[Funland] AN-2 và Trận Pa Thí

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
AN-2 VÀ PA-THÍ

V/ Trận thứ 3: không quân Mỹ đánh hủy diệt Pa-Thí:

Do lo sợ các thiết bị và khí tài hiện đại rơi vào tay Bắc Việt, ngày 11 tháng 3 năm 1968 -> không quân Mỹ đã đánh phá hủy diệt hoàn toàn căn cứ Pa-Thí.

(Nhà cháu không có ý định chép nguyên tài liệu này vào đây. Nếu bác nào muốn nghiên cứu sâu và kỹ hơn, nhắn tin cho nhà cháu, để nhà cháu chuyển cho bản đầy đủ)

Căn cứ Pa-Thí bị san bằng, và phía Mỹ từ bỏ sử dụng căn cứ Pa-Thí. Từ thời khắc đó, căn cứ Pa-Thí vĩnh viễn biến mất trên bản đồ tác chiến của Mỹ.


VI/ Viết tiếp về người anh hùng:

Ở trong tút đầu tiên, tôi có đăng hình một liệt sỹ phi công, còn nằm lại trong AN-2, và suy đoán rằng:

-Đó là thượng uý PHẠM THANH TÂM.

Tuy nhiên, đến hôm nay, sau khi đối chiếc các tư liệu, thì người anh hùng ấy, không phải là anh Tâm.

Lý do là anh Tâm bay trên chiếc AN-2, có số đuôi là 664, mang mật danh 354 gồm: Phan Như Cẩn - chỉ huy biên đội và Phạm Thanh Tâm, Trần Sĩ Tiêu;
Chiếc máy bay này đã bị cháy hết.

Vậy,

Theo vị trí hy sinh của liệt sỹ, thì có thể cho rằng, người anh hùng liệt sỹ ấy, là anh Phạm Văn Phán -cơ giới trên không.
Anh Phán bay trên máy bay AN-2, có số hiệu đuôi là 665, có mật danh 355 gồm: Trần Hữu Quý, Phạm Văn Phán, Lê Xuân Kịch;

Tôi ước ao, giá như có cách nào, nhắn được cho người thân của anh Phán, để họ biết được, anh Phán đã hy sinh anh dũng như thế nào.

ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG LIỆT SỸ.

phi công hy sinh.jpg
 

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
4,496
Động cơ
215,455 Mã lực
các cụ thời trước giỏi thật, máy bay AN lạc hậu vẫn bay sang Lào thả rốc két; đặc công việt nam còn sang cả Thái lan phá máy bay B52
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
485
Động cơ
11,115 Mã lực
-Đơn vị "X" Lào nhận thư khen của tổng tư lệnh QGP Lào vì thành tích trong trận Pa Thí.

Thư khen.jpg
Trông các đồng chí đơn vị X không có vẻ thuộc "dân tộc nhiều người" lắm.
Khoảng sau 1990, phía Mỹ có phỏng vấn một số cựu chiến binh ta tham gia trận đánh. Nhờ đó tìm được một phần hài cốt của 2/11 người Mỹ chết tại trận. Số còn lại đến nay vẫn chưa tìm được.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
Trông các đồng chí đơn vị X không có vẻ thuộc "dân tộc nhiều người" lắm.
Khoảng sau 1990, phía Mỹ có phỏng vấn một số cựu chiến binh ta tham gia trận đánh. Nhờ đó tìm được một phần hài cốt của 2/11 người Mỹ chết tại trận. Số còn lại đến nay vẫn chưa tìm được.
Các đồng chí của đơn vị 'X' đa số là người Mèo, cụ à
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,614
Động cơ
463,407 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
các cụ thời trước giỏi thật, máy bay AN lạc hậu vẫn bay sang Lào thả rốc két; đặc công việt nam còn sang cả Thái lan phá máy bay B52
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt thì thời nào cũng có.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,321
Động cơ
514,402 Mã lực
III/ Trận thứ nhất: AN-2 đánh Pa-Thí:

8/ Baoleo và AN-2:

Những năm 1967 – 1968, tôi đã sống ở xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Giang).

