- Biển số
- OF-707721
- Ngày cấp bằng
- 15/11/19
- Số km
- 1,199
- Động cơ
- 118,394 Mã lực
- Tuổi
- 52
Lợi ích vĩ đại của hệ thống Turing Bombe trong WW II
Người Anh đã giải được mã Enigma ngay từ khi Đức xâm lược Ba Lan và đã chặn được hầu như tất cả các thông điệp được gửi đi trong đợt xâm lược Hà Lan và Pháp. Họ đã đặt mật danh cho các thông điệp chặn được là Ultra.
Do có tốc độ tính toán nhanh, mỗi ngày hệ thống Turing Bombe này giải mã được khoảng 3.000 bức điện mật của quân đội Đức chỉ trong vài phút sau khi các dữ liệu chặn thu được nạp vào. Từ thời điểm đó, tất cả các tin nhắn có thể được đọc trong thời gian thực. Có tới 210 bombe Anh được xây dựng trong thời gian chiến tranh và tất cả đã bị phá hủy vào những ngày cuối của cuộc chiến
Giờ đây, khi người Đức xâm lược Liên Xô, quân Đồng Minh cần phải có khả năng chặn được các thông điệp được mã hóa truyền đi ở Mặt trận phía Đông. Các chuyên gia người Anh đã giải mã được ngôn ngữ bí mật mà quân đội Đức sử dụng để điều khiển các hoạt động đất-đối-không ở Mặt trận phía Đông và ở Mặt trận phía Tây.
Bước đột phá đầu tiên là vào ngày 09/07/1940, liên quan đến các hoạt động đất-đối-không của Đức, Các thông điệp được giải mã này thường được chuyển tới Bộ Tư lệnh Tối cao Liên Xô nếu chúng nói về các đợt di chuyển quân và các cuộc tấn công có kế hoạch của quân đội Đức, hoặc chuyển trở lại London nếu đó là về các vụ thảm sát hàng loạt tù nhân Liên Xô và người Do Thái trong các trại tập trung.
Nhưng các thông điệp khác nhau sẽ còn tiếp tục bị người Anh giải mã trong năm tới, với tính bảo mật và ưu tiên ngày càng cao hơn. (Ví dụ, một loạt các thông điệp đã được giải mã có mật danh là “Weasel” đã giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc dự đoán chiến lược của Đức nhằm chống máy bay và xe tăng của quân Đồng Minh). Nhờ thế hầu như nội dung tất cả mật điện của Đức đều bị Bộ Chỉ huy của Churchill nắm được, tạo ra thế chủ động cho phía Anh.
Kết quả là máy bay Đức đến ném bom nơi nào thì nơi ấy người Anh đã sơ tán dân và bố trí sẵn lực lượng phòng không-không quân dầy đặc để chủ động đối phó. Sau 10 tháng (7/1940-5/1941) điên cuồng ném bom đất Anh để chuẩn bị đổ quân lên đảo quốc này, Hitler mất hơn 1.500 máy bay và phi công; bị thua quá đau, Hitler phải ngừng chiến dịch này.
Nhiều tàu ngầm Đức bị diệt vì lộ vị trí, khiến chúng không dám bén mảng ra Đại Tây Dương phục kích tàu chở hàng viện trợ Mỹ như trước. Cũng do giải được mật điện của địch nên phía Anh đã tìm ra tọa độ thiết giáp hạm Bismarck lớn nhất thế giới, “Niềm kiêu hãnh của Đế chế III Đức” và đánh chìm tàu này vào ngày 27/5/1941 – đây là một chiến công có ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với nước Anh và từ đó hải quân Đức không dám tấn công Anh nữa.
Năm 1942, quân đoàn Đức do thống chế Erwin Rommel chỉ huy đóng ở Bắc Phi chuẩn bị tấn công Ai Cập thì phát hiện thiếu đạn dược, phải điện về Berlin xin tiếp tế, nhưng các tàu biển chở vũ khi từ Đức đi châu Phi đều bị máy bay, tàu chiến, tàu ngầm Anh biết trước đánh chìm gần hết. Tháng 8/1942, Rommel định phá vây về phía Cairo thủ đô Ai Cập thì Tập đoàn quân số 8 của Anh nắm được kế hoạch ấy nên đã giáng cho quân Đức những đòn sấm sét khiến quân đoàn Bắc Phi của Rommel hoàn toàn tan rã sau khi mất 59 nghìn lính.
Công tác giải mã cũng giúp Đồng minh đổ bộ thắng lợi lên Bắc Phi, Ý, Pháp và giành thắng lợi trong chiến dịch Normandy vĩ đại đổ bộ lên châu Âu.
Alan Turing có niềm tin bất diệt rằng máy tính cũng có thể suy nghĩ như con người, và với một phần mềm thích hợp, chúng có thể trò chuyện mà chúng ta không thể phân biệt được người nói là con người hay chỉ là một cỗ máy vô tri.
Phép thử Turing – Bài kiểm tra khả năng trí tuệ của máy tính được đề cập đến lần đầu tiên năm 1950 trong bài viết “Máy tính và trí tuệ” – ra đời từ đây. Phép thử được tiến hành khi một người chơi thảo luận với một con người và một chiếc máy tính. Một chiếc máy tính vượt qua phép thử và được coi là có khả năng suy nghĩ khi người chơi không thể nhận ra ai là máy tính và ai là con người.
