Thành Bắc Ninh, khoảng 1900.
Từ 1832, vua Minh Mạng cho xây dựng các công trình phòng thủ quân sự, các tòa thành ở các tỉnh như: Hà Nội, Sơn Tây, Bắc Ninh, Nam Định....với kiến thức rất giống nhau, đều có thành cao, hào sâu, vọng lâu cột cờ cao.
Đóng quân trong thành và chỉ huy đều là các quan binh từ miền Trung, miền Nam ra đóng quân, chỉ huy, người miền Bắc hầu như không góp mặt.
Lúc đầu, thành Bắc Ninh chỉ được đắp bằng đất, cho tới năm Minh Mạng thứ 6 [1825], thành được xây lại bằng đá ong và cuối cùng xây lại bằng gạch vào thời Thiệu Trị [1841]. Thành xây tại chỗ giáp giới của 3 xã thuộc 3 huyện là Đỗ Xá [huyện Võ Giàng], Khúc Toại [huyện Yên Phong] và Lỗi Đình [huyện Tiên Du].
Thành Bắc Ninh được xây dựng theo đồ án "hình sáu cạnh" chu vi 532 trượng 3 thước 2 tấc. Tường gạch cao 9 thước. Xung quanh có hào rộng 4 trượng sâu 5 thước. Thành có 4 cửa mỗi cửa đều có cầu đi qua hào. Ở sáu góc thành đều có pháo đài nhô ra ngoài, theo kiểu dáng điển hình Vauban. Đây rõ ràng là một thành lớn sau thành Hà Nội.
Đến thời Tự Đức, sau khi ký hiệp ước Nhâm Tuất, quân triều đình Huế gần như rút hết, đóng quân trong thành là quân Thanh do nhà Nguyễn cầu viện, cùng quân Cờ Đen, do Từ Diên Húc, Hoàng Quế Lan, Triệu Ốc...số quân Thanh đóng ở đây chừng 10.000 quân.