Suốt hai năm ở đấy, xã Lương Phong ấy, gần như ngày nào tôi cũng ra sông Máng tắm giặt.

Tôi đã bơi lội trên dòng sông này những năm 1967 – 1968.

Tôi đã đi trên bờ đê của dòng sông này, để đi đến sân bay dã chiến Sơn Qủa, xem máy bay ‘bà già’ của ta. Sau này, qua quân sử, tôi mới tường minh được, sân bay Sơn Qủa, đã từng là sân bay căn cứ của máy bay ‘bà già’ AN-2 của ta, đi đánh căn cứ Pa-Thí bên Lào.

Trận đánh của biên đội AN-2 của anh hùng phi công Phan Như Cẩn vào căn cứ Pa-Thí đầu năm 1968. 4 chiếc AN-2 cất cánh từ Gia Lâm, sau khi không kích căn cứ Pa-Thí xong, trên đường về, 2 chiếc AN-2 của ta bị bắn rơi, trong đó có chiếc của anh Phan Như Cẩn. Hai chiếc còn lại bay được về Việt Nam, trong đó có một chiếc hạ cánh xuống sân bay Sơn Qủa.

Và đó chính là chiếc máy bay ‘bà già’ mà tôi đã lẫm chẫm đi bộ, dọc dòng ‘sông Máng’, để đến xem nó ở sân bay Sơn Qủa.

Oài, lịch sử luôn là những khúc quanh, vòng trôn ốc.

Mỗi một lúc trong cuộc đời, ta lại bắt gập những ký ức cũ xưa, nhưng với nhiều trải nghiệm hơn.

Ôi, dòng sông Máng ấy, là nơi mà tôi, trước khi thành sỹ quan Hải quân, hồi bé – đã đi trên bờ đê ấy, đến thăm một con phi cơ AN-2, sau khi ném bom ở Lào về.

Lịch sử đã ghi về sự kiện ấy như thế này:

“…. máy bay 356 tuy bị hỏng hệ thống liên lạc nhưng đã hạ cánh an toàn xuống sân bay dã chiến Hiệp Hòa. Trung đoàn cho trực thăng Mi-4 lên đưa tổ bay về căn cứ Gia Lâm, chiếc AN-2 sau trận đánh bị thương, hỏng hệ thống thông tin liên lạc được giữ lại để sửa chữa…..”

(Còn tiếp)

Hình vẽ minh hoạ AN-2 trên đường về sân bay Sơn Quả (còn gọi là sân bay Đức Thắng – Hiệp Hoà – Hà Bắc)

