[Funland] AN-2 và Trận Pa Thí

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
(III/ Trận thứ nhất: AN-2 đánh Pa-Thí:
Phần tiếp theo)



3/ Băn khoăn sau trận đánh:

Ta huy động tới 4 máy bay An - 2 không kích vào Pa-Thí.

Căn cứ này của địch nằm không xa biên giới và nằm trong tầm hoạt động của Mig, kể cả là Mig – 17. Thế mà tại sao, ta không cho Mig đi hộ tống máy An - 2.

Câu hỏi này ám ảnh tới mức, theo hồi ký của đại tá phi công Mig-21 Nguyễn Công Huy – người cùng lớp bay với trung tướng Phạm Tuân và Phạm Phú Thái, thì:

-Ngày 9/10/1972, khi từ sân bay Đa Phúc (Nội Bài), hai máy bay IL- 28 của Không quân Việt Nam được lệnh cất cánh bay sang đất bạn Lào trút bom xuống căn cứ địch ở Bun Loong (Bun-Loọng).

- 2 máy bay IL-28 được tiêm kích Mig-21 hộ tống trong suốt quá trình chiến đấu.

-Nỗi ám ảnh do AN-2 hồi năm 1968 không có tiêm kích yểm trợ lớn đến mức, 2 tổ bay IL 28 yêu cầu tiêm kích Mig 21 bay bảo vệ, lúc nào cũng phải nằm trong tầm quan sát mắt của IL 28.???

-Nên biết, đại tá phi công Mig-21 Nguyễn Công Huy là 1 trong 2 phi công bay Mig 21 yểm trợ hôm đó.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
(III/ Trận thứ nhất: AN-2 đánh Pa-Thí)

Hình vẽ minh hoạ AN 2 tấn công.


Đánh 1.jpg


Đánh 2.jpg


Đánh 3.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
(III/ Trận thứ nhất: AN-2 đánh Pa-Thí)

Thông tin của hai bên về trận đánh.

Kết quả 1.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
III/ Trận thứ nhất: AN-2 đánh Pa-Thí:

4/ Nguyên nhân 2 chiếc AN-2 của ta bị rơi:

4.1/ Nguyên nhân theo sử sách của Không quân:


Trích từ Sử sách:

Sử sách chính thống của Không quân viết về trận AN-2 đánh Pa-Thí có rất nhiều. Đơn cử có các cuốn sau:

- Quyển “Hàng không dân dụng Việt Nam-Những chặng đường lịch sử-Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tháng 12.1995.

- Quyển lịch sử "Đoàn bay 919, 40 năm xây dựng và trưởng thành xuất bản ngày 10.3.1999.

- Quyển lịch sử "Đoàn bay 919-45 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tháng 4.2004.

- Quyển "Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965- 975)-Nhìn từ hai phía”, Nhà xuất bản QĐND năm 2013.

= = > > Tất cả các chính sử trên đều thống nhất rằng:

“……. Trên đường về, để tránh địch phát hiện, đuổi theo, các tổ bay vẫn bay thấp, luồn lách qua các khe núi. Vì không thuộc địa hình, sau khi ra khỏi một khe núi, hai máy bay 664 và 665 đã đâm vào nhau. Cả hai tổ bay đã hi sinh, trong đó có Phan Như Cẩn, người tiểu đoàn trưởng đầy năng lực, người phi công giỏi đã có bề dày kinh nghiệm và thành tích trong chiến đấu….. “



4.2/ Nguyên nhân theo bác cựu phi công Đinh Văn Niêm, là một trong những phi công tham gia chiến dịch này. Bác Niêm thuộc Tổ 4 - máy bay số hiệu 671 - có mật danh 357 gồm: Đinh Công Giểng, Đinh Văn Niêm, Nguyễn Hữu Hùng.

