobby chạy chọt. Giờ lên Sapa, Tam Đảo, Đà lạt thấy xây dựng mỗi ông một kiểu, mạnh ai người ấy làm nên xem ra tính bền vững không có. Khi nhận thức con người về du lịch lên cao thì người ta sẽ không thích mấy cái lộn xộn bát nháo như vậy nữa.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,614
Động cơ
130,379 Mã lực
Chùm ảnh về xe quân sự của Pháp trong các chiến dịch với Việt Minh. Vũ khí và phương tiện chiến tranh của Pháp trong chiến tranh Đông Dương phần lớn là Mỹ nhượng lại từ kho vũ khí dư thừa của Mỹ sau WW2 bao gồm cả máy bay, xe tăng, ô tô, súng ống. Thực tế thì sau khi bị anh Le đánh bại thì Pháp chả còn gì nhiều.

Xe tải quân sự của Pháp trên một chiếc cầu dã chiến ở Hòa Bình 11/1950
9fc56566-a76f-4a3e-a000-886287b8a7c3.jpeg


Lính Pháp và ngựa thồ trên 1 con đường đang thi công dở dang ở ngoại ô Hà Nội 8/1951
b3d51c03-6c60-41ae-a927-21bdad35be89.jpeg


Xe vận tải của quân đội Pháp trên 1 con đường dọc sông (có lẽ là sông Đà) tại Hòa Bình 5/1950. Chiếc gần là loại cabin không có mui kiểu như là một chiếc GMC
2e27e69e-d9f3-479b-91b0-958c8a509340.jpeg


Đoàn xe quân sự Pháp tại Hà Nam 5/1950
28ac01e1-1377-4dfa-b191-cf739eb5f626.jpeg

2bc26712-5326-4056-95d7-83feac0e4837.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,614
Động cơ
130,379 Mã lực
Người Mường di tản bên đoàn xe của lính Pháp ở Vu Ban (Vụ Bản???) 11/1950. Nhìn trang phục thì đúng là người Mường còn Vu Ban thì có thể là Vụ Bản (thuộc Lạc Sơn Hòa Bình) chứ không phải Vụ Bản Nam Định.
b32e243a-d95a-41b2-bd36-7998fbdba0c6.jpeg


Cuộc di tản của các binh lính và người dân Mường 11/1950 gần Vụ Bản-Lạc Sơn.
Cũng như người Kinh hay Thái, Tày....... người dân Việt Nam nói chung giai đoạn này bị phân hóa. Một bộ phận theo Pháp và chính quyền Quốc gia Việt Nam do Pháp lập lên và rước Bảo Đại đang vật vờ bên Hồng Kông về làm Quốc trưởng.
cc30959a-00bc-40ef-81b2-615f247f026e.jpeg


7027874c-dbe9-4575-9298-e1975c64cff8.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,614
Động cơ
130,379 Mã lực
Đoàn xe quân sự của Pháp trên đường HN-LS 10/1950. Không nêu rõ ngày chụp nhưng nếu vào khoảng giữa tháng 10/1950 thì đây có lẽ là đoàn lính Pháp rút chạy về Hà Nội do thua liểng xiểng trong chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950. Chiến dịch này đích thân cụ Hồ ra trận.

963fac33-805b-4b12-809a-f96cb0cc4ea6.jpeg
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,896
Động cơ
1,333,350 Mã lực
Người Mường di tản bên đoàn xe của lính Pháp ở Vu Ban (Vụ Bản???) 11/1950. Nhìn trang phục thì đúng là người Mường còn Vu Ban thì có thể là Vụ Bản (thuộc Lạc Sơn Hòa Bình) chứ không phải Vụ Bản Nam Định.
Chính xác là Vụ Bản, thủ phủ huyện Lạc Sơn, cái nôi của Mường Vang, Hòa Bình có 4 vùng Mường lớn "Mường Bi (Tân Lạc) ,Mường Vang (Lạc Sơn), Mường Thàng (Cao Phong) và Mường Động (Kim Bôi)”.
Khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, họ cũng muốn dựng người Mường thành một phe riêng có vua - Lang cun (giống như vua Mèo).
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,625
Động cơ
294,399 Mã lực
Thái Bình, Quỳnh Phụ, thửa ruộng đạt năng suất 12 tấn/ha, 196x

Ctac tuyên truyền tốt thật. Em dự mợ áo tím quần đen mình thon dáng cao ,chân trắng nõn nà kia thoát ly khỏi ruộng đồng lâu lắm rồi... dáng ấy là phải đưa về làm cb nguồn..
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,614
Động cơ
130,379 Mã lực
Đoàn xe của Pháp dọc sông "Đen" tháng 11/1950. Trên trời máy bay trinh sát đang quần thảo. Em không rõ sông Đen (Rivière Noire) là sông nào ở miền Bắc.

36b4d607-0e42-4db0-b50e-6325ce99a42e.jpeg



Chú thích ảnh là: Người Mường ở Thái Nguyên 7/1951. Nhìn trang phục thì có thể nhưng người Mường ở Thái Nguyên thì ít nghe thấy.

402c8046-6ff8-49d5-9a04-ccd11b35f403.jpeg


Người Mường tị nạn ở "Ben Dong"-Thái Nguyên tháng 11/1950. Cụ nào có thông tin về sự kiện này xin chia sẻ ạ. Em chưa lý giải vì năm 50 mình mới chỉ đánh chiến dịch Biên giới mạn Cao Bằng-Lạng Sơn, vùng này rất ít người Mường nên chưa rõ lí do tản cư của họ, mà lại về tận Thái Nguyên.

16e9b0ba-24bf-45dc-a915-6dd03892d114.jpeg
 

Mainoel

Xe hơi
Biển số
OF-23110
Ngày cấp bằng
29/10/08
Số km
101
Động cơ
497,563 Mã lực
Đoàn xe của Pháp dọc sông "Đen" tháng 11/1950. Trên trời máy bay trinh sát đang quần thảo. Em không rõ sông Đen (Rivière Noire) là sông nào ở miền Bắc.

36b4d607-0e42-4db0-b50e-6325ce99a42e.jpeg



Chú thích ảnh là: Người Mường ở Thái Nguyên 7/1951. Nhìn trang phục thì có thể nhưng người Mường ở Thái Nguyên thì ít nghe thấy.

402c8046-6ff8-49d5-9a04-ccd11b35f403.jpeg


Người Mường tị nạn ở "Ben Dong"-Thái Nguyên tháng 11/1950. Cụ nào có thông tin về sự kiện này xin chia sẻ ạ. Em chưa lý giải vì năm 50 mình mới chỉ đánh chiến dịch Biên giới mạn Cao Bằng-Lạng Sơn, vùng này rất ít người Mường nên chưa rõ lí do tản cư của họ, mà lại về tận Thái Nguyên.

16e9b0ba-24bf-45dc-a915-6dd03892d114.jpeg
Sông Đen là sông Đà bác ạ, chi tiết này cụ Nguyễn Tuân có nhắc đến trong Người lái đò sông Đà: "Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra rồi đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ".
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top