Đường về SQ.jpg
Cái sân bay này còn gọi là sân bay Gió phải không cụ. Nó nằm cạnh Trung tâm nghiên cứu đất, trước đây còn gọi là Trạm Cải tạo đất thuộc Bộ NN. Năm 1972 - 1975 mình ở với bà già ở đó. Nhớ lại thời kì đó phía sau còn đậu thường xuyên 1 chiếc máy bay 4 cánh. Sau này mới biết là AN-2. Bọn trẻ con vẫn thỉnh thoảng trèo lên trên thân máy bay mà nó mềm cảm giác như dẫm mạnh có thể bị thủng. Chỗ này thỉnh thoảng có máy bay trực thăng xuống. Có lúc bọn trẻ còn được mấy chú phi công cho lên máy bay làm 1 vòng. Cái mối tình đầu trẻ cũng gắn liền với cái trạm gần sân bay này. Còn dòng sông Máng như cụ nói sao mình không hình dung ra nhỉ. Chỉ biết có một con kênh dẫn nước đi xuyên qua xã Lương Phong thì phải. Mảnh đất này mình có nhiều kỷ niệm. Sau này vào đại học ở HN. Bà già cũng chuyển công tác về Hà Nội ở Viện Nông hoá thổ Nhưỡng Chèm HN. Nên chưa có dịp quay lại.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
Cái sân bay này còn gọi là sân bay Gió phải không cụ. Nó nằm cạnh Trung tâm nghiên cứu đất, trước đây còn gọi là Trạm Cải tạo đất thuộc Bộ NN. Năm 1972 - 1975 mình ở với bà già ở đó. Nhớ lại thời kì đó phía sau còn đậu thường xuyên 1 chiếc máy bay 4 cánh. Sau này mới biết là AN-2. Bọn trẻ con vẫn thỉnh thoảng trèo lên trên thân máy bay mà nó mềm cảm giác như dẫm mạnh có thể bị thủng. Chỗ này thỉnh thoảng có máy bay trực thăng xuống. Có lúc bọn trẻ còn được mấy chú phi công cho lên máy bay làm 1 vòng. Cái mối tình đầu trẻ cũng gắn liền với cái trạm gần sân bay này. Còn dòng sông Máng như cụ nói sao mình không hình dung ra nhỉ. Chỉ biết có một con kênh dẫn nước đi xuyên qua xã Lương Phong thì phải. Mảnh đất này mình có nhiều kỷ niệm. Sau này vào đại học ở HN. Bà già cũng chuyển công tác về Hà Nội ở Viện Nông hoá thổ Nhưỡng Chèm HN. Nên chưa có dịp quay lại.
Có chợ Gió. Chợ Gió cũng gần sân bay Sơn Quả. Nhưng tôi chưa nghe nói là sân bay Gió.
Tên địa phương thì gọi là sân bay Sơn Quả. Còn tên quân sự thì gọi là sân bay Hiệp Hoà hoặc sân bay Đức Thắng.

Sông Máng thực ra là một con kênh dẫn nước.
Còn 'Máng' là tên địa phương để chỉ 1 con kênh. Như là 'con mương - con máng' ấy.
Tôi không biết và nhớ, tên con kênh/mương/máng ấy là gì. Chỉ nhớ là mọi người hay gọi nhau rằng:
-Đi ra 'máng' mà tắm.
Vậy, tôi cứ nghĩ 'máng' là tên riêng.
Vậy thì cụ hoviethung và tôi, chắc chắn là cùng ở và cùng nói đến 1 địa danh rồi.
Nếu cụ cũng ở thời ấy (1967 - 1968), thì chắc cụ còn nhớ rằng:
-Ngoài sân bay Sơn Quả, vùng đất đấy còn có trận địa tên lửa SAM 2 (tất nhiên là không ở cạnh sân bay), mà cạnh 'con sông Máng' thần thánh kia.
Khi đó, ở trận địa tên lửa SAM 2 này, có khá nhiều chuyên gia Liên Xô.
Cá nhân tôi, cùng trẻ con cùng lứa, và dân làng, cứ mỗi tối sáng trăng, lại ra giao lưu với họ mà.

Chúc cụ sức khoẻ. Hôm nào có duyên, anh em ta ngồi làm vại bia với nhau, và nói về ký ức xưa, cụ nhé.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,321
Động cơ
514,402 Mã lực
Có chợ Gió. Chợ Gió cũng gần sân bay Sơn Quả. Nhưng tôi chưa nghe nói là sân bay Gió.
Tên địa phương thì gọi là sân bay Sơn Quả. Còn tên quân sự thì gọi là sân bay Hiệp Hoà hoặc sân bay Đức Thắng.

