[Funland] Ảnh đời thường - Chia sẻ kinh nghiệm chụp

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam
VOC 2012 hot quá nên em cũng lao theo vòng xoáy của nó, tập trung lực để choạch và pót :)) thành ra không có chữ nào trong đầu để viết thêm cho cái thớt này.. Bây giờ em xin tiếp.

Có nhiều ng bạn đã hỏi em những câu hỏi đại loại như: làm thế nào để chụp đời thường đẹp hay chụp đời thường thì set up thông số thế nào… Về vấn đề này em xin phép không nêu ra ở đây vì đẹp hay không là do mình, ngoài ra việc nắm bắt và thiết lập các thông số chụp là thuộc khái niệm cơ bản khi mới bắt đầu nhảy vào hố vôi. Các bác có thể tham khảo ở rất nhiều trang web khác nhau hoặc tham gia một khóa học về nhiếp ảnh cơ bản.

6. Trọng điểm và đường mạnh trong ảnh đời thường


Như các cụ đã biết bố cục trong nhiếp ảnh cũng như trong hội họa thường hướng đến một tỉ lệ vàng đã được chuẩn mực hóa, đó là bố cục 1/3.



Em cũng xin không nhắc lại đến bố cục này mà đi vào các dạng trình bày khác nhau mà nếu các cụ để ý sẽ tạo cho bức ảnh những cái nhìn sinh động hơn. Em sẽ nhấn mạnh 1 cách ngắn gọn đến ý nghĩa của các đường nét trong nhiếp ảnh như sau:

• Đường chéo – sinh lực, chuyển động và gay cấn.
• Đường tụ - tạo chiều sâu (3 chiều).
• Đường cong – hiệu nghiệm khi chéo từ góc trái dưới.
Đường cong S: Trang nhã và sinh lực.
Đường cong C – hùng mạnh.
• Thẳng đứng – sức mạnh, quyền lực, luật lệ.
• Nằm ngang – yên tĩnh, thanh bình.
• Vòng tròn – trữ tình – mẹ bồng con.
• Tam giác – bi thảm.

Tùy theo ý đồ và ngữ cảnh tại thời điểm chụp mà các đường nói trên có thể sử dụng với những mục đích khác nhau. Ở tấm này có tác dụng như những đường dẫn nhưng ở những tấm ảnh khác, chúng lại là những đường nét tạo hình, đôi khi lại được sử dụng với mục đích bố cục tấm ảnh (chia bức ảnh thành những khung nhìn riêng hoặc chia đôi tấm ảnh theo đường chéo khung hình…).

Đường dẫn

Đường dẫn trong ảnh có rất nhiều dạng có tác dụng hướng cái nhìn đến chủ thể chính hoặc như 1 dạng của bố cục ảnh. Đường dẫn không chỉ đơn thuần đó là những đường thẳng nét liền, đó có thể là những đường cong (con đường, công trình kiến trúc…), những đường nét đứt (bóng đổ của các thanh đố hay họa tiết đứng của lan can, cầu thang, đường ray xe lửa…).



Những thanh giằng cầu Long Biên tác dụng như đường dẫn hướng vào 3 người đàn ông đang đi ở phía dưới - Ngày hè thích nhất là đi bơi (Ảnh vh_savatage)




Những đường nếp trên tấm vải màu hướng về phía người bán - Ảnh ghi chép ở Cán Cấu (Ảnh cụ focus_S)


Một dạng đường dẫn khác có tác dụng định hướng cho người xem hướng di chuyển của 2 người trong ảnh (Ảnh cụ Beanhue)



Những vạch kẻ đường cũng là đường dẫn - Nhà thờ Đức Bà (Ảnh cụ Beanhue)



Đường dẫn xoáy ốc - Feliz Navidad!! (Ảnh BaggyCat – Xóm nhiếp ảnh)



Bóng đổ của đường ray trượt tàu lượn trên cao ở Công viên Hồ Tây dẫn đến người câu cá (Ảnh vh_savatage)


Các đường thẳng còn có thể được dùng để tạo hình hoặc nhấn mạnh cho bức ảnh.



