- Biển số
- OF-422367
- Ngày cấp bằng
- 14/5/16
- Số km
- 4,508
- Động cơ
- 365,023 Mã lực
- Tuổi
- 54
Chỉ biết em Huệ giờ là single mom
Nhường bác tất.Ờ ơ ơ....sáng...
Nếu không có sự chọn lựa nào khác ngpài phải chọn 1/2 thì em chọn ...cô em, còn cô chị là của Cụ
thầy chu đáo quá. mà e thấy cận thận hơn thì bảo đi qua thàng phố khác mới yên tâm đcVâng, thực tế nó là như vậy đấy cụ, nên cứ hỏi "tại sao liên đoàn lại kỷ luật Huệ" nó sẽ thành thừa. Bởi ko như vậy đã chẳng phải là ngành thể thao VN.
Như đầu năm học ở trường em gái em có vụ học sinh đánh nhau ngoài đường, cách trường cả 100m. Mà gvcn lớp ấy vẫn bị họp khiển trách nội bộ vì... thiếu sát sao đến hs dẫn đến ko ngăn chặn kịp thời. Ông gvcn lớp em gái em về còn phải ngán ngẩm bảo lớp là có đánh nhau thì hẹn nhau ra quận # rồi hãy đánh ko thầy lại vạ lây
Hị hị, cái đơn này cũng có mùi phết.Đơn tố cáo để cả nhà mổ xẻ tiếp
Dăm năm trước em có đi dự 1 sự kiện, ngồi ăn ở bàn ngay bên cạnh em Kim Huệ. Nhìn ngoài đời hoành tráng lắm, đặc biệt bàn tay, cực kỳ to luôn.Nhẩn nha thôi cụ nhé, cùng lúc chắc cụ đi viện luôn
Tổng giám đốc Vân mạnh miệng nhỉ, gọi thẳng người ta là lừa đảo !Đơn tố cáo để cả nhà mổ xẻ tiếp
lỗi to và tròn hả cụ???E thì thấy lỗi khá là to cụ nhé.
Qui chế này vứt vào sọt rác được rồi, bởi nó chỉ nói tới 2 câu lạc bộ thỏa thuận với nhau. Qui chế này hoàn toàn ko nhắc tới từ thời điểm nào thì cầu thủ được phép đi liên hệ với câu lạc bộ khác.Thế cụ tin bài báo à?
Bài báo leo lẻo cái mồm là bóng chuyền không có quy chế chuyển nhượng, em cho cụ xem để cụ tự ngẫm xem Kim Huệ có thèm đọc quy chế chuyển nhượng không nhé?
Quy chế chuyển nhượng VĐV bóng chuyền (20/7/2010)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/QĐ-LĐBCVN ngày 26 tháng 6 năm 2010 của Chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định trình tự, thủ tục chuyển nhượng vận động viên bóng chuyền trong nước và quốc tế; trách nhiệm của các bên khi tham gia chuyển nhượng và đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
2. Quy chế này áp dụng đối với các vận động viên bóng chuyền, câu lạc bộ bóng chuyền hoặc đội bóng chuyền (sau đây gọi là câu lạc bộ bóng chuyền) tham gia các giải thi đấu bóng chuyền do Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (sau đây gọi là Liên đoàn) tổ chức.
Điều 2: Chuyển nhượng vận động viên bóng chuyền
1. Chuyển nhượng vận động viên bóng chuyền là thoả thuận giữa hai đơn vị quản lý hoặc hai câu lạc bộ bóng chuyền và vận động viên bóng chuyền khi hợp đồng lao động của vận động viên với câu lạc bộ còn hiệu lực. Theo thoả thuận này, câu lạc bộ có hợp đồng lao động với vận động viên (bên chuyển nhượng) sẽ chuyển giao quyền quản lý vận động viên cho câu lạc bộ mới (bên nhận chuyển nhượng). Bên nhận chuyển nhượng phải trả một khoản tiền chuyển nhượng vận động viên cho bên chuyển nhượng theo thoả thuận.
Trong cùng một năm, một vận động viên có thể được chuyển nhượng đến nhiều câu lạc bộ để thi đấu nhiều giải, nhiều hạng (Hạng A, Trẻ, vô địch quốc gia) hoặc nhiều giai đoạn của giải (Vòng bảng, bán kết, chung kết của giải Hạng A, Trẻ hoặc các vòng của giải vô địch quốc gia), song chỉ được thi đấu cho một câu lạc bộ trong một giai đoạn của giải.
2. Vận động viên phải ký hợp đồng đào tạo dành cho vận động viên dưới 18 tuổi (có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp), hợp đồng lao động dành cho vận động viên 18 tuổi trở lên với câu lạc bộ mà mình tham gia tập luyện, thi đấu để được tham gia chuyển nhượng theo quy định.
Điều 3: Cho mượn vận động viên bóng chuyền
1. Việc cho mượn vận động viên được coi là chuyển nhượng tạm thời, song chỉ phải thực hiện bằng văn bản thoả thuận giữa hai câu lạc bộ, có sự đồng ý của vận động viên và không phải chuyển thẻ vận động viên. Thời gian một lần mượn không quá 12 tháng.
