Cuộc xâm lăng và chiến tranh giữa những người Hồi giáo
Chúng ta đều biết dân Ấn độ hiền lành. Họ dùng đầu óc nhiều hơn chân tay và họ theo các đạo Hindu, đạo Phật, đạo Jain. Mà những đạo này lại khuyên con người ta sống chan hoà, hạn chế sát sinh, yêu hoà bình nên tinh thần chiến đấu không hề có. Trong khi những người theo đạo Hồi là những chiến binh dũng mãnh quả cảm. Họ quan niệm nếu chết trẻ sẽ được lên Thiên đường hưởng lạc được nhiều hơn miễn là làm theo ý Chúa. Nên họ chiến đấu kiên cường, không sợ chết và tôn giáo của họ lại cho phép họ làm những việc đó
Vùng đất Ấn độ giầu có, nhiều tài nguyên vàng ngọc giống như một miếng thịt tươi treo trước miệng hổ và đương nhiên không thể không bị người Hồi giáo xâm chiếm.
Vào thế kỷ thứ 10, miền đông Afghanistan vùng đất Ghazni có một vị vua đạo Hồi là Nahmud. Ông này thì tàn bạo, nhiều tham vọng nên chuyện ông xua quân sang xâm lược vùng bắc Ấn là một điều tất yếu. Lấy cớ diệt bọn " tà đạo" ông ta dẫn quân sang Ấn độ cướp bóc được vô số của cải của người Ấn tích luỹ trong mấy nghìn năm. Sử sách còn ghi lại " Những viên ngọc trai, hồng ngọc lấp lánh như nước hoà với rượu rồi đông lại. Các viên ngọc bích y như trái sim và những viên kim cương lớn bằng hạt lựu"
Liên tục cướp bóc, đốt phá đền chùa và tàn sát dân lành. Mỗi lần vào một thành phố nào là từ người già đến trẻ em đều bị ông ta giết sạch. Ngoài ra còn bắt hàng trăm ngàn người Ấn độ về làm nô lệ nữa. Dẫn tới ông ta được coi là người giàu nhất trong lịch sử nhân loại.
Các sử gia Hồi giáo thi nhau tung hô đội quân ăn cướp này coi như vị vua vĩ đại nhất của đạo Hồi. Và chính với truyền thống ăn cướp đó đến thế kỷ 12 người Hồi giáo ở Afghanistan xâm chiếm hẳn vùng Delhi của Ấn độ và đặt lên một nền cai trị cực kỳ hà khắc. Những vị vua này giết người như ngoé, đến mứuc mà các đao phủ làm việc cũng hết sức và mệt mỏi. Trong sân Hoàng cung lúc nào cũng có một đống xác người. Lấy việc giết người làm thú tiêu khiển, dồn cản trăm ngàn người ra cánh đồng rồi đốt, lột da, cho voi giày ngựa xéo... Giết chán người Ấn những ông vua này quay sang giết cả những người Hồi giáo. Sử ghi lại trong một ngày vua Alaudin giết 30.000 người Mông cổ. Tàn bạo hơn khi người cháu vua Tughlak nổi loạn ông này không những giết mà bắt vợ con của kẻ nổi loạn phải ăn thịt chồng và cha mình
Các vua sau này còn tàn bạo hơn nữa, chẳng hiểu họ thâm thù gì với người Ấn đến thế mà có ông thì treo giải cứ cắt đầu được một người dân Ấn sẽ trọng thưởng. Và ông ta đã thưởng được 180.000 đầu. Các vua Hồi này đua nhau tấn công các làng mạc truy sát người dân Ấn. Nếu trong một ngày mà giết được 20.000 dân Ấn thì sẽ mở tiệc suốt 3 ngày 3 đêm liền.
Suốt 300 năm người Ấn phải chịu cảnh lầm than như thế, đến mức họ không còn đất dung thân phải chui vào rừng để ở. Những chính sách khủng bố và bóc lột tàn bạo đó làm cho người Ấn suy nhược đi cả về thể chất và tâm hồn. Họ chỉ còn biết tìm đến những thuyết siêu nhiên đắm mình trong đó.
Nhưng một chế độ cai trị hà khắc như thế làm sao mà tồn tại được. Đến thế kỷ thứ 15 Một vị vua Mông cổ ( cháu nội của Thành Cát Tư Hãn) là Babur đem quân xâm lược Ấn độ đánh tan chế độ của các vua Afghanistan và lập nên vương triều Mughal. Chính chữ Mughal hay Moghul là xuất phát từ Mongolia ( Mông cổ mà ra vậy). Nhưng những vua Mughal họ ôn hoà hơn, cai trị khéo léo hơn và quan trọng là họ có Đại đế Akbar biết cách cai trị, dung hoà tôn giáo nên lập được nên một vương triều bền vững
Tôi dài dòng như thế vì chính Purana Qila này là nơi khởi đầu cho đế chế Mughal - Một đế chế lớn và vĩ đại nhất ở Ấn độ