Ngày trước tôi cũng học Ams2 (khoá 2 thì phải, lúc vào trường chỉ có đến lớp 7), bây giờ con tôi học grammar school, có cháu học Gymnasium ở Đức. Tôi thấy hệ thống trường chuyên/ trường trọng điểm gần như là đặc quyền của tầng lớp trung lưu (người giàu hẳn thường cho con vào trường tư/ trường quốc tế). Chưa nói đến chuyện bỏ tiền cho con học thêm, chỉ viêc dành thời gian học cùng con nhiều khi đã là thứ xa xỉ với các gia đình bm đơn thân, hay bm phải làm vài jobs để nuôi cả nhà. Cho nên bây giờ ở châu Âu cũng có nhiều ý kiến phản đối trường chuyên, vì gom thày/trò giỏi vào 1 chỗ rồi ít quan tâm đến các hs bình thường, như thế ko tốt cho social mobility và bất công với hs có gia cảnh khó khăn.
Đấy là chuyện ở tầm vĩ mô chứ cá nhân tôi trước hết phải nghĩ đến con mình đã, cháu có khả năng thì nên đưọc học với các bạn cùng trình độ. Chứ học trường thường trong lớp 30 hs chỉ cần 1-2 bạn cá biệt là thầy cô suốt ngày chỉ đi sau dọn xxxx cho chúng nó, thời gian đâu mà quan tâm đến 28-29 hs còn lại.
Ở tầm vĩ mô, giáo dục tốt nhất là đặt đúng trình độ của học sinh vào mức độ học tập phù hợp mà không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Có nghĩa là việc phân cấp học sinh và điều chỉnh chương trình học phù hợp từng nhóm đối tượng mới là hiệu quả nhất. Trong tương lai có thế AI sẽ góp phần vào hỗ trợ quá trình này.
Rõ ràng có những nhóm học sinh, chương trình học cùng tuổi đối với chúng quá đơn giản và khả năng tiếp thu cũng như tự phát triển vượt trội với bạn đồng lứa. Nhóm này cần có trường lớp chuyên biệt để nuôi dưỡng và phát triển tài năng của chúng. Vừa đem lại lợi ích cho học sinh có tố chất lại vừa tăng tốc phát triển cho những tài năng tương lai gián tiếp tăng đóng góp cho xã hội. Với môn văn hóa đó là trường chuyên, với môn khác là trường năng khiếu.
Xét mặt ngược lại cũng nên xây dựng các trường chuyên biệt cho các cháu có mức phát triển chậm hơn bình thường.
Việc bỏ phân trường chuyên nghe thì có vẻ công bằng hơn nhưng thực tế không làm học sinh bình thường giỏi lên, nó chỉ kéo lùi những cháu phát triển trí tuệ mạnh hơn và gây áp lực hoặc ỷ lại cho học sinh bình thường khi học cùng các bạn giỏi hơn quá nhiều.
Chúng ta nên hiểu rõ là sự trênh lệch giữa học sinh giỏi không chỉ do giáo viên dạy khác nhau mà còn do những học sinh giỏi có sự yêu thích, tò mò và tự tìm hiểu hoàn toàn khác nhau. Bạn đã bao giờ thấy 1 học sinh giỏi vượt trội mà chỉ đọc sách thầy cô bảo, chỉ làm bài tập thầy cô cho chưa?
Cái chúng ta cần nhận định rõ ràng là Học giỏi không phải thước đo thành công lâu dài mà thành quả lao động và nghiên cứu mới là sự thành công đích thực. Việc cho con vào học một trường chuyên không phải là thành công mà có khi là áp lực mà bạn đè nặng lên con nếu con không yêu thích, làm thui chột đi những tài năng và ước mơ khác của con.