Trận An Lộc là một trận đánh lớn trong chiến tranh Việt Nam. Chiến sự xảy ra từ 6-4 đến 20-7-1972 với lực lượng hai bên
Phía Bắc Việt Nam và Quân Giải phóng:
- 15.000 ban đầu, sau tăng lên 35.000
- 48 xe tăng (gồm cả 17 xe tăng chiến lợi phẩm thu được của đối phương)
Phía VNCH và Hoa Kỳ
7.500 (lúc ban đầu) sau tăng lên hơn 25.000 (lực lượng tăng viện)
Hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp
Hơn 1.000 máy bay và trực thăng các loại
Không quân hỗ trợ 12.115 phi vụ ném bom, 6.473 phi vụ trực thăng và 268 phi vụ B-52
Pháo binh bắn yểm trợ 678.000 viên 105mm và 148.329 viên pháo 155mm
Ngày 5 tháng 4 năm 1972 tấn công LỌC NINH (bắc An Lộc)
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng lực lượng của sư đoàn 5, tăng cường Trung đoàn 3 Bộ binh (Sư đoàn 9), Trung đoàn pháo binh 28 và 2 đại đội xe tăng, do Thượng tá Bùi Thanh Vân chỉ huy, tấn công mạnh vào Lộc Ninh là quận ở phía bắc An Lộc. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam giao chiến với lực lượng phòng thủ của Chiến đoàn 9 Quân lực Việt Nam Cộng hòa (bao gồm Trung đoàn 9 Bộ Binh, 30 chiến xa của Thiết đoàn 5, có thêm các đơn vị Biệt động quân Biên phòng, Địa Phương Quân và Nghĩa quân ở Lộc Ninh). Do trận đánh kéo dài mà chưa chiếm được ưu thế, quân tấn công phải rút lui trở ra đồng thời họ nghiên cứu lại trận đánh.
Bắc Việt Nam quyết định:
"Phải chiếm An Lộc trước ngày 20 tháng 4 năm 1972, nghĩa là phải đè nặng áp lực tối đa lên một vùng hơn 100 km nằm về phía Bắc Sài Gòn, để cầm chân một số lớn lực lượng nòng cốt của địch tại đây."
15 giờ ngày 6 tháng 4 năm 1972 tấn công An Lộc
Một đơn vị trinh sát của Trung đoàn đặc công 429 bất ngờ tấn công phá hủy sân bay Quản Lợi, thăm dò từ phía bắc, đồng thời cắt đứt tuyến tiếp viện bằng đường không của An Lộc. Đoạn đường từ An Lộc đi Lộc Ninh bị gián đoạn hoàn toàn, chỉ có thể liên lạc bằng điện thoại. Đại tá Nguyễn Công Vĩnh, tư lệnh Chiến đoàn 9 Quân lực Việt Nam Cộng hòa điều 2 tiểu đoàn bộ binh và thiết giáp 1 đang phòng ngự căn cứ Hoa Lư (tiền đồn ở Bắc Lộc Ninh) về ứng cứu như bị rơi vào đúng trận địa phục kích của Công trường 5 (F5). Bộ tư lệnh B2 tăng cường cho hướng này trung đoàn pháo hỗn hợp 40 (gồm pháo, cối và hỏa tiễn H12), 2 đại đội xe tăng hỗn hợp (PT-76 và T-54). Bộ đội F5 tiếp tục công kích, bắn cháy 18 xe tăng, 31 xe thiết giáp M113 và bắn rơi 8 máy bay trực thăng UH-1 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.