Bác Niêm viết như sau:

“….. …. Buổi trưa ngày 12.1.1968, sau khi bay qua Mường Hàm, biên đội lên độ cao 3.200 mét, chuẩn bị tiếp cận điểm cuối Mường Út. Số 1-Phan Như Cẩn điểm danh: “số 2, số 3, số 4 chú ý: mục tiêu trước mặt, hướng 1giờ”. Cả ba tổ bay đều trả lời: “Thấy rõ”. Khi tiếp cận mục tiêu vào công kích, số 1 hô to: “Tất cả chú ý bám sát mục tiêu, tôi vào công kích”. Máy bay số 1 công kích đầu tiên, các quả cối 120mm và đạn Rockets đánh trúng sân bay trực thăng và kho nhiên liệu, lửa bốc cháy dữ dội, tạo thành đám khói đen dày đặc phủ kín trận địa, có lẽ chính vì vậy mà tổ bay thứ nhất không thể vượt qua mà quyết định trượt xuống độ cao thấp bay theo hướng bay của phương án cũ. Máy bay thứ 2 và thứ 3 sau khi công kích vào trận địa ra đa xong, cũng cùng rút theo hướng bay của máy bay thứ nhất. Chỉ còn máy bay thứ tư (mật danh liên lạc 357), sau khi công kích vào trạm ra đa, lửa khói đã có phần giảm nhẹ, nên quyết định rút theo phương án hai. Khi vượt qua trận địa, máy bay 357 bị một loạt đạn 12 ly 7 bắn vỡ kính ngắm dẫn đường ở phần đuôi máy bay, nhưng đồng chí Ngô Hữu Hùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ thả cối xong đã quay lên buồng lái điều chỉnh hướng bay, tổ bay đã thoát hiểm bay về phía biên giới Lào-Việt.

…… Rút khỏi trận địa, bay dọc sát sườn núi phía Tây Pathí, sau hai phút thoát khỏi vùng núi, tôi phát hiện có hai trực thăng đang bám theo máy bay số 3, tôi thông báo ngay: “Có hai trực thăng đang bám theo số 3”. Tôi lại thông báo tiếp cho máy bay số 2: “Đề phòng trực thăng vũ trang”, tôi nghe rõ tiếng của cơ trưởng Trần Hữu Quý nói rất lạc quan: “Các máy bay mở cửa hông lấy tiểu liên mà bắn”.

Tôi gọi hỏi 354: “Tại sao lại rút theo hướng ấy?”.

Đồng chí Phan Như Cẩn không trả lời mà chỉ hỏi lại: “357 công kích xong chưa?”. Tôi trả lời: “357 công kích xong đang rút theo phương án hai được 4 phút rồi”. 354 động viên tôi: “Bình tĩnh rút khỏi trận địa an toàn rồi sẽ củng cố đội hình rút theo phương án”. Đúng lúc đó, tôi nghe tiếng tổ bay 356 báo: “Đã cải hướng về 0o, đang bị pháo mặt đất bắn”. Từ thời điểm đó tôi không liên lạc được với tổ bay 356 và các tổ bay khác nữa.

Theo dự tính, máy bay số 1 (354) thoát khỏi trận địa trước máy bay số 4 (357) 8 phút bay. Sau 4 phút bay, máy bay số 4 thoát khỏi trận địa, phát hiện thấy máy bay số 3 (356) thì thời gian của 354 đã rời khỏi trận địa được 12 phút. Sau 3 phút nữa, các máy bay vẫn liên lạc được với nhau, tức là thời gian rời khỏi mục tiêu của máy bay số 1 đã là 15 phút, theo tốc độ bay lúc ấy, máy bay thứ nhất đã cách trận địa khoảng 45 - 50km. Với kinh nghiệm của mình và sau này kiểm tra lại trên bản đồ tác chiến, tôi nhận định rằng, nếu cứ bay theo hướng bay cũ, sau khi thoát ly là 90o, hai tổ bay 354 và 355 đã bay vào vùng trận địa pháo 14 ly 5 mà trước đó tình báo của ta đã cảnh báo và bị trúng đạn của pháo 14 ly 5, hy sinh. Ngay cả tổ bay 356, do cũng rút theo cùng hướng với 2 tổ bay 354, 355, nên khi cải về hướng 0o đã bị bắn bị thương hỏng toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc………

……Sau trận đánh, đơn vị giảng bình rút kinh nghiệm đã thống nhất kết luận: “Hai tổ bay 354 và 355 đã bị pháo 14 ly 5 bắn hạ”, chứ không phải “va vào núi”, và cũng không phải do luồn lách trong khe núi hiểm trở mà hai máy bay đã va vào nhau như một số sách đã ghi……..”

