- Biển số
- OF-482877
- Ngày cấp bằng
- 9/1/17
- Số km
- 3,995
- Động cơ
- 255,800 Mã lực
Thôi các cụ đừng bàn nhà nước nữa nhỡ lại mát thớt đang xem lịch sử hay
Nghĩ mà buồn. Nói đâu xa cái HN bây giờ làm sao mà sửa lại được khi đã sai rồi. Chắc chuyển thủ đô lên Bavi hoặc về Thanh Hóa làm mới như Indo xây mới thủ đô thì mới văn minh được.Nhà nước cả đấy chứ cụ. Nhà nước không cho phép trong và ngoài ngoặc kép thì muốn xây cái chuồng gà cũng không được. Cụ nào làm BĐS chả biết cái chiêu qui hoạch rồi điều chỉnh quy hoạch.
Cái qui hoạch không hợp lý đã làm cho lộn xộn rồi nhưng cái điều chỉnh quy hoạch nó mới làm cho đô thị nát như tương bần.
Điển hình của cặp vợ chồng nhà giàu, lại còn nghiêm túc. Đài cát xét, Ti vi màu, Xe máy Simson. Nhà một trai, một gái .Một bức ảnh phát ra mùi tiền và tiếng leng keng của vàng những năm 80, đầu 90.
Tam Đảo cụ nên đi vào mùa đông. Bảo đảm rất vắng vẻ và yên tĩnh.
Ko có nhà nước đứng ra quy hoạch các điểm thăm quan du lịch, toàn để các ông đại gia, công ty bđs, du lịch mạnh mua đất, ôm lô rồi xây theo ý muốn. Thiết kế với tỷ lệ xây dựng thì lobby chạy chọt. Giờ lên Sapa, Tam Đảo, Đà lạt thấy xây dựng mỗi ông một kiểu, mạnh ai người ấy làm nên xem ra tính bền vững không có. Khi nhận thức con người về du lịch lên cao thì người ta sẽ không thích mấy cái lộn xộn bát nháo như vậy nữa.
dịch chuẩn là " Chiến dịch truy quét/ săn lùng Đề Thám" có thể đây là ảnh của phóng viên đi theo sự kiện này.Ý em nói là cái câu chống lại kia bác ạ,
Chính xác là Vụ Bản, thủ phủ huyện Lạc Sơn, cái nôi của Mường Vang, Hòa Bình có 4 vùng Mường lớn "Mường Bi (Tân Lạc) ,Mường Vang (Lạc Sơn), Mường Thàng (Cao Phong) và Mường Động (Kim Bôi)”.Người Mường di tản bên đoàn xe của lính Pháp ở Vu Ban (Vụ Bản???) 11/1950. Nhìn trang phục thì đúng là người Mường còn Vu Ban thì có thể là Vụ Bản (thuộc Lạc Sơn Hòa Bình) chứ không phải Vụ Bản Nam Định.
Ctac tuyên truyền tốt thật. Em dự mợ áo tím quần đen mình thon dáng cao ,chân trắng nõn nà kia thoát ly khỏi ruộng đồng lâu lắm rồi... dáng ấy là phải đưa về làm cb nguồn..Thái Bình, Quỳnh Phụ, thửa ruộng đạt năng suất 12 tấn/ha, 196x
Sông Đen là sông Đà bác ạ, chi tiết này cụ Nguyễn Tuân có nhắc đến trong Người lái đò sông Đà: "Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra rồi đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ".Đoàn xe của Pháp dọc sông "Đen" tháng 11/1950. Trên trời máy bay trinh sát đang quần thảo. Em không rõ sông Đen (Rivière Noire) là sông nào ở miền Bắc.
Chú thích ảnh là: Người Mường ở Thái Nguyên 7/1951. Nhìn trang phục thì có thể nhưng người Mường ở Thái Nguyên thì ít nghe thấy.
Người Mường tị nạn ở "Ben Dong"-Thái Nguyên tháng 11/1950. Cụ nào có thông tin về sự kiện này xin chia sẻ ạ. Em chưa lý giải vì năm 50 mình mới chỉ đánh chiến dịch Biên giới mạn Cao Bằng-Lạng Sơn, vùng này rất ít người Mường nên chưa rõ lí do tản cư của họ, mà lại về tận Thái Nguyên.
À vậy. Cám ơn cụ. Bọn Pháp này cũng quái chiêu phết. Đến ngự ở một vùng đất có cả nghìn năm văn hóa rồi mà nó vẫn áp văn hóa nó vào để đồng hóa. Như cái phố phường Thăng Long Hà Nội này có tên tuổi bao nhiêu năm mà cũng áp tên tây vào.Sông Đen là sông Đà bác ạ, chi tiết này cụ Nguyễn Tuân có nhắc đến trong Người lái đò sông Đà: "Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ra rồi đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ".