Thôi thì đang đứng ở đây em lại xin phép các bác nói về đại đế Akbar một tý mặc dù ông này sống ở Agra fort.
Đại đế Akbar
Một triều đại thường bao giờ cũng có một vài vị minh quân đầu triều. Nhưng mỗi một vị minh quân đó chỉ làm được 1 trong 2 việc hoặc là mở rộng biên cương hoặc vỗ về dân chúng. Như thế cũng xúng đáng được người dân tôn thờ lắm rồi. Nhưng Đại đế Akbar ở đây ông không những làm được cả hai việc đó mà ông còn làm được một việc mà không môt hoàng đế nào trên thế giới trước ông làm được đó là Hoà hợp tôn giáo.
Thời thanh niên ông dũng mãnh lắm. Đi chinh phạt, kết hợp với sự khôn khéo lấy lòng các vị vua ở địa phương mà mở rộng lãnh thổ gấp 8 lần, chiến trọn Ấn độ. Mở rộng bờ cõi xong, ông về Delhi cởi giáp, đuổi tể tướng đi, đích thân nắm hết mọi quyền hành, tự tay mình cai trị thần dân.
Ông giảm thuế cho dân, vỗ về dân chúng cai trị bằng một chính sách nhân đạo và đầy lòng nhân ái. Ông ban hành một loạt các đạo luật tiến bộ như: Cấm tảo hôn, cấm Sati (người vợ phải hoả thiêu theo chồng), cho quả phụ được tái giá, bỏ chế độ nô lệ, không phân biệt nòi giống và tôn giáo, thích làm nghề gì thì làm, bỏ thuế thân đánh vào những người không theo Hồi giáo....
Ông nhân từ, hoà nhã với người nghèo, bố thí rất nhiều cho họ. Những quà tặng nhỏ mọn của người nghèo thì ông vui mừng giơ tay đỡ lấy, đặt vào lòng.
Ông cho xây dựng thư viện, tuy "chỉ" có khoảng 30.000 ngà cuốn sách nhưng đó là những cuốn sách rất quý. Ông cho vời các nhà thơ, hoạ sĩ vào trong cung, ban thưởng cho họ... nên dưới thời ông văn học, nghệ thuật nở hoa rực rỡ. Ông mê triết học, nên từng đoàn các nhà triết học trong mọi tôn giáo đến tiếp kiến ông, mở ra một thời kỳ nở rộ cho triết học Ấn độ vốn đã có nền móng huy hoàng sẵn.
Hậu cung của ông gồm cả ngàn cung nữ nhưng ông không mê nhục dục. Những cung nữ, phi tần đó ông đem về là do chính sách ngoại giao hôn nhân khôn khéo. Ông lấy những người vợ thường là công chúa của các vua ở các vùng khác. Dẫn đến họ hoà thuận với ông, chống lưng cho ông và không làm phản.
Nhưng tất cả những cái đó cũng chưa vĩ đại bằng ông biết cách hoà hợp tôn giáo. Tầm nhìn của ông vượt tầm thời đại, mà cho cả đến ngay như bây giờ một số quốc gia còn không làm được.
Ở thế kỷ 16, trong khi châu Âu luôn tự hào là cái nôi của nền văn minh thì người Catholique ở Pháp tàn sát người Tin lành một cách vô cớ. Người Anh giáo ở Anh (dưới thời nữ hoàng Elizabeth đệ nhất) cũng tàn sát những người Catholic. Còn Hồi giáo thì khỏi nói, họ tàn sát tất cả ngay cả những người Hồi giáo không cùng dòng với nhau nữa (ngày nay vẫn thế).... Thì Akbar vào thế kỷ 16 lại biết cách dung hoà các tôn giáo. Ông hiểu rằng muốn đặt ền cai trị lâu dài, muốn phát triển trường tồn thì làm sao phải cho các tôn giáo đồng thuận với nhau, sống "tốt đời, đẹp Đạo"
Ông say mê nghiên cứu Hindu giáo và tin thuyết luân hồi. Tuy rằng tổ tiên ông và chính bản thân ông là người theo đạo Hồi, nhưung ông cho phép những người vợ của ông dựng đền thờ Hindu giáo ngay trong cung điện. Ông thường xuyên thiết triều với dấu ấn của thần Shiva trên trán, đeo dây lưng biểu tượng của Đạo Zoroastre (Hỏa giáo), nghe lời các giáo sĩ đạo Jain không sát sinh. Ông cho vời các giáo sĩ Thiên chúa giáo đến, yêu cầu họ dịch kinh Tân ước ra tiếng Hindi cho ông để ông đọc. Cho phép họ truyền đạo cả cho Hoàng tử nữa.
Ông ra một sắc lệnh cho tự do tôn giáo, ai cũng được quyền truyền đạo của mình. Điều này làm các giáo sĩ đạo Hồi phát diên lên, không làm gì ông được, họ xúi hoàng tử Jehangir nổi lên chống lại ông. Nhưng không được, ông tha chết cho Jehangir nhưng lại bị chính người con của ông đầu độc để cướp ngôi.
Có lẽ "vết đen" duy nhất của ông là không sinh ra được một người con tử tế. Nên cái câu "đời cha ăn mặn, đời con khát nước" của Vietnam mình nó lại chẳng đúng mấy ở Ấn độ.
Đám tang của ông ra đi trong lặng lẽ. Tuy hết mình hoà hợp tôn giáo nhưng khi ông "ra đi" không một giáo phái nào đến, không một câu tụng kinh. Đám tang rất sơ sài, chỉ có mấy bà vợ, mấy người con, một số quan cận thần. Nhưng mộ ông vừa chôn xong chưa xanh cỏ, bọn con lại cởi áo tang, đấu đá nhau để thừa hưởng một đế quốc mênh mông, giầu có mà ông đã xây dựng. Thật đáng buồn cho một ông vua công bằng nhất, minh triết nhất và có tầm nhìn vượt thời đại nhất thế giới.