(còn tiếp)

Hình vẽ minh hoạ khi AN-2 trên đường thoát ly

về 1.jpg


về 2.jpg


về 3.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
(III/ Trận thứ nhất: AN-2 đánh Pa-Thí:
4/ Nguyên nhân 2 chiếc AN-2 của ta bị rơi)

4.3/ Theo Tài liệu của Mỹ:


+ Theo ‘Battle of Lima Site 85’:

“………Hai chiếc máy bay AN-2 đang lượn vòng để sắp xếp đội hình tấn công. Bất ngờ có mấy chiếc trực thăng Mỹ đang trên đường vận chuyển hàng hóa bay tới. Một sỹ quan trên núi gọi qua điện đài: "Chúa ơi, các chiến hữu, chặn chúng nó lại. Chúng tôi đang bị máy bay thời thế chiến 1 tấn công".

Đúng lúc đó thì một trực thăng Mỹ đến nơi.

Cơ trưởng trực thăng Mỹ mở cửa và dùng súng M-16 vãi đạn vào khoang lái chiếc AN-2 thứ nhất. Chiếc này rơi xuống chân núi…….”.

+Trang web của CIA viết về trận này thì lại nói do vô tình mà một chiếc trực thăng Mỹ trở về căn cứ đúng lúc bị AN-2 của ta tấn công. Thế là nó đuổi theo và bay phía trên bắn rơi 1 máy bay ta, còn 1 chiếc khác thì bị ép đâm vào núi.

“……Thật trùng hợp, cơ trưởng Ted Moore của Air America, lái một chiếc trực thăng UH-1D Huey mang theo đạn dược đến địa điểm này, đã nhìn thấy cuộc tấn công bằng máy bay, loại máy bay giống như ở thời Thế chiến 1 (cơ trưởng Ted Moore nhớ lại).

Lập tức, cơ trưởng Ted Moore đuổi theo một chiếc AN-2 khi nó quay trở lại Biên giới Việt Nam. Moore lái máy bay trực thăng của mình, đè lên trên một chiếc AN-2, trong khi đó, thành viên tổ bay tên là Glenn Woods, bắn chiếc AN-2 bằng một khẩu súng tiểu liên xuống nó.

Cuộc truy đuổi tiếp tục trong hơn 20 phút cho đến khi chiếc AN-2 thứ hai lại bay bên dưới chiếc trực thăng. Rồi chiếc AN-2 đó cũng rơi.

Moore và Woods quan sát khi chiếc AN-2 đầu tiên rơi xuống và đâm vào một sườn núi ở phía tây biên giới Bắc Việt. Vài phút sau, chiếc AN-2 thứ hai rơi xuống bên sườn của một ngọn núi khác, cách ba dặm về phía bắc.

Các AN-2 khác đã trốn thoát.

Trong vài giờ sau, một đội mặt đất do CIA chỉ huy, đã tiếp cận được chiếc máy bay bị rơi và tìm thấy những vết đạn trên những chiếc máy bay bị bắn rơi…..”.

+ Hồi tưởng của cựu binh Mỹ Lawrence E. Pence Colonel, USAF (Ret), người có mặt trong chuyến đi lấy xác máy bay AN-2:

“…… máy bay (AN-2) bị bắn hạ khi đã ở vài km trong lãnh thổ Việt Nam. Phi công (VN) có lẽ đã không biết chiếc Huey đang đuổi theo lúc đó.

Trực thăng có tốc độ cao hơn, bay bên trên tiếp cận chiếc đi sau (trong 2 chiếc) từ phía sau, lực ép từ cánh quạt làm mất cân bằng cánh của AN-2, đồng thời họ nã súng M-16 (tiểu liên của Mỹ) vào buồng lái, có lẽ đã giết chết hoặc làm bị thương phi công chính, phụ. Máy bay AN-2 rơi xuống mà không cháy, đó chính là lý do để họ (Mỹ) đưa một nhóm tới phối hợp với phỉ (Vàng Pao) ở đó - cẩu xác chiếc máy bay này về trưng bày. Họ có nói nhóm phỉ tới trước để thu thập và xem có phải là phi công Liên xô không. Không nói rõ về hành động sau đó với các tử thi…..”

