[Funland] Ảnh phục chế màu về Việt Nam.

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,612
Động cơ
130,391 Mã lực
Những cậu bé đang chơi đùa. Có vẻ một vùng núi-trung du phía bắc
dcea8b8e-0b1b-4259-834c-8d3f929ef033.jpeg


Một cụ đi săn cá bằng chiếc nỏ (ná)
85bec3ec-a3d7-4ea8-a578-88d8502cbd43.jpeg
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,602
Động cơ
293,687 Mã lực
Hai cụ chăn trâu. Chắc là 2 chị em. Cụ chị có cái nón mê. Chiếc nón này mang đi chăn trâu là rất đa dụng. Ngoài việc che mưa nắng còn dùng múc nước uống, tát vét khi cần, đựng cá tép, rau cỏ nhặt ngoài đồng, quạt mát....

6b83f106-8cd8-427b-ac03-db97c137a811.jpeg


Một cụ tộc trưởng người Êđê ở Ban Mê Thuột, 1952. Thần thái rất ngon lành
34d81bf3-f1dd-451d-abc5-0d1ee948101f.jpeg
Ái chà. Cụ này đẹp trai phong độ như 1 diễn viên cụ ạ.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,612
Động cơ
130,391 Mã lực
Gánh mủ cao su.
Xưa các chủ đồn điền cao su của Pháp thường tuyển mộ người lao động phía bắc vào nam và tây nguyên để trồng cao su. Dân gian vẫn gọi là đi Phu. Điển hình như con trai Lão Hạc trong chuyện của Nam Cao.
Rừng thiêng, nước độc, điều kiện lao động, ăn ở khắc nghiệt nên phu đồn điền ốm, chết nhiều. Nên có bài ca dao:

Cao su đi dễ khó về,
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo.
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi mất vợ, khi về mất con.
Cao su xanh tốt lạ đời,
Mỗi cây bón một xác người công nhân.
Có đi mới biết Mê Kông,
Có đi mới biết thân ông thế này.
Mê Kông chôn xác hàng ngày,
Có đi mới biết bàn tay xu Bào


5b3b1ab0-f393-448a-a661-8237326da12a.jpeg
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,602
Động cơ
293,687 Mã lực
Một cụ nông dân trung niên. Vẫn chiếc nón mê.
Thật ra việc chiếc nón rách cũng không phải là do quá nghèo. Mà nó được dung vào nhiều việc trong lao động nên rách te tua chỉ sau 1 thời gian ngắn và bà con cũng chẳng buồn thay. Khi có việc đám thứ là họ vẫn có 1 chiếc lành lặn để đội.
Ông Raymond này gọi là Nghệ sĩ nhiếp ảnh thì đúng hơn vì các bức ảnh ông ấy chụp rất có ý đồ chứ không hoàn toàn là ảnh thời sự.
bef84609-3147-4f94-9d85-27500c8ce5d8.jpeg


Một ông cụ cho chim bồ câu ăn đồ ăn trên tay.
6184aff9-1853-449b-a599-5ad55823faea.jpeg
Cụ này cũng đẹp . Trông cc xưa vẻ đẹp nam tính, không bóng mượt trắng nhẵn như giờ . Đường nét và khối cơ gân rất rõ ràng.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,612
Động cơ
130,391 Mã lực
Ái chà. Cụ này đẹp trai phong độ như 1 diễn viên cụ ạ.
Đàn ông người Thượng, con cháu của Đăm San, người đã từng đi bắt Nữ thần Mặt trời mà cụ. Cường tráng, phong độ lắm chứ.
Giờ nhiều cụ rượu nhiều quá nên nhìn Nữ thần mặt trời từ 1 thành 2 cả ngày.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,602
Động cơ
293,687 Mã lực
Đàn ông người Thượng, con cháu của Đăm San, người đã từng đi bắt Nữ thần Mặt trời mà cụ. Cường tráng, phong độ lắm chứ.
Giờ nhiều cụ rượu nhiều quá nên nhìn Nữ thần mặt trời từ 1 thành 2 cả ngày.
Nhìn cụ hâu duệ ngon dai thế này thì em dự nữ thần mặt trời xắn váy đuổi vồ cụ Đăm San ấy chứ 🤣
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,612
Động cơ
130,391 Mã lực
Cụ cháu dắt cụ ông bị mù đi trên bãi biển ở Nha Trang.
Nhìn số hiệu thuyền và núi đá thì có vẻ hợp lý là Nha Trang. Nhưng trang phục của cụ ông với chiếc áo len thì em lại thấy cấn cấn vì ở Nha Trang thì áo len là không phổ biến do thời tiết ấm quanh năm.
Cũng có thể đây là người Bắc di cư ở thời điểm 1954 nhưng ảnh không chú thích thời điểm chụp.

