[Funland] Ăn cỗ mang đồ về...cũng hay!

Biển số
OF-39118
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
438
Động cơ
472,743 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Để cho các ông các bà mang về, còn mình thì thôi :))
 

honda_cub79

Xe lăn
Biển số
OF-69175
Ngày cấp bằng
25/7/10
Số km
14,669
Động cơ
479,911 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhà cháu thấy bình thường mà, có gì đâu
 

butchikim

Xe ngựa
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
29,599
Động cơ
28,022 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Tiết kiệm là quốc sách ;))
 

nhatlongcamera2

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-84732
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
1,792
Động cơ
446,629 Mã lực
Nơi ở
hanoi
quê em thì gói thức ăn nguyên vẹn vào trước, rồi ăn những thứ chưa gói, như vậy gọn gàng , vệ sinh hơn là ăn xong thừa mới gói về
 

lamhoangvan87

Xe lăn
Biển số
OF-358721
Ngày cấp bằng
17/3/15
Số km
10,332
Động cơ
1,109,441 Mã lực
Nơi ở
Nhổn
mỗi vùng 1 phong cách. nghe mấy nhà văn hóa dân tộc online cãi nhau thì nhọc đầu lắm. Em cứ tôn trọng thói quen người khác cho nó dễ sống :D
 

TRƯƠNG AN

Xe buýt
Biển số
OF-14372
Ngày cấp bằng
30/3/08
Số km
615
Động cơ
504,868 Mã lực
Tùy theo phong tục từng vùng.

Cá nhân em thấy mang về (nếu thừa) cũng tốt.
 

chacchanxe

Xe buýt
Biển số
OF-149435
Ngày cấp bằng
17/7/12
Số km
799
Động cơ
363,976 Mã lực
Đi ăn nhậu có hôm mấy thằng đi với nhau, uống nhiều và no, mấy ông hứng lên cứ gọi đầy bạn xong ko ăn, có hôm gọi cái đùi lợn hầm sữa ra ko ông nào chấm đũa mà ngại ko cầm về, nghĩ hôm sau cũng tiếc.
 

Lee Saker

Xe điện
Biển số
OF-28525
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
3,595
Động cơ
517,676 Mã lực
Đi ăn nhậu có hôm mấy thằng đi với nhau, uống nhiều và no, mấy ông hứng lên cứ gọi đầy bạn xong ko ăn, có hôm gọi cái đùi lợn hầm sữa ra ko ông nào chấm đũa mà ngại ko cầm về, nghĩ hôm sau cũng tiếc.
Cháu 1 lần cũng thế nhưng xin mấy cái hộp xốp cho đồ vào rồi cho mấy em PG bia bảo tí chia nhau mà ăn :D
 

ttngoc

Xe điện
Biển số
OF-122923
Ngày cấp bằng
3/12/11
Số km
2,741
Động cơ
605,474 Mã lực
Website
alocanhosg.com
Em từng chứng kiên một nhà làm cỗ cưới, khách mời như dưj tính không đến, chỉ gửi phong bì, cỗ còn dư, mang chia mời hàng xóm không hết...
 

vợ người ta

Xe điện
Biển số
OF-432047
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
2,005
Động cơ
225,620 Mã lực
Đi ăn cỗ vài nơi họ để sẵn túi cho khách mang về!
Em ko thấy xấu, cũng ko đánh giá.
Em thì ít mang về vì cỗ bàn bây giờ cũng ngán quá, chẳng thấy gì ngon!
 

khonglo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-431911
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
3,390
Động cơ
237,460 Mã lực
Nhà e đặt tiệc, Ăn xong còn bao nhiêu cũng gói gém cẩn thận nhờ anh em, bà con hàng xóm mang về ăn giùm cho hết chứ bỏ uổng
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,169
Động cơ
689,930 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái này trước có thớt bàn mãi rồi.
Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa nó là văn hóa làng xã đặc thù:
- Một phần cả làng có vài họ với nhau là bình thường, thế nên có cỗ bàn phải mời nhau một miếng.
- Một phần do tình cảm "lời mời cao hơn mâm cỗ"...có việc cả làng xúm tay vào giúp...nên khi hết đám vẫn gói về cho người già, trẻ em...như lời cảm ơn gia đình đã giúp đỡ.
- Một phần do cái nghèo-tính tiết kiệm..., cả năm có đám, hay tết nhất mới ăn xôm nên những người không đi được cũng thèm thuồng...vậy nên gia chủ mới gói về cho mọi người như thể hiện sự rộng lượng của nhà đám mà lấy lộc may.