(Ảnh hoangminhtnvn)



Công nhân điện lực (Ảnh cụ Chinxeng hay còn gọi là Phèo)



Đường thẳng đứng chia đôi khung hình (Ảnh vh_savatage)



Cảm giác hút và chiều sâu của bức ảnh – Đường về nhà em (Ảnh cụ focus_S)



Sử dụng đường cong để tạo hình

Đường cong được sử dụng khá nhiều trong ảnh phong cảnh. Trong ảnh đời thường việc bắt gặp những đường cong là không phải lúc nào cũng được, nó thường đòi hỏi người chụp phải chịu khó mò mẫm, tìm tòi địa điểm và sáng tạo trong góc chụp, đôi khi còn phải biết kiên nhẫn để đợi chờ và rình rập khoảnh khắc trong một khung hình đã được định sẵn.
Đường cong cũng có nhiều loại: đường cong chữ S, chữ C, dạng vòm, hình tròn, xoáy ốc…


Kết hợp đường thẳng và đường tròn – Mùa cà phê (Ảnh bác Minh Ngọc – Xóm nhiếp ảnh)



Một ngày thu hoạch (Ảnh vh_savatage)

Thông thường khi bắt gặp những đường cong này, người chụp có thể sẽ phải kỳ công bỏ ra một khoảng thời gian khá lâu để đưa chúng vào khung hình và chờ đợi những chủ thể di chuyển vào trong khung hình để diễn đạt ý đồ của mình và tạo ra sự sống động cho bức ảnh. Ở Việt Nam, có thể dễ lấy được các đường này ở các vùng nông thôn hay làng nghề (như làng nghề làm hương, bánh đa, gốm…)



Ảnh sưu tầm




(Ảnh vh_savatage)



(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr_June

Xe hơi
Biển số
OF-75098
Ngày cấp bằng
11/10/10
Số km
149
Động cơ
423,970 Mã lực
Em nghe cụ Vh xui dại, chụp đời thường phải mua góc rộng thế là chiến 10-22, giờ vứt xó chưa đi đâu bộp được phát nào buồn lắm ý
E cũng cùng cảnh ngộ với Cụ, nhà có con ống Sigma 10-20 mua 3 năm nay rồi, chụp được khoảng 3 lần mỗi lần 3 kiểu. Haixxx. Đẽo cày giữa đường ló khộ thế đấy Cụ nó ợ !
 

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam
Mấy tấm của cụ livegps là test lens rồi ko thấy đời thường gì cả
 

huyvuong95

Xe hơi
Biển số
OF-89986
Ngày cấp bằng
28/3/11
Số km
105
Động cơ
406,650 Mã lực
Mấy bài viết của Cụ Vh rất hay và mang nhiều ý nghĩa cho bác nháy nhà mình. Thanks Cụ nhé.
 

nguyenh00hi

Xe máy
Biển số
OF-39589
Ngày cấp bằng
30/6/09
Số km
96
Động cơ
470,130 Mã lực
thanks cụ vh, em đang nghiền ngẫm, nếu tay máy em lên đời sẽ hậu tạ cụ
 

Chinxeng

Xe tăng
Biển số
OF-37236
Ngày cấp bằng
4/6/09
Số km
1,631
Động cơ
488,130 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội - Ô Phở
lesson 6 viết rất hay, cảm ơn cụ đã ưu ái mang ảnh em làm ví dụ minh họa :x (b)
 

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam

fuxe

Xe container
Biển số
OF-31149
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
6,995
Động cơ
3,526,768 Mã lực
Nơi ở
Đầu Đình
cảm ơn cụ vh_sa đã chia sẻ (b)
 

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam


(Ảnh bác namo – Xomnhiepanh.com)


Cách bố cục và trình bày 1 tấm ảnh có rất nhiều dạng. Ngoài việc sử dụng các đường nét để tạo điểm nhấn hay đường dẫn hay tạo hình, người chụp có thể sử dụng những chi tiết có cấu trúc tương tự nhau được lặp đi lặp lại theo một quy luật nào đó hay 1 cách hoàn toàn ngẫu nhiên để đưa vào ảnh. Việc của người chụp là đưa và sắp xếp những chi tiết trùng lặp đó vào khung hình theo ý đồ của mình. Những ảnh như này thường được gọi là:

7. Ảnh lặp hay nhịp điệu trong ảnh


Thông thường nhiều người sẽ cho rằng việc lặp đi lặp lại 1 chi tiết trong ảnh dễ dẫn đến nhàm chán, tạo cảm giác đều đều cho người xem. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn nhầm trong nhiếp ảnh. Có rất nhiều tấm ảnh lặp độc đáo tạo ấn tượng mạnh cho người xem, các cụ có thể xem thêm ở đây




Ảnh chụp ở làng hương (Ảnh bác huy2k2 – Xomnhiepanh.com)