Sông Máng thực ra là một con kênh dẫn nước.
Còn 'Máng' là tên địa phương để chỉ 1 con kênh. Như là 'con mương - con máng' ấy.
Tôi không biết và nhớ, tên con kênh/mương/máng ấy là gì. Chỉ nhớ là mọi người hay gọi nhau rằng:
-Đi ra 'máng' mà tắm.
Vậy, tôi cứ nghĩ 'máng' là tên riêng.
Vậy thì cụ hoviethung và tôi, chắc chắn là cùng ở và cùng nói đến 1 địa danh rồi.
Nếu cụ cũng ở thời ấy (1967 - 1968), thì chắc cụ còn nhớ rằng:
-Ngoài sân bay Sơn Quả, vùng đất đấy còn có trận địa tên lửa SAM 2 (tất nhiên là không ở cạnh sân bay), mà cạnh 'con sông Máng' thần thánh kia.
Khi đó, ở trận địa tên lửa SAM 2 này, có khá nhiều chuyên gia Liên Xô.
Cá nhân tôi, cùng trẻ con cùng lứa, và dân làng, cứ mỗi tối sáng trăng, lại ra giao lưu với họ mà.

Chúc cụ sức khoẻ. Hôm nào có duyên, anh em ta ngồi làm vại bia với nhau, và nói về ký ức xưa, cụ nhé.
Hiệp Hoà, Đức Thắng, Gió thì cùng trong 1 địa danh. Ngay cái tên sân bay thì sau này nghe mang máng. Hồi đó cái mảnh đất mà máy bay thỉnh thoảng lên lên xuống chỉ là cánh đồng phẳng như sân vận động nhỏ. Bọn trẻ nông thôn vùng đó thường hay thả trâu, đá bóng, chơi diều chả thấy ai gọi nó là sân bay. Còn cái sông Máng thực ra là cái kênh hay cái mương thủy lợi dẫn nước như ý cụ cũng như mình thôi. Nghe các cô chú trong trạm kể lại Thời kì chiến tranh phá hoại Mỹ còn thả cả một loạt bom không nổ như bầy lợn con trên mảnh ruộng cạnh Máng đối diện trạm Cải tao đất. Còn năm 1967 - 1968 thì mình đang học cuối cấp 1 ở với ông già sơ tán ở vùng gần đó. Có thể nói mảnh đất này là nơi hầu hết tuổi thơ gắn liền với nó với bao kĩ niệm mà lâu chưa có dịp về thăm.
Hi vọng một này nào đó chúng mình gặp nhau cụ nhỉ.
Còn trận địa tên lửa Sam thì mình cũng không biết chỗ nào chỉ thấy thỉnh thoảng có mấy chiếc xe quân đội chở ống dài như ống nước to. Có lẽ là đạn tên lửa đi qua trường cấp 3 Hiệp Hoà nơi mình đã học.
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
Hiệp Hoà, Đức Thắng, Gió thì cùng trong 1 địa danh. Ngay cái tên sân bay thì sau này nghe mang máng. Hồi đó cái mảnh đất mà máy bay thỉnh thoảng lên lên xuống chỉ là cánh đồng phẳng như sân vận động nhỏ. Bọn trẻ nông thôn vùng đó thường hay thả trâu, đá bóng, chơi diều chả thấy ai gọi nó là sân bay. Còn cái sông Máng thực ra là cái kênh hay cái mương thủy lợi dẫn nước như ý cụ cũng như mình thôi. Nghe các cô chú trong trạm kể lại Thời kì chiến tranh phá hoại Mỹ còn thả cả một loạt bom không nổ như bầy lợn con trên mảnh ruộng cạnh Máng đối diện trạm Cải tao đất. Còn năm 1967 - 1968 thì mình đang học cuối cấp 1 ở với ông già sơ tán ở vùng gần đó. Có thể nói mảnh đất này là nơi hầu hết tuổi thơ gắn liền với nó với bao kĩ niệm mà lâu chưa có dịp về thăm.
Hi vọng một này nào đó chúng mình gặp nhau cụ nhỉ.
Còn trận địa tên lửa Sam thì mình cũng không biết chỗ nào chỉ thấy thỉnh thoảng có mấy chiếc xe quân đội chở ống dài như ống nước to. Có lẽ là đạn tên lửa đi qua trường cấp 3 Hiệp Hoà nơi mình đã học.
Đúng là tôi và cụ, chúng ta đã có thời cùng sống chung ở một vùng quê. Đúng là chúng ta, phải qập nhao, một hôm nào đó, cụ nhỉ ~o)
 

