- Biển số
- OF-122753
- Ngày cấp bằng
- 2/12/11
- Số km
- 1,902
- Động cơ
- 393,832 Mã lực
.. em quên mất tên trò này
Súng phốc mà bác nói trong MN ngày xưa bọn em gọi là ống thụt. Có 2 loại, 1 loại không có loa và loại có loa. Loại có loa khi thụt (bắn) thì tiếng nghe ấm hơn chứ không chát như loại không loa. Loa được làm bằng lá dừa quấn nhiều vòng ở miệng ống được giữ vững bằng 3 thanh tre. Đạn ống thụt ngày xưa bọn em không có quả mồng nhớt như bác trình bày để bắn nên chỉ bắn bằng giấy nhúng nước vo tròn làm đạn thôiSúng phốc này bắn được nhiều loại đạn lắm cụ nhóe: quả muồng nhớt, em thấy trên Phú Thọ gọi thế, ăn thử thì nhạt toẹt và nhớt, quả đay (quả của cây rau đay nấu canh cua ấy), giấy vở học sinh ngâm nước xong nhét vào (cái này em bị ăn đòn suốt vì xé vở nghịch bắn bạn gai trong lớp)....còn mấy quả nữa nhưng em không nhớ tên (vì toàn tên địa phương, cứ đi khỏi địa phương là quên...).
Em còn chế súng phốc có băng nạp đạn nữa, nhưng chỉ bắn được các loại quả cỡ hơi nhỏ 1 chút thì được, quả to hay bị tắc...tuy nhiên quả nhỏ thì nổ yếu hơn....ôi tuổi thơ...
Trò này là "trồng nụ trồng hoa". Ngày xưa bọn em chơi đến gần cuối hay ăn gian, cứ rình nâng tay lên cho đối phương bị chạm vào, cãi nhau ủm tỏi..... em quên mất tên trò này
... Ah.. đúng rồi! chồng nụ chồng hoa.. sợ nhất ông nào gang tay dàiTrò này là "trồng nụ trồng hoa". Ngày xưa bọn em chơi đến gần cuối hay ăn gian, cứ rình nâng tay lên cho đối phương bị chạm vào, cãi nhau ủm tỏi...
Đây trước bọn em gọi là "gà". Để "con" gếch một đầu xuống rãnh, lấy "mẹ" đập vào đầu cho "con" bật lên rồi vụt thật lực. Trong các bài đánh khăng thì bài này là khó vì vụt toàn trượt, nhưng đội bắt "con" cũng rất khó đoán hướng nên hay bị u đầu do bài này..he he.... chắc không ai quên trò này..
Hế hế...súng này nhìn không hịn. Bọn em ngày trước làm trạc súng kỳ công lắm, mất bao công để chọn trạc cây thật cân, thật đẹp, rồi về đẽo gọt lại cho thật đẹp, tỉa tót công phu lắm. Bọn em còn đem trạc ra để thi xem thằng nào làm đẹp nữa cơ. Trong túi quần lúc nào cũng có ít sỏi cuội, thỉnh thoảng chơi bi thắng nhiều nhiều thì dùng bi son (bi gạch sơn màu) nhưng chỉ để bắn thi thôi cho chính xác thôi, còn bình thường thì tiếc lắm...hic!cao su thần trưởng
Hì cái này em cũng không để ý, đến mùa là cắmddaaud chơi thôi, giờ thấy cụ hỏi cũng mới để ý thật, không biết có quy luật gì không nhỉ?Có một điều đến giờ em vẫn thắc mắc: trò chơi ngày xưa trẻ con chơi theo mùa, ví dụ như có mùa chơi bi, mùa chơi quay... cái gì cũng có mùa, hết mùa là chôn bi, cất quay đợi mùa sau! Tại sao lại thế nhỉ? Có ai quy định đâu!
Cóa iem. Ăn được cả xâu chun của thằng bạnHồi bé em cũng từng "kinh qua" gần hết các trò ở trên, chỉ có ném lon là ko chơi.
Ngoài ra còn có trò "phi đồn": chơi bằng 1 cái phi tiêu làm bằng nan hoa xe đạp có cán gỗ, tìm 1 khoảng đất nhiều đất sét nhẵn, mềm. Kẻ mỗi thằng 1 ô nhỏ cỡ ngón tay gọi là đồn, nhiệm vụ mỗi thằng là phi và nối những đường thẳng để khóa đồn đối phương lại. Không biết có cụ nào chơi trò này ko nhỉ?
Hay chơi bài ăn chun ***, tranh ảnh,...
Dữ dội phết.
Cụ nói phét nó vừa thôi, cái thuyền thúng này bắt ốc biêu thế éo nào đc. Động phát ốc nó chìm ngay, phải đi mò mới bắt đc ốc, ngồi trên thúng đợi ốc nó nhảy vào à ???
Ngày xưa chỗ mình gọi trò này là "nhảy cừu"... cũng quên tên luôn ..
Mợ chủ ngày xưa máu thế nhỉNgày xưa chỗ mình gọi trò này là "nhảy cừu".
Tiếng xưa vọng về tràn đầy cảm xúc.