Ảnh lặp dễ bắt gặp nhất trong các tấm ảnh phong cảnh và ảnh kiến trúc, chụp các công trình kiến trúc và trong tự nhiên. Trong ảnh đời thường, ảnh lặp không chỉ là những sự lặp lại nói trên mà còn những tình huống ngẫu nhiên của con người hay do bàn tay con người như: hàng rào, một ngóm người có những hành động tương tự nhau kiểu như nhiều người đứng xếp hàng hoặc đứng xem 1 sự kiện nào đó hoặc cùng nhìn về một hướng (đang xem 1 trận đấu tennis chẳng hạn), phơi miến ở làng miến, phơi hương ở làng hương, công nhân vệ sinh đang lau cửa kính ở bên ngoài tòa nhà nhiều tầng… Chỉ cần người chụp chịu khó quan sát sự vật và tìm góc chụp hợp lý thì sẽ được những tấm ảnh ưng ý.



Những gốc rạ được ngả rạp về một bên trong ngày thu hoạch lúa của bà con nông dân - Điệp khúc ngày mùa (Ảnh bác Tangcanh – Xomnhiepanh.com)




Những chiếc ghế nhựa được chủ quán xếp thành hàng trên nền vỉa hè lát gạch và phía su là hàng rào kim loại ở Hồ Tây (Ảnh vh_savatage)



Những cây nến đang cháy trong Giờ Trái đất ở Nhà hát lớn Hà Nội (Ảnh vh_savatage)



Nhiều khi còn đòi hòi người chụp phải nhanh tay nhanh mắt (cộng thêm yếu tố may mắn) bởi nếu không cái khoảnh khắc trùng lặp ngẫu nhiên đó sẽ mất đi và không còn tính thú vị của nó nữa.



(Ảnh sưu tầm)



(Ảnh BaggyCat baopt)

Cuộc sống quanh ta có nhiều điều thú vị lắm, hãy hòa mình và cảm nhận nhé. Nhưng cũng nên nhớ rằng đừng quá chú tâm vào đi tìm cụ thể 1 cái gì đó mà mình muốn có vì sẽ khó đạt được kết quả mong muốn hoặc là các cụ đi về với cái thẻ trắng :))

(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

KTS.KEN

Xe buýt
Biển số
OF-96943
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
566
Động cơ
405,328 Mã lực
Rât bổ ích cụ ạ. Muốn voka cụ mà máy nó mắng, cho em nợ nhé ^^
 

Chinxeng

Xe tăng
Biển số
OF-37236
Ngày cấp bằng
4/6/09
Số km
1,631
Động cơ
488,130 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội - Ô Phở
cụ mở cái workshop nhỏ nhỏ đi em cổ phần có khi mình lại thu lợi đấy D800 thì quá muỗi :))
em thấy ở pico mall có quán cafe có tầng 2 ngồi thiền rất tốt, mời mấy ông mốc làm khách mời cho thêm uy tín, rồi rủ 1 hội âm binh chém gió như đúng rồi vào cho xôm. cụ thấy em có tài CEO không =))
 

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam
cụ mở cái workshop nhỏ nhỏ đi em cổ phần có khi mình lại thu lợi đấy D800 thì quá muỗi :))
em thấy ở pico mall có quán cafe có tầng 2 ngồi thiền rất tốt, mời mấy ông mốc làm khách mời cho thêm uy tín, rồi rủ 1 hội âm binh chém gió như đúng rồi vào cho xôm. cụ thấy em có tài CEO không =))
Cho em xin 1 chân trợ lý CEO =)) em chỉ kiếm 1 con nano thoai
 

HuyDuck

Xe hơi
Biển số
OF-146044
Ngày cấp bằng
17/6/12
Số km
100
Động cơ
361,912 Mã lực
Em xin đóng góp 1 ít