eb597b94-4377-449c-a897-87da37e42797.jpeg


Không ảnh 1 ngã 3 sông ở miền bắc Việt Nam tầm 1950s
Ảnh không có chú thích địa điểm nhưng em biết gần như chắc chắn 100% đây là ở Lũng Pô. Nơi sông Hồng đổ vào Việt Nam vì nơi này em lọ mọ đi 1 số lần.
Ngã 3 sông là nơi suối Lũng Pô đổ vào sông Hồng. Bây giờ gần đó bên kia TQ có 1 cái thủy điện với đường ống dẫn nước rất cao và dài.'


aa43db2e-2abd-431c-aaf6-a51c7e8601a0.jpeg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lạng Sơn, tháng 9 năm 1940.
Quân đội Đế quốc Nhật Bản tiến quân vào Việt Nam.
Tại sao Nhật Bản vào Đông Dương?
Lúc này, chính quyền Pháp trên danh nghĩa là chính quyền Vinchy, hợp tác với Đức Quốc xã, nên Nhật Bản coi chính quyền Pháp ở Đông Dương là ...đồng minh.
Đại diện Nhật Bản đến Đông Dương, nói cùng hợp tác để chống lại quân Mỹ, quân Quốc Dân đảng, nên cần căn cứ để tấn công TQ, rồi tấn công Miến Điện.
Pháp dù muốn dù không cũng phải đồng ý, vì Đức ép chính quốc, chính quốc ép chính quyền thuộc địa.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,390
Động cơ
407,207 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Những cậu bé đang chơi đùa. Có vẻ một vùng núi-trung du phía bắc
dcea8b8e-0b1b-4259-834c-8d3f929ef033.jpeg
Người đàn ông áo trắng như lạc từ thời gian khác vào bức ảnh, vì cả vẻ mặt và quần áo đều rất hiện đại. Bảo 2023 cũng được luôn.
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
Cụ cháu dắt cụ ông bị mù đi trên bãi biển ở Nha Trang.
Nhìn số hiệu thuyền và núi đá thì có vẻ hợp lý là Nha Trang. Nhưng trang phục của cụ ông với chiếc áo len thì em lại thấy cấn cấn vì ở Nha Trang thì áo len là không phổ biến do thời tiết ấm quanh năm.
Cũng có thể đây là người Bắc di cư ở thời điểm 1954 nhưng ảnh không chú thích thời điểm chụp.

eb597b94-4377-449c-a897-87da37e42797.jpeg


Không ảnh 1 ngã 3 sông ở miền bắc Việt Nam tầm 1950s
Ảnh không có chú thích địa điểm nhưng em biết gần như chắc chắn 100% đây là ở Lũng Pô. Nơi sông Hồng đổ vào Việt Nam vì nơi này em lọ mọ đi 1 số lần.
Ngã 3 sông là nơi suối Lũng Pô đổ vào sông Hồng. Bây giờ gần đó bên kia TQ có 1 cái thủy điện với đường ống dẫn nước rất cao và dài.'


aa43db2e-2abd-431c-aaf6-a51c7e8601a0.jpeg
Ảnh đẹp quá cụ ơi
 

phucnhan21

Xe tải
Biển số
OF-838138
Ngày cấp bằng
3/8/23
Số km
370
Động cơ
3,287 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Yên Mỹ - Hưng Yên
Lạng Sơn, tháng 9 năm 1940.
Quân đội Đế quốc Nhật Bản tiến quân vào Việt Nam.
Tại sao Nhật Bản vào Đông Dương?
Lúc này, chính quyền Pháp trên danh nghĩa là chính quyền Vinchy, hợp tác với Đức Quốc xã, nên Nhật Bản coi chính quyền Pháp ở Đông Dương là ...đồng minh.
Đại diện Nhật Bản đến Đông Dương, nói cùng hợp tác để chống lại quân Mỹ, quân Quốc Dân đảng, nên cần căn cứ để tấn công TQ, rồi tấn công Miến Điện.
Pháp dù muốn dù không cũng phải đồng ý, vì Đức ép chính quốc, chính quốc ép chính quyền thuộc địa.
Một cổ mấy tròng, nhân dân đói khổ,chỉ vài năm sau là nạn đói 1945 do lũ đế quốc gây ra
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quân Nhật Bản hành quân về Hải Phòng, tháng 9 năm 1940.

