VOC 2012 hot quá nên em cũng lao theo vòng xoáy của nó, tập trung lực để choạch và pót thành ra không có chữ nào trong đầu để viết thêm cho cái thớt này.. Bây giờ em xin tiếp.
Có nhiều ng bạn đã hỏi em những câu hỏi đại loại như: làm thế nào để chụp đời thường đẹp hay chụp đời thường thì set up thông số thế nào… Về vấn đề này em xin phép không nêu ra ở đây vì đẹp hay không là do mình, ngoài ra việc nắm bắt và thiết lập các thông số chụp là thuộc khái niệm cơ bản khi mới bắt đầu nhảy vào hố vôi. Các bác có thể tham khảo ở rất nhiều trang web khác nhau hoặc tham gia một khóa học về nhiếp ảnh cơ bản.
6. Trọng điểm và đường mạnh trong ảnh đời thường
Như các cụ đã biết bố cục trong nhiếp ảnh cũng như trong hội họa thường hướng đến một tỉ lệ vàng đã được chuẩn mực hóa, đó là bố cục 1/3.
Em cũng xin không nhắc lại đến bố cục này mà đi vào các dạng trình bày khác nhau mà nếu các cụ để ý sẽ tạo cho bức ảnh những cái nhìn sinh động hơn. Em sẽ nhấn mạnh 1 cách ngắn gọn đến ý nghĩa của các đường nét trong nhiếp ảnh như sau:
• Đường chéo – sinh lực, chuyển động và gay cấn.
• Đường tụ - tạo chiều sâu (3 chiều).
• Đường cong – hiệu nghiệm khi chéo từ góc trái dưới.
Đường cong S: Trang nhã và sinh lực.
Đường cong C – hùng mạnh.
• Thẳng đứng – sức mạnh, quyền lực, luật lệ.
• Nằm ngang – yên tĩnh, thanh bình.
• Vòng tròn – trữ tình – mẹ bồng con.
• Tam giác – bi thảm.
Tùy theo ý đồ và ngữ cảnh tại thời điểm chụp mà các đường nói trên có thể sử dụng với những mục đích khác nhau. Ở tấm này có tác dụng như những đường dẫn nhưng ở những tấm ảnh khác, chúng lại là những đường nét tạo hình, đôi khi lại được sử dụng với mục đích bố cục tấm ảnh (chia bức ảnh thành những khung nhìn riêng hoặc chia đôi tấm ảnh theo đường chéo khung hình…).
Đường dẫn trong ảnh có rất nhiều dạng có tác dụng hướng cái nhìn đến chủ thể chính hoặc như 1 dạng của bố cục ảnh. Đường dẫn không chỉ đơn thuần đó là những đường thẳng nét liền, đó có thể là những đường cong (con đường, công trình kiến trúc…), những đường nét đứt (bóng đổ của các thanh đố hay họa tiết đứng của lan can, cầu thang, đường ray xe lửa…).
Những thanh giằng cầu Long Biên tác dụng như đường dẫn hướng vào 3 người đàn ông đang đi ở phía dưới - Ngày hè thích nhất là đi bơi (Ảnh vh_savatage)
Một dạng đường dẫn khác có tác dụng định hướng cho người xem hướng di chuyển của 2 người trong ảnh (Ảnh cụ Beanhue)
Những vạch kẻ đường cũng là đường dẫn - Nhà thờ Đức Bà (Ảnh cụ Beanhue)
Đường dẫn xoáy ốc - Feliz Navidad!! (Ảnh BaggyCat – Xóm nhiếp ảnh)
Bóng đổ của đường ray trượt tàu lượn trên cao ở Công viên Hồ Tây dẫn đến người câu cá (Ảnh vh_savatage)
Các đường thẳng còn có thể được dùng để tạo hình hoặc nhấn mạnh cho bức ảnh.
(Ảnh hoangminhtnvn)
Công nhân điện lực (Ảnh cụ Chinxeng hay còn gọi là Phèo)
Đường thẳng đứng chia đôi khung hình (Ảnh vh_savatage)
Cảm giác hút và chiều sâu của bức ảnh – Đường về nhà em (Ảnh cụ focus_S)
Đường cong được sử dụng khá nhiều trong ảnh phong cảnh. Trong ảnh đời thường việc bắt gặp những đường cong là không phải lúc nào cũng được, nó thường đòi hỏi người chụp phải chịu khó mò mẫm, tìm tòi địa điểm và sáng tạo trong góc chụp, đôi khi còn phải biết kiên nhẫn để đợi chờ và rình rập khoảnh khắc trong một khung hình đã được định sẵn.