1. Tìm điểm dừng chân hợp lý.
Mona. Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool. Bạn có thể vừa cầm máy ảnh, vừa đi tản bộ trong thành phố để tìm kiếm góc hình hay những khoảnh khắc đẹp, nhưng rõ ràng thật khó để có thể vừa ngắm nghía xung quanh, vừa giơ được máy lên và chọn ngay được khung hình ưng ý.
Hãy đi chậm lại. Cứ mỗi vài chục mét, bạn nên dừng lại khoảng vài phút, nhìn ngắm xung quanh, chú ý từng chi tiết trước khi bước tiếp. Cứ vừa đi vừa dừng để nhìn và ngắm, sẽ có lúc bạn chớp được đúng khoảnh khắc để đời như bức ảnh Mona ở trên. Nếu cứ vừa đi vừa nhìn, bạn sẽ không thể kịp giơ máy và chắc chắn sẽ vuột mất cơ hội.
2. Chú ý đến đôi mắt.
Tại công viên Rucker. Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool. Nếu muốn cải thiện chất lượng ảnh chủ đề chân dung đời thường, hãy luôn chú ý đến đôi mắt của nhân vật. Mọi người có thể rất giỏi giấu cảm xúc trên khuôn mặt mình nhưng đôi mắt thì không bao giờ nói dối. Hãy tìm kiếm những cảm xúc thể hiện qua đôi mắt, bạn sẽ thấy nó hiệu quả thế nào khi lên ảnh.
Thêm vào đó, ánh mắt trực diện có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó có thể tạo một sự liên kết chặt chẽ cảm xúc của nhân vật. Mặc dù không phải ai cũng thích bị chụp ảnh trực diện nhưng đôi khi kiên nhẫn chờ cho tới khi họ hướng ánh mắt vào máy ảnh và chớp được khoảnh khắc này, bạn sẽ có một bức ảnh ưng ý trước khi đối tượng kịp có phản ứng nào đó.
3. Tập trung vào chi tiết.
Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool. Chụp ảnh đời thường không nhất thiết cứ phải có người hoặc cả loạt người xuất hiện trong ảnh. Nên đơn giản hóa bằng cách tập trung vào những chi tiết tưởng chừng như nhỏ nhặt mà mọi người dễ bỏ qua. Hãy nhìn vào các chi tiết như bàn tay, ánh mắt, hay một phần trang phục của nhân vật và chụp cận cảnh các vật này. Đôi khi chỉ nhờ những thứ giản đơn mà ý tưởng và cảm xúc được thể hiện rõ rệt và mạnh mẽ hơn.
4. Chụp với ISO cao.
Ngủ. Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool. Máy ảnh đời mới có chất lượng ảnh đáng kinh ngạc ngay cả với ISO cao. Vì thế, trừ khi chụp ngoài trời, nếu trong hoàn cảnh thiếu sáng, bạn hoàn toàn có thể chọn mức ISO lên tới 1.600 hay thậm chỉ 3.200 mà không phải quá lo lắng. Chụp với ISO cao giúp ảnh vẫn đạt độ nét với tốc độ cao và độ mở hẹp. Với các máy ảnh đời mới, bạn có thể thấy rằng chụp với ISO cao cũng có thể có được những bức ảnh đủ chất lượng, trừ một chút vấn đề với nhiễu.
Nhưng không phải cứ bị nhiễu hạt là ảnh không đẹp. Chỉ cần đảm bảo bạn không xử lý ảnh quá nhiều ở khâu hậu kỳ, bởi nhiễu có thể trở nên tồi tệ hơn và phá hỏng bức ảnh. Khi đã chụp với ISO cao, tốt nhất là nên chỉnh phơi sáng cho đúng để không phải xử lý ảnh hậu kỳ.
5. Chụp cảnh không người.
Mặc dù chụp ảnh đời thường là chụp về con người, nhưng không nhất thiết phải có con người hiện diện trong ảnh. Chụp ảnh đời thường không có nghĩa là phải chụp người trên đường phố. Mặc dù chụp ảnh đời thường là chụp về con người, nhưng không nhất thiết phải có con người hiện diện trong ảnh. Có rất nhiều cách thức để chụp ảnh mà không cần phải có người mà bạn vẫn thể hiện được một thông điệp liên quan.
Nhưng cũng đừng vì thế mà nhầm lẫn ảnh đời thường không người với ảnh quang cảnh đô thị. Ảnh thể loại quang cảnh đô thị chủ yếu diễn tả về không gian đô thị, chẳng hạn một tòa nhà hay một công trình nào đó. Còn ảnh đời thường là phải thể hiện một điều gì đó về con người. Ví dụ ảnh Layers of the City ở trên thể hiện sự thay đổi của khu Manhattan, cụ thể là vùng ngoại ô của East Village, hiện là vùng phát triển với tốc độ chóng mặt của thành phố. Nó thể hiện một quá trình lột xác từ một vùng nghèo khó trở thành một khu vực sẽ phát triển trong tương lai. Bức ảnh vì thế thể hiện một xu hướng nào đó về con người và thành phố chứ không chỉ là bức ảnh đơn thuần về một công trình xây dựng nữa.
6. Chụp ảnh đêm.
Chụp ảnh đường phố về đêm thường mang lại nhiều cảm xúc hơn là cũng cảnh đó nhưng chụp ban ngày. Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool. Ban đêm là một trong những khoảng thời gian hợp lý để chụp ảnh đời thường. Nói chung, chụp ảnh đường phố về đêm thường mang lại nhiều cảm xúc hơn là cũng cảnh đó nhưng chụp ban ngày. Khi chụp chủ đề này, tốt nhất không dùng đèn flash. Thay vào đó, hãy tận dụng ánh sáng từ cửa hàng, từ đèn đường... để tăng thêm hiệu ứng cho ảnh. Hãy sử dụng ISO cao nếu cần thiết.
7. Ghi lại những khoảnh khắc sẽ trở thành lịch sử.
Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool. Ảnh đời thường cũng như rượu, càng để lâu càng có giá. Vì thế, hãy nghĩ về những cảnh vật hay khung cảnh có thể thay đổi, sẽ không như cũ trong vòng 2, 3, 10 hoặc thậm chí là 20 năm nữa. Ví dụ bức ảnh 4 người đọc sách, báo trên tàu điện ngầm ở trên. Mặc dù trông có vẻ bình thường nhưng với sự phát triển công nghệ như vũ bão hiện nay, hình ảnh như vậy chắc chắn sẽ biến mất trong vài ba năm tới, khi ai cũng có sách điện tử để đọc thay vì sách báo giấy, và lúc đó bạn sẽ chẳng thể nào có được những bức kiểu này.
 

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam
Tks bác Huyduck. Tuy nhiên, bài của bác pót đã nằm trong cái link mà em đưa ra ở những pót đầu tiên rồi. Hơn nữa, tinh thần của thớt này là chủ yếu chia sẻ kinh nghiệm chụp ảnh do bản thân mình đúc kết được với những ng chơi khác. Những vấn đề này có thể tham khảo thêm các trang web khác nhưng không nên pót nguyên bài của họ vào đây.
 

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam
8. Chụp ngược sáng


Nhiều người mới bắt đầu chụp ảnh thường rất e ngại chụp thẳng trực diện (hướng máy ảnh và ống kính thẳng) vào nguồn sáng mạnh như mặt trời, đèn halogen, đèn dây tóc... Họ thường cho rằng điều đó dễ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng của cảm biến ảnh (sensor) trong máy. Nhưng quan điểm này là không hoàn toàn đúng, trừ khi chúng ta chụp ngược sáng với tốc độ chậm. Ngay bản thân em trong thời gian đầu tập tễnh sờ vào DSLR cũng đã rất e dè chụp ngược sáng, nhưng về sau này, nghĩ lại mới thấy điều đó thật ngớ ngẩn và mình đã có thể bỏ lỡ rất nhiều khoảnh khắc cũng như điều kỳ diệu khác trong cuộc sống xuất hiện phía sau những nguồn sáng đó. Chính vì lẽ đó mỗi khi có nắng chiếu xiên hoặc ban đêm có nhiều ánh đèn có ánh sáng mạnh là em lại háo hức đi săn lùng ảnh ngược sáng để khám phá những cái đẹp tiềm ẩn trong đó :))



Chất lúa đầy xe (Ảnh vh_savatage)



Nắng Cuối Ngày (Ảnh TranBaoHoa – Xomnhiepanh.com)


Trong những bức ảnh ngược sáng, nền trời, nền ánh đèn lung linh trong bóng đêm lại thường được coi trọng hơn so với chủ thể chính. Viêc thể hiện đầy đủ chi tiết, màu sắc và độ sáng của nền thường quyết định sự thành công của bức ảnh đó. Và vấn đề mấu chốt chính là kỹ năng đo sáng.


Bạn muốn chụp ngược sáng trên nền trời hoàng hôn hay bình minh nhưng vẫn muốn chủ thể của mình được sáng và rõ nét? Bạn muốn chủ thể của mình cần chụp trở thành 1 bóng đen và cái bóng dáng in trên nền trời xanh nhiều mây trắng rất đẹp? Việc đưa ra quyết định thể hiện tấm ảnh như thế nào nằm hoàn toàn ở kỹ năng đo sáng như đã nói và ý tưởng thể hiện (dựa trên bối cảnh tại thời điểm chụp: ánh sáng, nền hay còn gọi là hậu cảnh, hình dáng và hoạt động của chủ thể chính).



