- Biển số
- OF-464916
- Ngày cấp bằng
- 24/10/16
- Số km
- 1,518
- Động cơ
- 210,720 Mã lực
Chủ đề này em nhớ trước kia cũng đã bàn luận trên OF rồi. Theo em đó là 1 phong tục tốt.
Em đi ăn cưới cũng thấy chủ tiệc kêu nhân viên ra gói thức ăn thừa các bàn, bàn nào chuẩn bị về thì đưa họ mang về cho đỡ phí. Nói thẳng chứ ăn xong để thừa mứa nó thể hiện sự phí phạm, còn nếu giữ ý thì chủ tiệc nên biết ý để gói mang về, nhất là nếu cỗ cưới đa phần toàn người quen người thân thì gói cho họ đem về cũng chẳng sao, trừ khi là đồ không gói mang về được hay người đi ăn cưới không muốn cầm về thôi.Em thấy vẫn gói mang về nhà nhưng ko phải là khách mà là chủ tiệc. Bình thường mà có gì đâu. Gói về là tốt, vì tiền trả hết rồi.
Cũng lạ cụ nhỉ. Đem về cho bố mẹ, các anh chị, em trong nhà ăn thì có sao đâu. Càng tạo thêm gắn bó tình cảm gia đình. Mấy chị em mâm kia đi ăn mâm cao cỗ đầy có khi bố mẹ ở nhà có mỗi đĩa rau luộc.có lần đi ăn cỗ cưới xong ,em gói cầm về cho mẹ già tý xôi với miếng giò ăn không hết, thế mà mấy mâm bên cạnh con gái nó nhìn em như nhìn người ngoài hành tinh...vì em con trai..
có xứ Đạo... cha cố là người Thành phố.. về làm cha xứ.. bắt dân bỏ tục được mấy nămỞ trên đây chỉ thấy các cụ nói mang về và ko mang về,nhưng chưa hiểu sâu xa về cái tục lệ đó.Em công tác ở Hải Hậu thường xuyên và có thâm niên đi ăn cỗ,nên em có một số hiểu biết như sau:
-Ngày xưa vợ là người thường đi ăn cỗ và chồng ở nhà hái rau thơm,đến ăn cỗ chỉ ăn đồ nấu còn đồ khô ra vườn hái lá chuối gói lại đem về(Bây giờ có 6cái túi ni lon để sẵn)
-Bây giờ có chia phần cũng ít người mang về vì cũng chả có ai ăn do thịt gà cn,giò chả toàn bột.Nói tóm lại là ko ngon.
Nhưng vấn đề lớn nhất là lãng phí,bởi ko thể nấu cỗ ngon đc khi phải nẫu cỗ chia phần,không thể nấu theo ý gia chủ mà phải nấu sao cho có phần để mang về-dẫn đến mâm cỗ ở đám nào cũng phải nấu giống nhau(nhiều nhưng rẻ dẫn đến phải dùng gà cn,giò chả tống đấy bột).nhiều khi mang về cũng vứt đi chả ai ăn dẫn đến lãng phí.
Gần đây thực hiện nếp sống Nông Thôn Mới,một số xã(Hải Châu,Hải Toàn, Hải An,Trực Thái)UBND các xã đó yêu cầu cấm làm cỗ chia phần,và thực hiện triệt để,qua một thời gian thấy mọi người đều thực hiện vui vẻ .
Quê Em vùng núi Bắc Giang, xưa kia cũng có tục lệ này nhưng không phải là tự lấy mà do chính gia chủ gói đồ mới cho các Cụ già mang về. Còn đồ ăn trên bàn vẫn xơi nhiệt tình, bây giờ thì hết hẳn kiểu này rồi. Em thì kệ hết, ai muốn thế nào là việc của người ta, Em chả đánh giá. Em cũng học cách mang đồ ăn về trong thời gian vài năm đổ lại đây, nhưng chỉ là đồ ăn ngon Em đã thanh toán tiền, còn lại Em bỏ hết hoặc thấy món nào ngon Em gọi thêm 1 xuất mang về cho Vợ Con ăn. Ăn 1 mình về thấy Vợ Con chưa được thưởng thức là Em lại áy náy. Còn đi ăn cỗ thì chẳng bao giờ Em lấy cái gì, nhưng ủng hộ người khác mang về nhưng đừng chưa ăn đã tính chuyện mang về.Quê em Nam Định, nói chung cỗ chỗ em mâm nào cũng có bịch túi nilon để sẵn theo mâm. Mâm nam thì chỉ ông già lấy phần, còn trung niên và thanh niên sẽ ăn và uống rượu gần hết, người dọn bàn sẽ lấy phần. Còn mâm nữ họ chỉ ăn cơm, rau, canh... còn lại chia nhau lấy phần hết ạ. Nó là phong tục từ xưa rồi, chả bỏ được.
Mợ nhầm mang đồ thừa và lấy phần ( lấy ngay lúc vào mâm) .Mag về cho đỡ phí, để cũng bỏ chủ nhà ăn sao hết.
Ah vâng, e nhầmMợ nhầm mang đồ thừa và lấy phần ( lấy ngay lúc vào mâm) .
Kệ cmn đi cụ,việc mình mình làm hơi đâu để ý chúng nó nghĩ gì.có lần đi ăn cỗ cưới xong ,em gói cầm về cho mẹ già tý xôi với miếng giò ăn không hết, thế mà mấy mâm bên cạnh con gái nó nhìn em như nhìn người ngoài hành tinh...vì em con trai..