SOULFEEDMAN

Xe máy
Biển số
OF-315779
Ngày cấp bằng
13/4/14
Số km
86
Động cơ
294,206 Mã lực
Nơi ở
Quận Thanh Xuân
AN-2 VÀ TRẬN PA-THÍ

I/ PA-THÍ LÀ GÌ VẬY:

Trong cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc Việt Nam của KQ và HQ Mỹ, Mỹ đã xây dựng tại đỉnh núi Pa thi thuộc tỉnh Sầm Nưa của Lào một trạm cảnh giới vô tuyến hiện đại. Với nhiệm vụ dẫn đường cho máy bay của HQ & KQ tấn công Miền Bắc VN, cũng như kiểm soát và theo dõi các hoạt động của KQ ta để cảnh báo cho địch.

Trạm radar Pa Thí nằm ở đỉnh núi Pa thí, có độ cao 1186m so với mực nước biển. Nằm cách thị xã Sầm Nưa khoảng 50km.

Trên đỉnh núi Mỹ đã xây dựng 1 trạm radar hiện đại có tên gọi Tacana, đây là radar cảnh giới tầm xa sử dụng bước sóng m cộng với độ cao của ngọn núi Pa thí nên trạm cảnh giới này có khả năng bao quát toàn bộ hoạt động lên xuống tại các sân bay ở Miền Bắc Việt Nam.

Đây là căn cứ ra-đa, con mắt thần của Mỹ nhằm kiểm tra các phi vụ hàng không, hướng dẫn điều khiển các máy bay chiến đấu và các máy bay ném bom vào các mục tiêu.

Pa Thí là điểm cao giữa vùng rừng núi rộng lớn, với dãy núi đá dài khoảng 5km chạy theo hướng bắc nam, có địa thế hiểm trở, đỉnh cao nhất chừng 1.786m (có tên gọi là Phun Pa Thi). Hệ thống ra-đa TSQ /81 của địch đặt ở phía dưới, ở độ cao khoảng 1.700m. Phía đông bắc là những vách đá nhiều bậc trơn trượt gần như thẳng đứng, sâu khoảng 600m. Ở độ cao 1.681m là sân đỗ trực thăng, có đường băng khép kín, dài gần 200m. Việc tiếp tế, vận chuyển cho căn cứ địch phải dùng máy bay lên thẳng. Ngoài đường đi trong căn cứ, mọi vị trí trong khu vực khác đều được gài mìn dày đặc, hệ thống công sự vững chắc liên hoàn.

Điểm đặc biệt của ngọn núi Pa Thí là dưới chân núi không có đương lên đỉnh. Mọi sự tiếp tế cho căn cứ này địch đều sử dụng trực thăng, ngoài ra Mỹ còn sử dụng lực lượng phỉ Vàng Pao gồm 2500 lính để bảo vệ dưới chân núi. Việc tiến công căn cứ này của các lực lượng liên quân Việt - Lào từ dưới chân núi là gần như không thể.

Trước tình hình đó, Quân ủy TW và Bộ đã giao nhiệm vụ cho KQ và các lực lượng mặt đất phải nhổ bằng được con mắt của đế quốc Mỹ. Cũng cần phải nói thêm rằng đây là lần đầu tiên kể từ thế chiến thứ 2 một căn cứ KQ Mỹ bị không quân đối phương tấn công.

Hình ảnh của căn cứ Pa-Thí trước khi bị tấn công
Căn cứ 1.jpg


Căn cứ 2.jpg


Hình ảnh đặc tả đài ra -đa Pa-Thí
ra đa 1.jpg




ra đa 2.jpg
Radar này băng X, ko phải sóng m (VHF) cụ Báo ah.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top