- Biển số
- OF-80119
- Ngày cấp bằng
- 14/12/10
- Số km
- 1,795
- Động cơ
- 464,908 Mã lực
Chủ đề nóng, em xin căn hóng hớt, em mong siết sớm để có cơ hội sở hữu căn nhà mảnh đất ạ.
Bán đất cho ai? Tiền ở đâu mua đất?Nó đạp phanh BĐS vì chính sách thịnh vượng chung, lấy của người giàu chia cho người nghèo do nó đã rất giàu rồi, ko cần bán đất nữa.
VN đã giàu như nó chưa mà mơ?
BDS sụt thì kéo nhau xuống hố à?
Bán đất cho ai? Tiền ở đâu mua đất?
Đất và tiền đều trong tay đầy tớBán đất cho ai? Tiền ở đâu mua đất?
Nhưng quan trọng là tới lúc đó thì tài nguyên đã đào xúc múc bán xong, năng lực sản xuất gần như = 0 vì có chịu đầu tư phát triển đâu mà đòi có. KHCN thì chả có nền tảng vì người người, nhà nhà đi buôn đất cho nhanh giàu, ngu gì nghiên cứu KHCN khi chỉ cần mua mảnh đất hay căn hộ để đó, đợi thằng đến sau trả giá cao hơn thì bán cho nó là xong. Easy money! Tiền thằng đến sau kiếm từ đâu ra để mua đất thì iem ko biết nhaĐất và tiền đều trong tay đầy tớ
Ông chủ Dân chỉ có sức lao động và tiết kiệm
Thế thì đầy tớ sẽ sử dụng đất và tiền làm cho ông chủ ra sức lao động để tiết kiệm mua đất
Sau khi đã bán hết đất thì sẽ mời ông chủ đóng thuế sở hữu.
Chính xác cụ ơi.....
Viễn cảnh lúc đó sẽ là xuất khẩu đội ngũ sale BĐS với cò đất hùng hậu đi khắp thế giới chăng
Lúc đấy có khi phân lô trên sao hỏa rồiVN đi sau thì phải tầm 20-30 năm nữa Lúc đấy chắc đếch gì còn sống mà lo xa thế
Tụi Tàu sang bên đó mua nhà ko cần xem hướng vì kiểu gì cũng sẽ đập đi làm lại cho hạp phong thủy kiểu Tàu, giá hầu như ko mặc cả mấy, tiền chuyển đủ trong 1 nốt nhạc. Vancouver giờ mệnh danh là HongKouver roàiChính xác cụ ơi
Đất ở Ca tăng giá do dân Tàu di cư đó, dân bản xứ vốn không quan tâm sở hữu nhà mà chỉ đi thuê giờ kêu quá
Thì giờ tàu nó đang đòi mặt trăng mí sao hỏa mí nga mí mỹ rồi còn gì hở cụLúc đấy có khi phân lô trên sao hỏa rồi
Giá giảm do thị bọn to nó vỡ thôi, CQ vẫn cắt bán thu tiền. Vin mà đứt fast fail thì không khác nó mấy !Anh Tập béo chấp nhận chịu đau để không còn bị các tỉ phú BĐS bắt làm con tin nữa. Còn ở đâu đó liệu có làm theo không nhỉ?
Bất động sản kéo tăng trưởng Trung Quốc về thập niên 90 - VnExpress Kinh doanh
Bất động sản kéo tăng trưởng Trung Quốc về thập niên 90
Kinh tế tăng chậm lại là cái giá mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẵn sàng trả để giảm phụ thuộc vào bất động sản.
Việc Bắc Kinh siết quản lý mảng bất động sản sẽ còn kéo dài sang năm sau và lâu hơn nữa. Đây là lý do khiến hàng loạt ngân hàng như Goldman Sachs Group, Nomura Holdings và Barclays hạ dự báo tăng trưởng của nước này năm 2022 về dưới 5%. Không tính năm ngoái, thì đây sẽ là tốc độ chậm nhất trong hơn 3 thập kỷ.
Đây là bước lùi lớn so với tốc độ tăng trưởng gần 7% trước đại dịch. Vì Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhì thế giới, việc này cũng đồng nghĩa nhu cầu với hàng hóa nhiều nước, từ Australia đến Indonesia, sẽ đi xuống. Trung Quốc cũng là thị trường tiêu dùng quan trọng với các công ty đa quốc gia như Apple hay Volkswagen.