(Phần tiếp theo là về việc hậu sự)

Hình vẽ minh hoạ sự kiện này:

bắn 1.jpg


Bắn 2.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
III/ Trận thứ nhất: AN-2 đánh Pa-Thí:

5/ Công tác tìm kiếm liệt sỹ AN -2:

5.1/ Theo tài liệu của ta:

Trích từ hồi ức của bác cựu phi công Đinh Văn Niêm, là một trong những phi công tham gia chiến dịch này. Bác Niêm thuộc Tổ 4 - máy bay số hiệu 671 - có mật danh 357 gồm: Đinh Công Giểng, Đinh Văn Niêm, Nguyễn Hữu Hùng.

Bác Niêm viết như sau:

“……. Ngay tối ngày 12.1.1968, Quân chủng đã cử một đoàn cán bộ đột xuất sang mặt trận miền Tây, đến khu vực căn cứ Pathí để nắm tình hình sau trận đánh. Đồng chí Ngô Quang Ngọc, Trưởng ban quân báo Trung đoàn 919 được điều động đi cùng đoàn công tác và được giao làm hai nhiệm vụ:

1. Tiếp tục nghiên cứu tại chỗ tình hình căn cứ Pathí sau trận đánh, đặc biệt tìm hiểu khả năng phục hồi lại căn cứ của Mỹ và ngụy Lào.

2. Tổ chức lực lượng tại chỗ tìm kiếm hai tổ bay 354 và 355.

….. ….. Đến tháng 3.1968, bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp với bộ đội Pa Thét Lào đã mở chiến dịch tấn công giải phóng toàn bộ tỉnh Hủa Phăn xuống tận Cánh Đồng Chum. Đồng chí Ngô Quang Ngọc cùng một tiểu đội trinh sát theo đường bộ lên tận đỉnh PaThí quan sát trực tiếp mục tiêu. Kết quả quan sát tại chỗ đó khẳng định, cả 4 máy bay AN-2 của ta đã đánh trúng trạm ra đa, sân bay trực thăng, kho xăng dầu, khu hậu cần, khiến toàn bộ trận địa ra đa Pathí của Mỹ xây dựng từ năm 1966 đã bị san phẳng hoàn toàn, ngay lập tức bị tê liệt…….

….. Đồng chí Ngô Quang Ngọc được Bộ tư lệnh tiền phương cho 1 tiểu đội bộ đội tình nguyện Việt-Lào giúp đỡ đi tìm tung tích hai máy bay 664 (tổ bay 354) và 665 (tổ bay 355) theo vệt bay Pathí-Viềng Xay-Biên giới Lào Việt. Tháng 3.1968, được bộ đội địa phương và nhân dân Lào cho biết hai máy bay của ta bị pháo địch bắn trúng tại bản Sóp Sai, rơi cách nhau gần 1km. Đơn vị tìm kiếm lập tức đến tận hiện trường, triển khai công việc tìm kiếm máy bay và tổ bay. Khi gom góp phần hài cốt còn lại, tổ kiểm tra nhặt được một chiếc vỏ phích bằng nhôm đã bị bẹp nhưng còn có chữ “Rạng Đông” đắp nổi (hôm ấy mỗi tổ bay có một phích nước cà phê và 1 thùng lương khô 7,5kg), một khẩu K59 chỉ còn lại báng súng và nòng súng. Số súng trên báng súng còn đọc được. Đồng chí Ngô Quang Ngọc điện số súng về trung đoàn, Ban quân lực đối chiếu đó là số súng của đồng chí Trần Hữu Quý. Như một sự báo phúc, nhờ đó, đồng chí Ngọc và tiểu đội tìm kiếm xác định được vị trí của từng đồng chí trên hai máy bay, lập nghĩa trang chôn cất, ghi rõ sơ đồ, bằng đá mài đục tên từng đồng chí đặt vào phần mộ.

Tháng 5.1968, đồng chí Ngô Quang Ngọc về đến Trung đoàn báo cáo tình hình. Quân chủng và trung đoàn lúc đó mới triển khai báo tử về gia đình các đồng chí đã hy sinh…..”
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
(III/ Trận thứ nhất: AN-2 đánh Pa-Thí:

5/ Công tác tìm kiếm liệt sỹ AN -2)

5.2/ Tư liệu khác nói gì:



a/ Chiếc máy bay AN-2 số 1 (số hiệu 664, phi công Đại úy Phan Như Cẩn, thông tin Trung úy Trần Sỹ Tiêu, dẫn đường trên không Thượng úy Phạm Thanh Tâm) thì đã bị cháy hết.

Khi quân Mỹ đến nơi, không thu thập được thứ gì, gọi là còn khả dĩ, để có thể còn đem về, để khuếch trương chiến quả.


b/ Chiếc máy bay AN-2 có số hiệu 665:

Các bác đã xem hàng loạt ảnh chụp đặc tả về máy bay AN-2 bị bắn rơi trong trận PA-Thí.

Các tấm ảnh màu là chụp ở sân bay Na Khang. Mỹ đưa xác chiếc An-2 về đây trước, sau đó mới đưa về Viên Chăn triển lãm.

Đây là chiếc máy bay số hiệu 665 (có mật danh 355) gồm: Trung úy Trần Hữu Quý, thông tin Thiếu úy Phạm Văn Phán, dẫn đường trên không Thiếu úy Lê Xuân Kịch.

Lúc này, số hiệu 665 đã bị cắt ra, các bác phóng to ảnh lên, sẽ thấy rõ chi tiết này.

Trong số ảnh đó, có cả ảnh liệt sỹ phi công AN-2, còn nằm lại trong xác chiếc AN-2.

Sau này, chiếc 665 được Mỹ cẩu toàn bộ về Viên Chăn.

Còn ảnh chụp tại chỗ máy bay rơi vẫn còn nguyên số đuôi.

Vậy nên, nếu nói ta thu được toàn bộ thi hài liệt sỹ, thì khó quá.

Hình chụp lúc cẩu chiếc 665 về Na Khang
Cẩu về.jpg


Hình chụp tại hiện trường của chiếc 665 đây.

đuôi 1.jpg


đuôi 2.jpg



đuôi 3.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
III/ Trận thứ nhất: AN-2 đánh Pa-Thí:

6/ Quan điểm khác nhau về các vị trí rơi của AN-2:

Tài liệu giải mật của Mỹ về địa điểm máy bay AN-2 bị địch bắn rơi (25 km về hướng Bắc so với đỉnh núi Phathi), so sánh với chính hồi ức của phi công An-2 tham gia chuyến đấy thì nó lại hoàn toàn khớp ở chỗ Kế hoạch chiến đấu sau khi ném bom xong thì các tổ bay thoát ly về hướng Bắc 360 độ để về đất mẹ.

Địa điểm mà Phó Trung đoàn trưởng báo đoàn tìm kiếm "tìm được" xác máy bay thì lại là ở 25 km về hướng Đông của Pathi (90 độ).

Địa điểm cả 2 chiếc rơi Mỹ đã giải mật rồi, cách biên giới Lào - Việt có 2 km đường chim bay, trực thăng từ sân bay Điện Biên Phủ bay tới đấy có 100 km, từ Hòa lạc 200 km.

Xưa năm 2006 nghèo khó thế mà biết tọa độ IL-14 rơi anh Phan Xuân Đức, người ta vẫn tổ chức đi tìm kiếm về được, giờ điều kiện hơn bao nhiêu mà lại không làm được.

Có ý định nhờ các bạn có drone hay đi quay phim thử "vươn" qua biên giới tới khu đấy không, nhưng vẫn là rủi ro pháp lý, không ai muốn thử, còn 2 km thấy bảo vẫn bay được.

bản đồ rơi.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
III/ Trận thứ nhất: AN-2 đánh Pa-Thí:

7/ Quan điểm khác nhau của hai bên về diễn biến, kết quả trận đánh và công tác hậu sự:

Diễn biến trận đánh 1.jpg


Diễn biến trận đánh 2.jpg



Bình hậu sự 1.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
III/ Trận thứ nhất: AN-2 đánh Pa-Thí:

8/ Baoleo và AN-2:

Những năm 1967 – 1968, tôi đã sống ở xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Giang).

Suốt hai năm ở đấy, xã Lương Phong ấy, gần như ngày nào tôi cũng ra sông Máng tắm giặt.

Tôi đã bơi lội trên dòng sông này những năm 1967 – 1968.

Tôi đã đi trên bờ đê của dòng sông này, để đi đến sân bay dã chiến Sơn Qủa, xem máy bay ‘bà già’ của ta. Sau này, qua quân sử, tôi mới tường minh được, sân bay Sơn Qủa, đã từng là sân bay căn cứ của máy bay ‘bà già’ AN-2 của ta, đi đánh căn cứ Pa-Thí bên Lào.

Trận đánh của biên đội AN-2 của anh hùng phi công Phan Như Cẩn vào căn cứ Pa-Thí đầu năm 1968. 4 chiếc AN-2 cất cánh từ Gia Lâm, sau khi không kích căn cứ Pa-Thí xong, trên đường về, 2 chiếc AN-2 của ta bị bắn rơi, trong đó có chiếc của anh Phan Như Cẩn. Hai chiếc còn lại bay được về Việt Nam, trong đó có một chiếc hạ cánh xuống sân bay Sơn Qủa.

Và đó chính là chiếc máy bay ‘bà già’ mà tôi đã lẫm chẫm đi bộ, dọc dòng ‘sông Máng’, để đến xem nó ở sân bay Sơn Qủa.

Oài, lịch sử luôn là những khúc quanh, vòng trôn ốc.

Mỗi một lúc trong cuộc đời, ta lại bắt gập những ký ức cũ xưa, nhưng với nhiều trải nghiệm hơn.

Ôi, dòng sông Máng ấy, là nơi mà tôi, trước khi thành sỹ quan Hải quân, hồi bé – đã đi trên bờ đê ấy, đến thăm một con phi cơ AN-2, sau khi ném bom ở Lào về.

Lịch sử đã ghi về sự kiện ấy như thế này:

“…. máy bay 356 tuy bị hỏng hệ thống liên lạc nhưng đã hạ cánh an toàn xuống sân bay dã chiến Hiệp Hòa. Trung đoàn cho trực thăng Mi-4 lên đưa tổ bay về căn cứ Gia Lâm, chiếc AN-2 sau trận đánh bị thương, hỏng hệ thống thông tin liên lạc được giữ lại để sửa chữa…..”

(Còn tiếp)

Hình vẽ minh hoạ AN-2 trên đường về sân bay Sơn Quả (còn gọi là sân bay Đức Thắng – Hiệp Hoà – Hà Bắc)

Đường về SQ.jpg
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,884
Động cơ
756,763 Mã lực
Ngày 12 tháng 1 năm 1968, từ sáng sớm, các máy bay An-2 trực chiến đã được chuẩn bị đầy đủ, kiểm tra kỹ. Mỗi tổ bay mang theo 32 quả rốc-két và 12 quả đạn cối 120ly. ….
Cụ Baleo ơi cho em hỏi. Rốc-két ở đây được hiểu là tên lửa nhỏ. Máy bay mình bé tí làm sao đèo được (đeo và phóng được) tới 32 quả vậy ah.
Em biết trực thăng vũ trang cũng chỉ có vài quả rốc-két thôi ah
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
Cụ Baleo ơi cho em hỏi. Rốc-két ở đây được hiểu là tên lửa nhỏ. Máy bay mình bé tí làm sao đèo được (đeo và phóng được) tới 32 quả vậy ah.
Em biết trực thăng vũ trang cũng chỉ có vài quả rốc-két thôi ah

Bạn xem ảnh này, mỗi AN-2 mang 2 thùng rốc két. Một thùng rốc két ở một bên cánh. Một thùng ở thân.
Nếu đếm kỹ, tôi nghĩ rằng đủ 32 quả rốc két, bạn à.

Rơi 13.jpg


Cảnh bắn rốc két ở Pa-Thí đây

Bắn RK 1.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,884
Động cơ
756,763 Mã lực
Bạn xem ảnh này, mỗi AN-2 mang 2 thùng rốc két. Một thùng rốc két ở một bên cánh. Một thùng ở thân.
Nếu đếm kỹ, tôi nghĩ rằng đủ 32 quả rốc két, bạn à.
vâng. Em gg thì rốc-két (của ta) cũng nhỏ, cỡ trong nắm tay của cụ lính thì chắc đường kính cỡ 7-8cm thôi ah
1721296459588.jpeg
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,431
Động cơ
221,689 Mã lực
Bọn Mỹ có lệnh không được chết ở Lào, do đó trong báo cáo sẽ không có. Còn ra đa nếu có hư thì chúng nó cẩu cái khác đến làm việc tiếp thôi.