Thế nhưng, thật đáng tiếc là tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có chiếc máy tính nào vượt qua bài kiểm tra này.
Người Anh đã giải được mã Enigma ngay từ khi Đức xâm lược Ba Lan và đã chặn được hầu như tất cả các thông điệp được gửi đi trong đợt xâm lược Hà Lan và Pháp. Họ đã đặt mật danh cho các thông điệp chặn được là Ultra.
Do có tốc độ tính toán nhanh, mỗi ngày hệ thống Turing Bombe này giải mã được khoảng 3.000 bức điện mật của quân đội Đức chỉ trong vài phút sau khi các dữ liệu chặn thu được nạp vào. Từ thời điểm đó, tất cả các tin nhắn có thể được đọc trong thời gian thực. Có tới 210 bombe Anh được xây dựng trong thời gian chiến tranh và tất cả đã bị phá hủy vào những ngày cuối của cuộc chiến
Giờ đây, khi người Đức xâm lược Liên Xô, quân Đồng Minh cần phải có khả năng chặn được các thông điệp được mã hóa truyền đi ở Mặt trận phía Đông. Các chuyên gia người Anh đã giải mã được ngôn ngữ bí mật mà quân đội Đức sử dụng để điều khiển các hoạt động đất-đối-không ở Mặt trận phía Đông và ở Mặt trận phía Tây.
Bước đột phá đầu tiên là vào ngày 09/07/1940, liên quan đến các hoạt động đất-đối-không của Đức, Các thông điệp được giải mã này thường được chuyển tới Bộ Tư lệnh Tối cao Liên Xô nếu chúng nói về các đợt di chuyển quân và các cuộc tấn công có kế hoạch của quân đội Đức, hoặc chuyển trở lại London nếu đó là về các vụ thảm sát hàng loạt tù nhân Liên Xô và người Do Thái trong các trại tập trung.
Nhưng các thông điệp khác nhau sẽ còn tiếp tục bị người Anh giải mã trong năm tới, với tính bảo mật và ưu tiên ngày càng cao hơn. (Ví dụ, một loạt các thông điệp đã được giải mã có mật danh là “Weasel” đã giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc dự đoán chiến lược của Đức nhằm chống máy bay và xe tăng của quân Đồng Minh). Nhờ thế hầu như nội dung tất cả mật điện của Đức đều bị Bộ Chỉ huy của Churchill nắm được, tạo ra thế chủ động cho phía Anh.
Kết quả là máy bay Đức đến ném bom nơi nào thì nơi ấy người Anh đã sơ tán dân và bố trí sẵn lực lượng phòng không-không quân dầy đặc để chủ động đối phó. Sau 10 tháng (7/1940-5/1941) điên cuồng ném bom đất Anh để chuẩn bị đổ quân lên đảo quốc này, Hitler mất hơn 1.500 máy bay và phi công; bị thua quá đau, Hitler phải ngừng chiến dịch này.
Nhiều tàu ngầm Đức bị diệt vì lộ vị trí, khiến chúng không dám bén mảng ra Đại Tây Dương phục kích tàu chở hàng viện trợ Mỹ như trước. Cũng do giải được mật điện của địch nên phía Anh đã tìm ra tọa độ thiết giáp hạm Bismarck lớn nhất thế giới, “Niềm kiêu hãnh của Đế chế III Đức” và đánh chìm tàu này vào ngày 27/5/1941 – đây là một chiến công có ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với nước Anh và từ đó hải quân Đức không dám tấn công Anh nữa.
Năm 1942, quân đoàn Đức do thống chế Erwin Rommel chỉ huy đóng ở Bắc Phi chuẩn bị tấn công Ai Cập thì phát hiện thiếu đạn dược, phải điện về Berlin xin tiếp tế, nhưng các tàu biển chở vũ khi từ Đức đi châu Phi đều bị máy bay, tàu chiến, tàu ngầm Anh biết trước đánh chìm gần hết. Tháng 8/1942, Rommel định phá vây về phía Cairo thủ đô Ai Cập thì Tập đoàn quân số 8 của Anh nắm được kế hoạch ấy nên đã giáng cho quân Đức những đòn sấm sét khiến quân đoàn Bắc Phi của Rommel hoàn toàn tan rã sau khi mất 59 nghìn lính.
Công tác giải mã cũng giúp Đồng minh đổ bộ thắng lợi lên Bắc Phi, Ý, Pháp và giành thắng lợi trong chiến dịch Normandy vĩ đại đổ bộ lên châu Âu.
Alan Turing có niềm tin bất diệt rằng máy tính cũng có thể suy nghĩ như con người, và với một phần mềm thích hợp, chúng có thể trò chuyện mà chúng ta không thể phân biệt được người nói là con người hay chỉ là một cỗ máy vô tri.
Phép thử Turing – Bài kiểm tra khả năng trí tuệ của máy tính được đề cập đến lần đầu tiên năm 1950 trong bài viết “Máy tính và trí tuệ” – ra đời từ đây. Phép thử được tiến hành khi một người chơi thảo luận với một con người và một chiếc máy tính. Một chiếc máy tính vượt qua phép thử và được coi là có khả năng suy nghĩ khi người chơi không thể nhận ra ai là máy tính và ai là con người.
Thế nhưng, thật đáng tiếc là tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có chiếc máy tính nào vượt qua bài kiểm tra này.
Chỉnh sửa cuối: