Quê vợ em ở Xuân Trường - Nam Định, lần đầu tiên về quê (ngày còn đang mơ được chung giường), dự đám cưới cô em họ vợ. Mọi chuyện trong hôn lễ diễn ra bình thường như bao miền quê khác, tới khi ăn tiệc em đi từ hết ngạc nhiên này, tới ngạc nhiên khác. Đầu tiên là mâm cố, chà thấy mâm cỗ đầy ngồn ngộn, nòa là Một đĩa gà to, một đĩa cá trắm nguyên con, một đĩa bò tái....ấn tượng đặc biệt là đĩa giò, một đĩa to tổ chảng, gồm ba khúc giò (chứ không phải khoanh nhé), 1 khúc giò lụa, 1 khúc giò thúc, 1 khúc giò mỡ - Em gọi là khúc bở vì mỗi khúc có lẽ được chia 1/3 cây giò 1 kg. Mân ngồi 5 người, em thầm nghĩ: dân ở đây ăn tốt thật. Mang thắc mắc này chia sẻ với ông chú bên cạnh, một niềm tự hào tuột độ đang hiện hiện trên đôi mắt sáng rực của ông. Ông khoe, thế này là bình thường, ở đây, nhà nghèo cũng phải lo được mâm cỗ thế này... Bụng em đang đói, thấy cỗ cũng định ra sức thi triển cái võ ăn, nhưng..... mà .... sao 3 vị nữ ngồi cùng mâm (trừ em và ông chú) chẳng thấy ăn là mấy, nhấm nháp mấy đĩa rau, ít nước canh và cơm, còn thức ăn thì.... hầu như không ai động đũa, hay là .... em gắp bỏ nhưng đều từ chối hoặc gắp để lại, hay là nhường mình nhỉ... không phải
Liếc qua các bàn khác, hầu như đều giống mâm em, đặc biệt là các bàn 100% nữ, không ngon ư..?. Thôi kệ, ta đói, cỗ ngon là cứ chén phần của ta....
Sau một hồi thằng em chén nó say, có lẽ là đến giờ tan tiệc, vâng như tằm ăn rỗi, tiếng loạt soạt của túi bóng khắp cả sân cỗ, rồi thì các thức ăn còn gần như nguyên vẹn ở các mâm được chia đều cho 5 túi. Mâm em ngồi lúc đầu mấy chị ơi e, có lẽ vì em là khách phương xa, em biết ý nên, xin phép ra uống nước. Khách khứa lục tục ra về, mỗi người kèm theo 1 túi một cách vô tư - Ngạc nhiên thứ 2 này được em khéo hỏi xã tương lai - Đây là tục ăn cỗ lấy phần, đã bao đời này còn truyền lại, không phải vì điều kiện hoàn cảnh, có cả những gia đình khá giả, cũng không ngoại lệ. Chà một nét văn hóa, em chưa từng gặp ở miền quê nào, mặc dù em đã ngao du gần trọn các vùng quê điển hình của đất Việt.