Nhưng cái này sao không mang pháo cối đến bắn nhỉ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
Bọn Mỹ có lệnh không được chết ở Lào, do đó trong báo cáo sẽ không có. Còn ra đa nếu có hư thì chúng nó cẩu cái khác đến làm việc tiếp thôi.

Nhưng cái này sao không mang pháo cối đến bắn nhỉ.
Mời Bạn xem các phần tiếp theo nhé.
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,013
Động cơ
35,460 Mã lực
III/ Trận thứ nhất: AN-2 đánh Pa-Thí:

8/ Baoleo và AN-2:

Những năm 1967 – 1968, tôi đã sống ở xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Giang).

Suốt hai năm ở đấy, xã Lương Phong ấy, gần như ngày nào tôi cũng ra sông Máng tắm giặt.

Tôi đã bơi lội trên dòng sông này những năm 1967 – 1968.

Tôi đã đi trên bờ đê của dòng sông này, để đi đến sân bay dã chiến Sơn Qủa, xem máy bay ‘bà già’ của ta. Sau này, qua quân sử, tôi mới tường minh được, sân bay Sơn Qủa, đã từng là sân bay căn cứ của máy bay ‘bà già’ AN-2 của ta, đi đánh căn cứ Pa-Thí bên Lào.

Trận đánh của biên đội AN-2 của anh hùng phi công Phan Như Cẩn vào căn cứ Pa-Thí đầu năm 1968. 4 chiếc AN-2 cất cánh từ Gia Lâm, sau khi không kích căn cứ Pa-Thí xong, trên đường về, 2 chiếc AN-2 của ta bị bắn rơi, trong đó có chiếc của anh Phan Như Cẩn. Hai chiếc còn lại bay được về Việt Nam, trong đó có một chiếc hạ cánh xuống sân bay Sơn Qủa.

Và đó chính là chiếc máy bay ‘bà già’ mà tôi đã lẫm chẫm đi bộ, dọc dòng ‘sông Máng’, để đến xem nó ở sân bay Sơn Qủa.

Oài, lịch sử luôn là những khúc quanh, vòng trôn ốc.

Mỗi một lúc trong cuộc đời, ta lại bắt gập những ký ức cũ xưa, nhưng với nhiều trải nghiệm hơn.

Ôi, dòng sông Máng ấy, là nơi mà tôi, trước khi thành sỹ quan Hải quân, hồi bé – đã đi trên bờ đê ấy, đến thăm một con phi cơ AN-2, sau khi ném bom ở Lào về.

Lịch sử đã ghi về sự kiện ấy như thế này:

“…. máy bay 356 tuy bị hỏng hệ thống liên lạc nhưng đã hạ cánh an toàn xuống sân bay dã chiến Hiệp Hòa. Trung đoàn cho trực thăng Mi-4 lên đưa tổ bay về căn cứ Gia Lâm, chiếc AN-2 sau trận đánh bị thương, hỏng hệ thống thông tin liên lạc được giữ lại để sửa chữa…..”

(Còn tiếp)

Hình vẽ minh hoạ AN-2 trên đường về sân bay Sơn Quả (còn gọi là sân bay Đức Thắng – Hiệp Hoà – Hà Bắc)

Đường về SQ.jpg
Không ảnh của Mỹ về sân An-2 Hiệp Hoà
IMG_0483.jpeg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,852
Động cơ
363,811 Mã lực
AN-2 VÀ PA-THÍ
IV/ Trận thứ 2: Đặc công Quân khu Tây bắc đánh thiệt hại nặng căn cứ Pa-Thí:


1/ Theo tài liệu của ta, trích từ ‘Chiến lệ chiến đấu của Bộ Tổng Tham mưu’:

(Nhà cháu không có ý định chép nguyên tài liệu này vào đây. Nếu bác nào muốn nghiên cứu sâu và kỹ hơn, nhắn tin cho nhà cháu, để nhà cháu chuyển cho bản đầy đủ. Tuy nhiên, nhà cháu sẽ ‘xâu hàng’ 4 trang chiến lệ này, để các bác ngự lãm, trong phần ‘Ảnh minh họa’)

Tóm tắt:

Đêm 10 và rạng ngày 11 tháng 3 năm 1968, một phân đội thuộc Tiểu đoàn Đặc công 41 của Quân khu Tây bắc, gồm tổng cộng 40 chiến sỹ, do Trung úy Trương Mực chỉ huy, đã dùng kỹ thuật, leo lên vách đá dựng đứng (sau này các bác xem ảnh, để kính phục đặc công) – nơi phía địch quân không bao giờ ngờ đến, đã đánh một trận hoành tráng.

Chiến lệ

Chiến lệ 1.jpg


Chiến lệ 2.jpg


Chiến lệ 3.jpg


Chiến lệ 4.jpg


2/ Kết quả:

-Kết quả quan trọng nhất, đã đánh đúng các công-ten-nơ ngụy trang, trong đó là hệ thống thiết bị của trạm ra-đa Pa-Thí. Trạm ra-đa Pa-Thí coi như bị phá hủy.

Ảnh này được chụp từ trên máy bay trực thăng, trên đường bay vào giải cứu lực lượng còn lại, sau khi bị đặc công đánh, và trước khi cho máy bay hủy diệt căn cứ.

DC 1.jpg


Ảnh dàn Ra-đa của căn cứ Pa-Thí chụp vào trưa ngày 11/03/1968, sau khi bị đặc công đánh hỏng.
Các ảnh này được lực lượng đi giải cứu chụp, sau khi hạ cánh để cứu và mang đi lực lượng còn lại, sau khi bị đặc công đánh, và trước khi cho máy bay hủy diệt căn cứ.

DC 2.jpg


DC 3.jpg


3/ Tiêu diệt 12 lính Mỹ.

Thực ra là chỉ có 11 chuyên viên kỹ thuật cao cấp phụ trách trạm ra-đa. Đây là sinh lực quan trọng nhất – liên quan đến sự hoạt động của trạm ra-đa.

Còn 1 lính Mỹ khác là phi công của trận đánh ngày hôm sau, do bị phòng không bắn hạ, trong khi đánh phá hủy diệt trạm Pa-Thí , nhưng ‘của người phúc ta’, nên thành tích này được ghi nhận cho Đặc công.

-Tiêu diệt 42 lính Thái Lan và quân phỉ Vàng Pao, Đây là quân số thuộc lực lượng bảo vệ Trạm ra-đa Pa-Thí.

-Danh sách lính Mỹ bị thiệt mạng trong trận tấn vào Lima Site 85 (tức là trạm ra-đa Pa-Thí):

1. LtCol. Clarence Finlay Blanton

2. MSGT. James Henry Calfee

3. SSGT. James Woodrow Davis

4. SSGT. Henry Gerald Gish

5. TSGT Willis Rozelle Hall

6. TSGT Melvin Arnold Holland

7. TSGT Herbert Arthur Kirk

8. SGT David Stanley Price

9. TSGT Patrick Lee Shannon

10. TSGT Donald Kenneth Springsteadah

11. SSGT Don Franklin Worley

* Người thứ 12 chết (mất tích) tính gộp cả vào trận chiến là Đại úy Donald Elliot lái máy bay A1E bị bắn hạ khi bay đến đánh phá hủy diệt Pa – Thí.



4/ Thiệt hại về phía ta:

-Hy sinh 1 đồng chí và bị thương 2 đồng chí.



5/ Khen thưởng kỳ lạ:

Do Pa-Thí nằm trên đất Lào, nên đơn vị đặc công của ta, được gọi là ‘bộ đội Pa-thét-Lào’.

Vì thế, sau trận đánh, đặc công Quân Khu Tây bắc đã được chính phủ Lào khen thưởng.

Các bác sẽ được xem tấm hình ở phần sau, với chú thích:

-Đơn vị "X" Lào nhận thư khen của tổng tư lệnh QGP Lào vì thành tích trong trận Pa Thí.

Thư khen.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top