2. Các câu lạc bộ tham gia việc cho mượn vận động viên phải thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của Liên đoàn.
Điều 4: Chuyển nhượng quốc tế
Trường hợp chuyển nhượng quốc tế, các tổ chức, cá nhân tham gia chuyển nhượng vận động viên phải tuân thủ Quy chế này và các quy định về chuyển nhượng của Liên đoàn Bóng chuyền thế giới.
Điều 5: Triệu tập đội tuyển quốc gia
Trong thời gian chuyển nhượng nếu xảy ra tranh chấp, các vận động viên vẫn được triệu tập vào đội tuyển quốc gia theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Chương II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN
Điều 6: Các trường hợp không được chuyển nhượng
1. Trong thời gian vận động viên có hợp đồng đào tạo với câu lạc bộ thì không được chuyển nhượng trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
2. Vận động viên theo quy định tại khoản 1 Điều này, sau khi ký hợp đồng lao động với câu lạc bộ đã đào tạo và phải thi đấu cho câu lạc bộ đó trong thời gian là 05 năm thì mới được quyền chuyển nhượng trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Điều 7: Thủ tục chuyển nhượng
1. Câu lạc bộ muốn nhận chuyển nhượng vận động viên phải thông báo bằng văn bản cho câu lạc bộ có vận động viên về việc xem xét chuyển nhượng.
2. Thoả thuận chuyển nhượng vận động viên phải được lập thành văn bản có chữ ký của lãnh đạo 2 câu lạc bộ (có dấu xác nhận) và vận động viên tham gia chuyển nhượng.
3. Sau khi ký thoả thuận các bên phải tiến hành các thủ tục về chấm dứt và ký kết hợp đồng mới với vận động viên theo quy định của pháp luật và thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Quy chế này.
Điều 8: Hồ sơ chuyển nhượng
Câu lạc bộ nhận chuyển nhượng phải gửi hồ sơ chuyển nhượng đến Liên đoàn để được công nhận.
Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm:
1. Đơn xin cấp thẻ cho vận động viên (đối với vận động viên chưa được cấp thẻ);
2. Văn bản thoả thuận chuyển nhượng;
3. Hợp đồng lao động của câu lạc bộ với vận động viên.
Điều 9: Thời hạn kết thúc chuyển nhượng
Câu lạc bộ phải hoàn thành thủ tục chuyển nhượng vận động viên trước ngày họp kỹ thuật 10 ngày. Trường hợp đặc biệt, việc chuyển nhượng vận động viên vẫn được chấp nhận nếu hoàn thành thủ tục muộn hơn, nhưng phải kết thúc trong cuộc họp kỹ thuật và phải thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của Liên đoàn.
Câu lạc bộ nhận chuyển nhượng phải đóng chi phí làm thủ tục về chuyển nhượng theo quy định tài chính của Liên đoàn.
Chương III
ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN
Điều 12: Vận động viên đơn phương chấm dứt hợp đồng
1. Trường hợp vận động viên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hợp pháp mà câu lạc bộ chủ quản không chấp thuận, thì sau 06 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết vụ việc của vận động viên, Liên đoàn sẽ xem xét giải quyết cho vận động viên được tiếp tục thi đấu.
2. Căn cứ quy định của pháp luật và Quy chế này, trong thời hạn 30 ngày Liên đoàn thông báo kết quả giải quyết bằng văn bản cho các bên.
Trường hợp Liên đoàn quyết định vận động viên được thi đấu cho câu lạc bộ mới, thì vận động viên và câu lạc bộ mới phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo thoả thuận hoặc theo mức bồi thường chi phí đào tạo quy định tại Điều 14 Quy chế này cho câu lạc bộ cũ.
3. Liên đoàn chỉ cấp thẻ vận động viên thi đấu cho câu lạc bộ mới khi:
a) Vận động viên và câu lạc bộ mới đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường cho câu lạc bộ cũ;
b) Hoặc có căn cứ xác định vận động viên và câu lạc bộ mới đã tiến hành việc bồi thường nhưng câu lạc bộ cũ không chấp thuận.
Điều 13: Câu lạc bộ đơn phương chấm dứt hợp đồng
Câu lạc bộ có thể đơn phương chấp dứt hợp đồng trước thời hạn với vận động viên theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với vận động viên, câu lạc bộ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho vận động viên theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận.
Điều 14: Bồi thường cho câu lạc bộ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
1. Vận động viên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường chi phí đào tạo cho câu lạc bộ. Mức bồi thường được tính theo chi phí đào tạo vận động viên và hệ số câu lạc bộ mà vận động viên hiện đang thi đấu. Đối với vận động viên là thành viên đội tuyển quốc gia, mức bồi thường được cộng thêm 30% (ba mươi phần trăm) tổng chi phí đào tạo.
2. Chi phí đào tạo vận động viên được tính chung bằng mức chi phí đào tạo trong một năm là 45.000.000đ (Bốn mươi năm triệu đồng) nhân với 5 năm đào tạo.