Các cụ nào đã ở quê vào thập kỷ trước 80 mới thấy cái tình người nó như nào. Nói thật với các cụ là những năm bẩy, tám mươi toàn đi bộ là chính, từ ga về đến làng cả đôi chục cây mà gặp người đi xe đạp đi nhờ người ta vẫn đèo mình như thường. Cán bộ cho nhà to trung tâm không thích ở lại về làng vì tình người chứ có như giờ đâu, chưa kịp xin đã tìm cách giật cmnr, tay đao tay kiếm chém còn cái gì đâu.
Em giờ về quê mà ko có ai đi đón vẫn đi nhờ xe. Người lạ hay người quen, xe đạp hay xe máy họ đều chở hết. Có lần ngồi nhờ xe đạp 1 cô đi chợ về còn buộc nguyên ngạng :)). Về làng chào dạo từ đầu làng đến cuối làng. Tình người quê cho con người ta cảm giác muốn trở về.
Chuyện cỗ bàn thì thực ra xử lý giúp gia chủ cũng là điều tốt. Đồ để thừa rất lãng phí.
 

Trangchoắt

Xe tải
Biển số
OF-470029
Ngày cấp bằng
13/11/16
Số km
237
Động cơ
201,610 Mã lực
Mình thấy chủ yếu các bà lấy phần về cho con hay cháu thôi chứ thanh niên chẳng mấy ai lấy về cả. Còn một mâm cỗ mà có 6 người chia rồi có 6 con tôm ông k lấy phần thì ăn chút ai người ta lườm gì đâu
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,977
Động cơ
459,360 Mã lực
Chuyện ăn u cũng là 1 thứ văn hóa và ng Việt có tính xấu kiểu ăn buffe nhiều lần phản ánh và rất nhiều văn hóa khác. Tuy nhiên ko phải ko có ưu điểm...Đọc bài của bạn Mỹ này thấy cũng có lý. Vậy nên ko đâu xấu tất và chẳng đâu thiên đường. VN rỗi sẽ thịnh vượng hơn và mong là văn hóa cũng đc nâng tầm và vẫn giữ đc nét truyền thống ưu điểm.


Hôm 19/10, tờ Caller Times (Mỹ) đăng tải bài viết của cô Mary Lee Grant, một người đã từng có nhiều năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam cho rằng, người Mỹ có thể học hỏi nhiều điều trong cuộc sống của người Việt.


  • Dưới đây là lược dịch bài viết của cô Mary Lee Grant trên tờ Caller Times:

Tại một quán cà phê trên vỉa hè nhìn ra những con phố nhỏ của Hà Nội, bạn tôi và tôi cùng ăn bún chả – món ăn gồm có bún và thịt nướng nổi tiếng của thành phố nằm ở miền Bắc Việt Nam này. Chúng tôi vừa ăn vừa chia sẻ với nhau về những giấc mơ, những kế hoạch. Trong khi đó, ngoài con đường đang chật ních vào giờ cao điểm, những chiếc xe máy chen chúc nhau để về nhà khi hoàng hôn đang buông dần xuống thành phố 1000 năm tuổi này.

Khi còn dạy ở Đại học Mỏ địa chất Hà Nội, tôi đã kết bạn với nhiều giáo sư và học sinh, cộng với bối cảnh đáng yêu của Hà Nội. Tôi cảm giác như mình đang sống trong câu chuyện mà bố mẹ tôi đã từng kể về thời họ còn trẻ ở Oklahoma. Khoảng thời gian của Thế hệ vĩ đại có rất nhiều giá trị mà chúng tôi ngưỡng mộ, với những con người đã sống sót qua cuộc đại suy thoái và Thế chiến II, giờ lại đang hiển hiện ở Việt Nam.


Một quán cà phê ở Việt Nam. Ảnh: Internet
Giống như Thế hệ vĩ đại ở Mỹ, những người Việt Nam bây giờ đã trải qua chiến tranh và khoảng thời gian giải quyết hậu quả của chiến tranh. Thế hệ già hơn, bao gồm nhiều phụ nữ đã từng cầm súng chiến đấu. Khi đi thăm một ngôi làng bị tàn phá bởi chất độc màu da cam của Mỹ, tôi vẫn được nhiều người phụ nữ đã từng cầm súng tiếp đón thân tình. Điều đó khiến tôi rất ngạc nhiên.

Sau chiến tranh, người Việt Nam phải sống trong cảnh ‘thắt lưng buộc bụng’ khi thức ăn khan hiếm. Cuộc sống khắc nghiệt giống như khi người Mỹ trải qua cuộc đại suy thoái. Trong khi đó, giờ đây, khi người Mỹ đang bị phụ thuộc quá nhiều vào thức ăn chế biến sẵn và đồ ăn nhanh thì ở Hà Nội, những đồ ăn đó lại rất hiếm. Các nguyên liệu nấu ăn đều tươi ngon và thức ăn luôn được nấu ngay tại chỗ. Ở Việt Nam, người dân không phải vật vã với tình trạng béo phì như ở Mỹ. Và không giống như văn hóa “vừa ăn vừa lái xe” của người Mỹ, người Việt hiếm khi ăn một mình. Bữa trưa hàng ngày là thời gian để họ xây dựng các mối quan hệ xã hội. Văn hóa ẩm thực lành mạnh chỉ còn là hoài niệm của người Mỹ thì giờ đây đang nở rộ ở Việt Nam.