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các cô gái dân tộc Thái, và cả một cô người Kinh, tham dự cuộc thi sắc đẹp các dân tộc tại Lào Cai, 1936.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh chụp chợ Án Lại, Cao Bằng, năm 1902.
Chợ Án Lại tọa lạc tại xã Nguyễn Huệ, Huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng không chỉ là nơi mua bán hàng tuần mà còn là điểm hẹn để gặp gỡ và trò chuyện của đồng bào dân tộc.
Cứ 5 ngày lại có một phiên họp chợ, thường rơi vào các ngày mùng 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hằng tháng. Lợn quay là một món đặc sản được chế biến và bán ngay tại chợ.
Ở Án Lại người bán không nói thách, thuận mua thì vừa bán. Và dù mua được hay không, kẻ bán, người mua đều rất vui vẻ và nhẹ nhàng. Nhiều người đi chợ như một thói quen, để gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cao Bằng, năm 1902, chợ phiên Nguyên Bình.
Chợ ở huyện Nguyên Bình, là chợ vùng cao có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống với những phong tục, tập quán độc đáo, cũng chính vì vậy, phiên chợ vùng cao nơi đây hội tụ những nét văn hoá truyền thống đặc sắc.
Chợ Nguyên Bình được tổ chức vào các ngày mùng 3, 8, 13, 18, 23 và 28 âm lịch hằng tháng. Như nhiều chợ vùng cao ở các địa phương khác trong tỉnh, 5 ngày mới có một phiên, nên vào ngày chợ Nguyên Bình, nhân dân các dân tộc đến chợ rất đông.
Chợ phiên Nguyên Bình hiện nay là điểm du lịch hấp dẫn mỗi khi du khách đến Cao Bằng.

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Marchands de tissus de coton à Bao-Binh, près de la frontière chinoise. Haut Tonkin, en 1902.
Bao Binh? Cao Bằng, gần biên giới Trung Quốc, những người buôn bông vải, năm 1902.
Em chưa tìm được địa điểm Bao Bình ở đâu?

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chơi cờ người ở gần đền Kỳ Sầm, Cao Bằng, năm 1902.
Đền Kỳ Sầm nằm ở Bản Ngần, xã Vĩnh Quang, cách trung tâm Thành phố Cao Bằng khoảng 5 km.
Đền Kỳ Sầm thờ Khâu Sầm Đại Vương Nùng Trí Cao [1025 - 1055], người dân tộc Tày, một nhân vật có liên quan đến sự nghiệp giữ nước thời Lý [vua Lý Thái Tông]. Nùng Trí Cao là con của thủ lĩnh Nùng Tồn Phúc và bà A Nùng.
Về Nùng Trí Cao, các cụ đọc bản dịch củ em sẽ rõ hơn.
Sau khi ông mất, có sắc phong làm Khâu Sầm Đại Vương và cho lập đền thờ.
Hội đền Kỳ Sầm diễn ra vào ngày 25 tháng 2 [mùng 10 tháng Giêng âm lịch], thu hút nhiều du khách về thăm đền.

 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,612
Động cơ
130,391 Mã lực
Một bà cụ và đứa cháu bên gánh hàng quà vặt đầu thế kỷ 20 ở miền Bắc. Cụ bà đội khăn che thấp xuống mắt có thể là hậu quả của những đợt đau mắt hột dẫn đến viêm xước giác mạc, trong ánh sáng mạnh có thể gây chói mắt, khó chịu.
Có thể thấy cụ bán khoai lang, dứa (thơm) và 1 số đồ ăn vặt như kẹo bột trong những chiếc lọ thủy tinh.
Đặc biệt là chú thích tấm postcard có chữ quốc ngữ. Có thể nói lúc này chữ quốc ngữ đã khá phổ biến.
2 chiếc bát tô bên phải như là ốc luộc
39427e07-1f82-44e3-8ae0-74aa5fadd75c.jpeg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,612
Động cơ
130,391 Mã lực
Một lá đơn thưa kiện vào ngày 18/10/1896 bằng chữ quốc ngữ nhưng chữ ký của nguyên đơn là chữ nho nên chắc chắn đơn được viết bởi 1 người viết thuê. Dấu triện và bút phê của những người thụ lý hồ sơ rất cẩn thận. Theo nội dung đơn thì người bị kiện đang nợ nguyên đơn tới 219 giạ lúa (4,3-4,8 tấn). Một con số cực lớn nếu như đối với 1 hộ nông dân.
Không rõ Tổng Thạch An này bây giờ thuộc nơi nào. Ở Cao Bằng có 1 huyện là Thạch An nhưng đơn vị giạ lúa thì được dùng nhiều ở vùng Nam kỳ Lục tỉnh.
Con cháu các cụ này nếu nhận ra tổ tiên của mình có thể theo dõi tiếp vụ kiện đã ngã ngũ chưa để tiếp tục đòi nhé.

20722-e732864f9833e1b34b8a64eb6d742e5f-ohaytv.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top