Đến giờ em vẫn không hiểu cái hội không muốn con đánh mất tuổi thơ mọc ở đâu ra, ai bắt phải học nhiều đâu mà thơ với chả thẩn, còn học sinh giỏi thì nên nhốt chung vào một chỗ để chúng nó được rèn luyện và tạo môi trường ganh đua, phấn đấu, chứ cào bằng thì phí ưu điểm của chúng nó đi.
Theo lý luận của cụ, thì nên cho cả lớp chuyên từ trường tiểu học luôn đi, để bọn trẻ con mầm non nó phải ganh đua, phấn đấu vào trường tiểu học chuyên từ khi nó mới 2, 3 tuổi?
Mà nói như này cho nhanh, Luật GD yêu cầu không tổ chức lớp chuyên ở cấp bậc THCS. Tức là ở đây phải làm rõ nội hàm của từ "trường chuyên" là gì. Nó khác biết gì với trường thường, thì cái này cũng đã nói rõ trong luật:
Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho trường chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với trường năng khiếu do tổ chức, cá nhân thành lập.
Cái chỗ bôi đậm kia là rất quan trọng, nghĩa là nếu cấp 2 Ams được coi là trường chuyên, thì Thành phố Hà Nội sẽ ưu tiên đầu tư cho trường này hơn các trường cấp 2 công lập khác. Như kiểu tiền chi cho giáo dục của TP Hà Nội là 20 đồng, phải chi cho 10 trường, như vậy mỗi trường được 2 đồng. Giờ vì có thằng Ams2 là thằng chuyên, nó được ưu tiên cho 6 đồng, vậy chỉ còn 14 đồng cho 9 trường còn lại ~ 1.5 đồng. Điều đó tạo sự bất công bằng trong giáo dục công lập bậc THCS, cái mà được định nghĩa là giáo dục cơ bản chứ không phải giáo dục định hướng nghề nghiệp như cấp THPT.
Khi bỏ hệ chuyên Ams2, không có nghĩa là không cho phép cái trường cấp 2 Amsterdam tồn tại. Nó vẫn đó, cơ sở vật chất vẫn vậy, giáo viên vẫn vậy, học sinh vẫn thi vào bình thường. Có khác gì đâu. Con em quý vị học ở đó vẫn có thể ganh đua, phấn đấu, chứ ai bảo là cào bằng. Chỉ có điều là từ nay về sau, việc mua sắm thường xuyên, chi thường xuyên (chi lương giáo viên) sẽ được thành phố chi trả như các trường THCS công lập khác.