Việt Nam có nhiều trẻ em - điều mà nhiều người Mỹ thấy ngưỡng mộ.
Những người Mỹ đang tìm kiếm các giá trị đạo đức truyền thống, họ có thể đến Việt Nam. Tình trạng lạm dụng ma túy rất hiếm. Không ai trong số sinh viên của tôi dùng cần sa. Các hình phạt về ma túy rất nghiêm khắc. Những người buôn bán ma túy số lượng lớn sẽ phải đối mặt với hình phạt cao nhất là tử hình. Những người vi phạm nhỏ hơn sẽ bị giam giữ, bị phạt tù và bị cải tạo bằng các hình thức lao động. Tội phạm bạo lực rất hiếm. Việt Nam có luật về súng đạn nghiêm ngặt nhất hành tinh này. Dường như không có khủng bố.

Khoảng tầm 10 giờ tối, đường phố đã bắt đầu im ắng, có lẽ là vì người dân có thói quen dậy sớm. Khoảng 4 giờ sáng, nhiều người đã ra đường đi bộ.

Khi trở lại Mỹ, tôi thấy một trong những điều nổi bật nhất ở Mỹ là ít trẻ em. Trong khi đó, ở Việt Nam, trẻ em ở khắp mọi nơi. Chúng tự đi học, chơi ngoài trời cả khi trời đã tối giống như những ngày xưa cũ ở Mỹ.

Hàng xóm giúp đỡ lẫn nhau. Họ cũng đối xử rất lịch thiệp với người nước ngoài. Có lần, thẻ tín dụng của tôi bị khóa vì có hoạt động đáng ngờ, tôi đã được tài xế taxi cho mượn tiền. Sau khi làm việc xong với ngân hàng tôi mới trả lại anh.


Giống như Thế hệ vĩ đại ở Mỹ cố gắng hết mình để vượt qua những khó khăn, người Việt cũng vậy.

Cuối bài, Mary Lee Grant kết luận: “Trong khi người Việt Nam nhìn vào Mỹ, ngưỡng mộ sự thịnh vượng của chúng tôi, hệ thống giáo dục của chúng tôi, tôi lại ngưỡng mộ họ. Họ tràn đầy hy vọng, sự kiên cường và rất biết quan tâm tới người khác. Đó là những phẩm chất chúng ta nên học hỏi”.


http://cafef.vn/bao-my-nguoi-viet-co-nhieu-dieu-nguoi-my-rat-nguong-mo-20171022090247488.chn
 

nghia heniken

Xe container
Biển số
OF-204591
Ngày cấp bằng
2/8/13
Số km
5,992
Động cơ
450,204 Mã lực
Nơi ở
www.nghiaheniken.com
Website
www.facebook.com
Các bác cứ phải học hỏi thèng cu nhật ạ.
Bếu không mang về em thấy phí lãng lắm ạ.
 

Ba Kích Rừng

Xe container
Biển số
OF-144459
Ngày cấp bằng
3/6/12
Số km
5,350
Động cơ
406,172 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
ai thích mang về thì mang không sao cả, vì thực chất họ chỉ mang về đồ thừa, còn ai không thích thì không mang, mọi chuyện đơn giản mà.
Đồ thừa cái mứt.. thèng nói câu này chưa bao giờ đi ăn cỗ camphuchia
Họ chỉ ngồi ăn rau,canh,.. ngay từ đầu đã phát nhau cái túi bóng rồi.. giò,trứng vịt lộn,gà,.. chả ai bảo ai.. tự gắp chia nhau
.. Văn hóa đâu chả thấy.. lôi thôi lếch thếch
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
18,454
Động cơ
164,368 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc
Ngày xưa cỗ quê em ( những năm 8x), mọi người chỉ ăn cơm canh rau thôi. Còn xôi thịt chia ra gói đem về cho những người ở nhà, bây giờ cuộc sống ấm no hơn thì bỏ rồi
 

vnledigmann

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-332303
Ngày cấp bằng
22/8/14
Số km
8,773
Động cơ
351,344 Mã lực
Đã nghèo đói lại sĩ diện hão. Ăn ko hết mang về thì sao? Làm sao phải đám cưới? Liên hoan cơ quan mà ăn ko hết thì mang về la chuyện rất bình thường. Đàn ông ko là người à? Ko phải ăn chắc?
 

trancongdung

Xe điện
Biển số
OF-118307
Ngày cấp bằng
26/10/11
Số km
3,974
Động cơ
408,737 Mã lực
Nơi ở
20°58'30.4"N 107°00'02.9"E
Quê em Nam Định, nói chung cỗ chỗ em mâm nào cũng có bịch túi nilon để sẵn theo mâm. Mâm nam thì chỉ ông già lấy phần, còn trung niên và thanh niên sẽ ăn và uống rượu gần hết, người dọn bàn sẽ lấy phần. Còn mâm nữ họ chỉ ăn cơm, rau, canh... còn lại chia nhau lấy phần hết ạ. Nó là phong tục từ xưa rồi, chả bỏ được.
Quê em cũng rứa nhưng chỉ mâm nữ thôi
Thế mâm đàn ông là ăn hết hở cụ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top