Các nhà kinh tế học đang ngày càng nhận ra giới chức Trung Quốc thực sự nghiêm túc khi hồi đầu năm cam kết không dùng bất động sản để thúc đẩy nền kinh tế như trước. Lãnh đạo Trung Quốc cho rằng dư cung nhà ở là mối đe dọa với ổn định kinh tế. Họ muốn dòng tiền đầu tư tập trung vào các lĩnh vực được ưu tiên như sản xuất công nghệ cao, thay vì xây nhà.
Một dự án chung cư đang xây dựng ở Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
"Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng lĩnh vực bất động sản đang quá lớn", Chen Long – nhà kinh tế học tại Plenum cho biết, "Ông ấy đích thân tham gia vào các chính sách bất động sản. Vì thế, các bộ không dám nới lỏng chính sách khi chưa được phép".
Rob Subbaraman – kinh tế trưởng của Nomura ước tính tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc năm tới sẽ chậm lại, chỉ còn 4,3%. Năm nay, tốc độ đó có thể vào khoảng 7,1%. Việc này "sẽ trực tiếp giảm tăng trưởng GDP toàn cầu thêm 0,5%". "Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh tăng trưởng ngắn hạn để ổn định trong dài hạn", ông nói.
Tiêu dùng yếu là một yếu tố khác kéo tụt nền kinh tế. Trung Quốc vẫn áp dụng các chính sách phong tỏa nghiêm ngặt, khiến tiêu dùng giảm sút và các doanh nghiệp phải đóng cửa.
"Trong trường hợp chính sách zero Covid tại Trung Quốc kéo dài, hoặc lĩnh vực bất động sản giảm mạnh hơn, tăng trưởng GDP năm 2022 có thể giảm về 4%", Tao Wang – kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại UBS nhận định.
Bất động sản đang là dấu hỏi lớn về kinh tế Trung Quốc, do có quy mô khổng lồ với hơn 900 triệu m2 căn hộ được xây mới mỗi năm. Các nhà kinh tế học ước tính khoản đầu tư này, cộng với các ngành liên quan như sản xuất sắt, thép, đóng góp 20% - 25% GDP Trung Quốc. Vì thế, bất kỳ sự suy giảm nào trong lĩnh vực này cũng sẽ tạo ra khoảng trống trong nền kinh tế mà không ngành nào bù đắp được.
"Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc là thách thức lớn với kinh tế toàn cầu, do nó có thể là rào cản lớn nhất với kinh tế Trung Quốc năm tới", Larry Hu – kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại Macquarie Group cho biết.
Xây dựng bất động sản đã giúp kinh tế Trung Quốc hồi phục theo hình chữ V sau đại dịch. Tuy nhiên, lĩnh vực này đang dần co lại từ mùa hè, sau khi bị Bắc Kinh siết tín dụng, khiến hàng loạt hãng bất động sản, như Evergrande Group suýt vỡ nợ.
Các hãng địa ốc lấy tài chính chủ yếu từ việc bán nhà cho các gia đình trước khi bắt đầu xây. Việc cho vay thế chấp giảm, cũng như tâm lý bi quan của các hộ gia đình về thị trường bất động sản đã khiến doanh số bán nhà lao dốc.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tháng trước thông báo cho vay thế chấp tăng nhẹ trong tháng 10. "Chính phủ không vội kích thích", Rosealea Yao tại Gavekal Dragonomics cho biết. Thông báo gần đây của Bắc Kinh về việc thử nghiệm một loại thuế bất động sản nhằm giảm đầu cơ nhà cũng sẽ khiến doanh số đi xuống.
Kết quả là rất nhiều nhà phân tích dự báo số nhà xây mới giảm 10% năm tới. Tuy nhiên, vì Bắc Kinh lo ngại bất ổn xã hội nếu các công ty bất động sản không thể hoàn thành các dự án đã bán, giới chức sẽ đảm bảo các dự án dang dở được hoàn thành. Điều này cũng đồng nghĩa đầu tư vào bất đông sản có thể tiếp tục tăng năm tới, dù doanh số và nhà xây mới giảm.
Morgan Stanley dự báo đầu tư vào bất động sản năm tới giảm 2% - thấp hơn rất nhiều so với mức tiền đại dịch là 8%. Nhiều ngân hàng khác, như UBS, thì bi quan hơn, với mức dự báo là giảm 5%.