Tổng chi phí đào tạo vận động viên = 45.000.000đ x 5 năm đào tạo x hệ số câu lạc bộ mà vận động viên hiện đang thi đấu.
3. Hệ số câu lạc bộ được quy định như sau:
a) Câu lạc bộ đang tham gia giải vô địch quốc gia: hệ số 6;
b) Câu lạc bộ đang tham gia giải hạng A và giải trẻ: hệ số 4.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15: Hiệu lực thi hành
1. Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên đoàn để nghiên cứu giải quyết.
TM. Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam
Chủ Tịch
Lê Minh Hồng (đã ký)
Ko có phụ lục hay văn bản nào khác sao bác ?
Vì người đẹp viết cam kết xin chuyển tiền với X tỷ và hẹn sẽ về đầu quân phục vụ lâu dài nên mới chuyển đó. Khổ. Tin nhau quá đấy mà. Tưởng người đẹp lời nói gói vàng nên lúc bị quay xe chắc shock.Đã ký cọt gì đâu mà cứ dúi tiền vào tay người đẹp rồi khép người đẹp vào tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"? Bam Bu lại dính vụ này cũng mất uy tín. Dụ không được quay ra tố là sao? Lại nhẩy!
Vì người đẹp viết cam kết xin chuyển tiền với X tỷ và hẹn sẽ về đầu quân phục vụ lâu dài nên mới chuyển đó. Khổ. Tin nhau quá đấy mà. Tưởng người đẹp lời nói gói vàng nên lúc bị quay xe chắc shock.
Em phản đối quan điểm của bác là liên đoàn vô dụng nhé. Có hẳn 1 bài báo, bảo là các bác liên đoàn cứ ngồi giữ ghế, đừng làm gì cả, để các đội bóng tự làm việc với nhau. Như vậy là đã đóng góp rất lớn cho thể thao nước nhà rồiQui chế này vứt vào sọt rác được rồi, bởi nó chỉ nói tới 2 câu lạc bộ thỏa thuận với nhau. Qui chế này hoàn toàn ko nhắc tới từ thời điểm nào thì cầu thủ được phép đi liên hệ với câu lạc bộ khác.
Khi ko nói rõ khi nào cầu thủ được phép đi liên hệ thì cầu thủ buộc phải chờ hết hạn hợp đồng mới được đi tìm bến đỗ mới. Đó là sự bất bình đằng giữa câu lạc bộ và cầu thủ. Bởi nếu hết hạn hợp đồng mà cầu lạc bộ mới thông báo ko thuê nữa thì cầu thủ bị bơ vơ ko biết đi đâu trong khi các câu lạc bộ đã chốt danh sách thi đấu hết rồi.
Túm váy lại: Liên đoàn bóng chuyền ko sai, thế nhưng bất tài , ko có tâm , ko có tầm mới để vụ việc thế này xảy ra. Thế giới đã ra luật Bosman từ gần 30 năm nay rồi mà họ ko kịp học theo thì quá vô dụng
Chửa với ai, lúc nàoem mà xử nhất định là em Huệ thắng.....phải chửa???
Toàn nghĩ bậy bạ, đầu óc đen tối, đây là tiếng địa phương, rõ chửaChửa với ai, lúc nào
Và có phải báo cáo LĐ không
Các cụ cho em hỏi, em Huệ đi đêm với anh Bam Bu. Khi sự việc vỡ lở ra thì Liên đoàn kỷ luật em Huệ và 3 em học trò, tại sao không phạt thằng Bam Bu? Anh Bam Bu rõ ràng là đã vi phạm quy chế của liên đoàn bóng chuyền khi chưa liên hệ với CLB chủ quản mà đã thỏa thuận, đi đêm với chuyền thủ.
Theo như luật bóng đá thì thằng Bam Bu cũng sẽ bị phạt cấm chuyển nhượng mua bán cầu thủ, thế giới là thế còn ở xứ này thì lại cào mặt ăn vạ là sao?
Vụ này có thể làm thành 2 vụ. 1 là Huệ kiện LĐ. 2 là VP kiện Huệ (hoặc Huệ kiện tiếp VP). 2 vụ đều hay. Huệ thắng cả 2 thì danh tiếng lẫy lừng. Còn ký tá thì mới có cái giấy viết tay cam kết phục vụ và đề nghị chuyển tiền của Huệ thôi cụ. Có bên bảo nó đã là 1 dạng của hợp đồng và có pháp lý. Bên thì bảo chưa. Nếu giấy này chưa có pháp lý thì lại cho thấy độ gà mờ của VP khi tin người. Lần sau cứ phải ký tá đóng dấu công chứng rồi hãy chuyển tiền.Em hóng xem có ký cá gì không chứ không ký cá gì nhận 2, 3 tỏi thì ông Tre tố cáo hơi khiên cưỡng. Bên nào thấy chưa công bằng cứ mới luật sư, em thích các bên ls oánh nhau cho đúng võ và còn theo luật.