Bia tiến sĩ Văn Miếu, ảnh chụp 1905-1906 của sĩ quan Pháp Edgar Imbert.
Ảnh chụp khá nét, vẫn còn nhìn thấy và đọc được tên, quê quán của các cụ, cũng như thứ bậc đỗ đạt.
Dòng chữ to:
Long Đức nhị niên Quý Sửu khoa Tiến sĩ đề danh bia [ năm 1733, niên hiệu Long Đức là của vua Lê Thuần Tông].
Khoa thi này không có cụ nào đỗ Trạng Nguyên.
Hàng trên, đọc từ phải qua trái là các cụ:
1. Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh:
NHỮ TRỌNG ĐÀI, người xã Hoạch Trạch huyện Đường An, Giáo thụ [ Bảng Nhãn]
Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân:
2. TRẦN TRỌNG LIÊU, người xã Văn Giáp huyện Thượng Phúc, Huấn đạo [Thám Hoa]
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân:
3. NGUYỄN KỲ NHẬM ,người xã Lê Xá huyện Chương Đức, Nho sinh trúng thức.
4. VŨ ĐÌNH DUNG, người phường Thịnh Quang huyện Quảng Đức, nguyên quán xã Phùng Xá huyện Thạch Thất, Viên ngoại lang.
5. NGUYỄN TUỆ, người xã Tiên Điền huyện Nghi Xuân, Tri huyện.
6. TRẦN HIỀN, người xã Vân Canh huyện Từ Liêm, Điển hàn.
7. NGHIÊM BÁ ĐĨNH, người xã Tây Mỗ huyện Từ Liêm, Tự thừa.
Hàng thứ 2 gồm có các cụ:
1. NGUYỄN HỒ QUÝNH, đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, người phường Thịnh Quang huyện Quảng Đức, Nho sinh trúng thức [Thám Hoa]
2. TRẦN CÔNG HÂN, người xã Cổ Am huyện Vĩnh Lại, Tri huyện.
3. NGUYỄN BÁ QUÝNH, người xã Hoa Lâm huyện Nam Đường, Nho sinh trúng thức.
4. TRẦN ĐỒNG, người xã Đan Phượng Thượng huyện Đan Phượng, Sinh đồ.
5. TRƯƠNG NGUYỄN ĐIỀU, người xã Xuân Canh huyện Đông Ngàn, trú quán xã Hàn Lạc huyện Gia Lâm, Lang trung.
6. TRẦN DANH TIÊU, người xã Yên Sở huyện Đan Phượng, Sinh đồ.
Hàng thứ 3 là các cụ:
1. PHAN NHƯ KHUÊ , người xã Yên Trung huyện La Sơn, Viên ngoại lang.
2. TRẦN MÔ, người xã Di Ái huyện Đan Phượng, Giám sinh.
3. ĐỖ THÀNH DOÃN, người xã Lan Xuyên huyện Đông Yên, Nho sinh trúng thức.
4. NGUYỄN HÀNH [hoặc Hạng] người xã Nguyệt Áo huyện La Sơn, Giám sinh.
5. NGUYỄN HUY THUẬT, người xã Phú Thị huyện Gia Lâm, Điển bạ.
Qua đây, có thể thấy là thi cử xưa khá nghiêm túc, không đạt trình độ ấy, thì không lấy đỗ, rất nhiều khoa thi không có cụ nào đỗ Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa.
Khoa cử thời Lê có thoáng hơn thời Nguyễn, đó là các thí sinh từ Sính Đồ [Tú Tài], tức là đã đỗ 3 kỳ thi Hương, vẫn tham dự được, thời Nguyễn cấm.
Các cụ làm quan, nếu cảm thấy tài học của mình ổn, vẫn dự thi bình thường. Trong khóa này có nhiều cụ đang làm quan khá to vẫn đi thi lấy danh. Thời Nguyễn, đã làm quan là cấm thi.
Người Việt không có chữ đệm ở tên là Văn như nhiều như bây giờ. Tên đệm Văn thực ra xuất hiện nhiều từ thời Nguyễn thôi.