Việc sụt giảm này có thể kéo dài nhiều năm. Goldman Sachs dự báo lĩnh vực nhà ở sẽ làm giảm 1% tăng trưởng GDP Trung Quốc mỗi năm cho đến năm 2025.
Dù Bắc Kinh vẫn kiểm soát chặt thị trường bất động sản, đà suy giảm có thể có cơ chế tự điều chỉnh, khiến giới chức khó kiểm soát hơn và khiến tình hình thực tế bi quan hơn dự báo. Ví dụ, các hộ gia đình Trung Quốc có xu hướng tránh mua bất động sản khi giá giảm. Việc này có thể khiến doanh số càng lao dốc và giá càng đi xuống.
Nếu Bắc Kinh nghiêm túc trong việc giải quyết sự mất cân bằng trên thị trường bất động sản, việc này đòi hỏi "hoạt động xây dựng đình trệ nhiều năm và chắc chắn sẽ làm chậm lại nền kinh tế", Logan Wright của Rhodium Group cho biết, "Rất nhiều việc sẽ còn phụ thuộc vào Bắc Kinh làm gì trong vài tháng tới".
Ông chủ cày cuốc, đày tớ quản tiền !Đất và tiền đều trong tay đầy tớ
Ông chủ Dân chỉ có sức lao động và tiết kiệm
Thế thì đầy tớ sẽ sử dụng đất và tiền làm cho ông chủ ra sức lao động để tiết kiệm mua đất
Sau khi đã bán hết đất thì sẽ mời ông chủ đóng thuế sở hữu.
Nhiều làng nghề cũng đã biến mất khi giá đất tăng cao rồi Cụ ạ,Vâng
Như những vùng ven đô thôi.
Nhà nào họ có nghề phụ, mở xưởng thì họ vẫn giữ đất giữ vườn, giữ sân giữ ao lại. Họ ở khuôn viên rộng rãi thoáng mát. Thu nhập của họ, tiền giúp họ sinh sống là từ sản xuất kinh doanh...
Thằng bên cạnh nghề íu có, ngỗng thì không.
Lại há mồm đòi không được bán đất, lấy ông kí ra làm ví dụ.
Không bán đất thì đói há mồm.
Mệ, đúng là cái tư tưởng "thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào"
Cụ nói vậy làm em lại nhớ bài "Hà Nội những năm 2000" của nhạc sỹ Trần Tiến, lâu giờ không thấy ai hát cảÙ ôi, thế là VN trở thành nước giàu sớm hơn TQ hẳn 4 năm hả cụ?
Trên Youtube giờ bội thực cái qc của cái thằng lol chuyên gia Tiến với sờ lô gân là " Làm lụng cả đời không bằng tiền lời lô đất".Nhưng quan trọng là tới lúc đó thì tài nguyên đã đào xúc múc bán xong, năng lực sản xuất gần như = 0 vì có chịu đầu tư phát triển đâu mà đòi có. KHCN thì chả có nền tảng vì người người, nhà nhà đi buôn đất cho nhanh giàu, ngu gì nghiên cứu KHCN khi chỉ cần mua mảnh đất hay căn hộ để đó, đợi thằng đến sau trả giá cao hơn thì bán cho nó là xong. Easy money! Tiền thằng đến sau kiếm từ đâu ra để mua đất thì iem ko biết nha
Viễn cảnh lúc đó sẽ là xuất khẩu đội ngũ sale BĐS với cò đất hùng hậu đi khắp thế giới chăng
Làm đươc việc thu hồi đền bù đất nông nghiệp 250 triệu/ 1 sào làm đất đô thị thì ai ngán chứTrên Youtube giờ bội thực cái qc của cái thằng lol chuyên gia Tiến với sờ lô gân là " Làm lụng cả đời không bằng tiền lời lô đất".
Nghĩ nó ngán ngẩm.
E mua có chục mảnh mà còn són đái đây cụE vừa mua mấy chục mảnh dưỡng già. Đọc tin lo quá. Huhuu
Chắc toàn quan mua, chứ giờ đi đâu cũng nghe thấy đất với cát, nhà với cửa. Hỏi thì toàn dăm chục tỷ. Làm ăn chân chính đàng hoàng mọt đời không mua nổi căn nhà trú thân cụ ạ.Bán đất cho ai? Tiền ở đâu mua đất?