Thắp sáng (Ảnh fridaycafe - Xomnhiepanh.com)


Các chế độ đo sáng trên máy ảnh em thường sử dụng khi chụp ngược sáng: chế độ đo sáng vùng hay đo sáng trung tâm (center-weight metering) và đo sáng điểm (spot metering).
- Chế độ đo sáng trung tâm thường sử dụng khi em cần lấy bóng đen và hình dáng của chủ thể. Để chụp được như vậy thì các cụ cần chú ý lấy nét vào chủ thể và đặt giá trị EV âm: khoảng từ -2 đến -2/3 tùy theo cường độ của nguồn sáng.



Sau những ngày mưa... (Ảnh vh_savatage)


- Chế độ đo sáng điểm thì dùng khi cần chủ thể sáng và rõ nét trước nguồn sáng đó. Lúc này cũng lấy nét vào chủ thể và dịch thanh đo sáng từ giá trị EV=0 đến dương. Với cách thể hiện này thì bức ảnh trở nên nhẹ nhàng hơn và ảnh cũng có ít chiều sâu hơn. Có thể dùng thêm hắt sáng hoặc đánh đèn flash để bù sáng nếu cần.
- Ngoài ra các bác cũng nên nhớ rằng, khi chụp chủ thể chính thành bóng đen thì nền (hậu cảnh) sẽ lên chi tiết và màu sắc tốt. Ngược lại, khi muốn sáng và rõ nét chủ thể chính thì các bác sẽ phải hy sinh hậu cảnh rât đẹp.
- Việc chụp này cũng đòi hỏi người chụp phải kiên nhẫn và có tính sáng tạo trong tư duy cũng như kỹ thuật chụp. Kiên nhẫn nhiều khi đó là phải biết chờ đợi những cái sắp tới khi 1 cái khoảnh khắc qua đi (như mây trôi chuẩn bị che khuất 1 phần mặt trời...).
- Nếu biết kết hợp với những thủ pháp tạo hình (đường cong, đường thẳng, đường tròn), thủ pháp bố cục ảnh, sử dụng màu sắc thì sẽ tạo cho bức ảnh thê phong phú và sống động.
- Nên chụp với sự chênh sáng lớn giữa chủ thể và nguồn sáng ở hậu cảnh để tăng tính tương phản cho bức ảnh ấn tượng hơn.
- Chú ý hãy tạo thói quen khép nhỏ khẩu độ mỗi khi chụp ngược sáng vì làm cho ảnh có chiều sâu hơn (ảnh nét toàn dải), hạn chế những hiện tượng viền tím viền xanh xung quanh chủ thể phía trước, hạn chế 1 phần hiện tượng flare trong ảnh.
- Chụp ngược sáng không nhất thiết lúc nào cũng phải chụp ngược và trực diện vào 1 nguồn sáng mạnh nào đó. Chụp ngược sáng có thể chụp chếch so với nguồn sáng 1 góc xiên nào đó hoặc chụp ngược trên nền hậu cảnh có ánh sáng dàn trải có thể tạo được bóng đen.


Các hiệu ứng có thể có khi chụp ngược sáng:
- Ven sáng: vùng phát sáng ở viền xung quanh chủ thể tối như ven sáng tóc, ven sáng ở mép quần áo... nếu tận dụng được ánh sáng xiên để lên được ven sáng thì ảnh sẽ càng hiệu quả hơn rất nhiều.
- Flare hay ghost: là những bóng mờ xuất hiện trong ảnh từ phía nguồn sáng hoặc toàn bộ bức ảnh như bị phủ một màn sương trắng làm cho ảnh mờ ảo hơn. Hiện tượng này chủ yếu là do cấu tạo của ống kính và chất lượng thấu kính được sử dụng trong ống kính đó. Hiện tượng này không hẳn là hoàn toàn làm hỏng bức ảnh, nhiều khi ng ta lại sử dụng nó để đạt được mục đích nào đó.
Để hạn chế hiện tượng flare các bác có thể:
+ Sử dụng ống kính đắt tiền (tốn kém quá :)))
+ Sử dụng filter đắt tiền như B+W chẳng hạn (cũng ko kinh tế mấy nhỉ hic)
+ Thường xuyên gắn loa che nắng (hood) cho ống kính.
+ Khép nhỏ khẩu độ ống kính.



Ảnh có cả ven tóc và flare (Ảnh sưu tầm)

Một số link tham khảo: yume.vn

(Còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

vh_savatage

Xe điện
Biển số
OF-65668
Ngày cấp bằng
7/6/10
Số km
2,853
Động cơ
463,610 Mã lực
Nơi ở
đâu đó ở Việt Nam
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top