Đường cong cũng có nhiều loại: đường cong chữ S, chữ C, dạng vòm, hình tròn, xoáy ốc…
Kết hợp đường thẳng và đường tròn – Mùa cà phê (Ảnh bác Minh Ngọc – Xóm nhiếp ảnh)
Thông thường khi bắt gặp những đường cong này, người chụp có thể sẽ phải kỳ công bỏ ra một khoảng thời gian khá lâu để đưa chúng vào khung hình và chờ đợi những chủ thể di chuyển vào trong khung hình để diễn đạt ý đồ của mình và tạo ra sự sống động cho bức ảnh. Ở Việt Nam, có thể dễ lấy được các đường này ở các vùng nông thôn hay làng nghề (như làng nghề làm hương, bánh đa, gốm…)
Ảnh sưu tầm
(Ảnh vh_savatage)
(Còn tiếp)
Có nhiều ng bạn đã hỏi em những câu hỏi đại loại như: làm thế nào để chụp đời thường đẹp hay chụp đời thường thì set up thông số thế nào… Về vấn đề này em xin phép không nêu ra ở đây vì đẹp hay không là do mình, ngoài ra việc nắm bắt và thiết lập các thông số chụp là thuộc khái niệm cơ bản khi mới bắt đầu nhảy vào hố vôi. Các bác có thể tham khảo ở rất nhiều trang web khác nhau hoặc tham gia một khóa học về nhiếp ảnh cơ bản.
6. Trọng điểm và đường mạnh trong ảnh đời thường
Như các cụ đã biết bố cục trong nhiếp ảnh cũng như trong hội họa thường hướng đến một tỉ lệ vàng đã được chuẩn mực hóa, đó là bố cục 1/3.
Em cũng xin không nhắc lại đến bố cục này mà đi vào các dạng trình bày khác nhau mà nếu các cụ để ý sẽ tạo cho bức ảnh những cái nhìn sinh động hơn. Em sẽ nhấn mạnh 1 cách ngắn gọn đến ý nghĩa của các đường nét trong nhiếp ảnh như sau:
• Đường chéo – sinh lực, chuyển động và gay cấn.
• Đường tụ - tạo chiều sâu (3 chiều).
• Đường cong – hiệu nghiệm khi chéo từ góc trái dưới.
Đường cong S: Trang nhã và sinh lực.
Đường cong C – hùng mạnh.
• Thẳng đứng – sức mạnh, quyền lực, luật lệ.
• Nằm ngang – yên tĩnh, thanh bình.
• Vòng tròn – trữ tình – mẹ bồng con.
• Tam giác – bi thảm.
Tùy theo ý đồ và ngữ cảnh tại thời điểm chụp mà các đường nói trên có thể sử dụng với những mục đích khác nhau. Ở tấm này có tác dụng như những đường dẫn nhưng ở những tấm ảnh khác, chúng lại là những đường nét tạo hình, đôi khi lại được sử dụng với mục đích bố cục tấm ảnh (chia bức ảnh thành những khung nhìn riêng hoặc chia đôi tấm ảnh theo đường chéo khung hình…).
Đường dẫn
Những thanh giằng cầu Long Biên tác dụng như đường dẫn hướng vào 3 người đàn ông đang đi ở phía dưới - Ngày hè thích nhất là đi bơi (Ảnh vh_savatage)
Những đường nếp trên tấm vải màu hướng về phía người bán - Ảnh ghi chép ở Cán Cấu (Ảnh cụ focus_S)
Một dạng đường dẫn khác có tác dụng định hướng cho người xem hướng di chuyển của 2 người trong ảnh (Ảnh cụ Beanhue)
Những vạch kẻ đường cũng là đường dẫn - Nhà thờ Đức Bà (Ảnh cụ Beanhue)
Đường dẫn xoáy ốc - Feliz Navidad!! (Ảnh BaggyCat – Xóm nhiếp ảnh)
Bóng đổ của đường ray trượt tàu lượn trên cao ở Công viên Hồ Tây dẫn đến người câu cá (Ảnh vh_savatage)
Các đường thẳng còn có thể được dùng để tạo hình hoặc nhấn mạnh cho bức ảnh.
(Ảnh hoangminhtnvn)
Công nhân điện lực (Ảnh cụ Chinxeng hay còn gọi là Phèo)
Đường thẳng đứng chia đôi khung hình (Ảnh vh_savatage)
Cảm giác hút và chiều sâu của bức ảnh – Đường về nhà em (Ảnh cụ focus_S)
Sử dụng đường cong để tạo hình
Đường cong được sử dụng khá nhiều trong ảnh phong cảnh. Trong ảnh đời thường việc bắt gặp những đường cong là không phải lúc nào cũng được, nó thường đòi hỏi người chụp phải chịu khó mò mẫm, tìm tòi địa điểm và sáng tạo trong góc chụp, đôi khi còn phải biết kiên nhẫn để đợi chờ và rình rập khoảnh khắc trong một khung hình đã được định sẵn.
Đường cong cũng có nhiều loại: đường cong chữ S, chữ C, dạng vòm, hình tròn, xoáy ốc…
Kết hợp đường thẳng và đường tròn – Mùa cà phê (Ảnh bác Minh Ngọc – Xóm nhiếp ảnh)
Một ngày thu hoạch (Ảnh vh_savatage)
Thông thường khi bắt gặp những đường cong này, người chụp có thể sẽ phải kỳ công bỏ ra một khoảng thời gian khá lâu để đưa chúng vào khung hình và chờ đợi những chủ thể di chuyển vào trong khung hình để diễn đạt ý đồ của mình và tạo ra sự sống động cho bức ảnh. Ở Việt Nam, có thể dễ lấy được các đường này ở các vùng nông thôn hay làng nghề (như làng nghề làm hương, bánh đa, gốm…)
Ảnh sưu tầm
(Ảnh vh_savatage)
(Còn tiếp)
Chỉnh sửa cuối: