- Biển số
- OF-18318
- Ngày cấp bằng
- 7/7/08
- Số km
- 644
- Động cơ
- 511,114 Mã lực
- Tuổi
- 51
- Nơi ở
- 313 Giảng Võ - Hà Nội
- Website
- www.facebook.com
Về mặt lý thuyết cụ đưa ra đúng phần in đậm. Hỗn hợp nhiên liệu (vt:HHNL) sau khi bugi đánh lửa cháy theo kiểu lan toả hình cầu và hình thành khối khí nóng gồm CO2 và hơi nước dạng quá nhiệt cùng với 1 số khí tạp không mong muốn như CO SO2 N2O3....Em xin nói sơ qua thế này, về cơ bản quá trình cháy gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn cháy trễ: Bắt đầu từ thời điểm bugi bắt đầu đánh lửa cho đến khi hình thành những trung tâm cháy đầu tiên (bắt đầu dịch chuyển màng lửa và áp suất bắt đầu tăng mạnh). Lượng hỗn hợp khí bị cháy ít (~1.5%) nên nhiệt sinh ra nhỏ. Giai đoạn này diễn ra hoàn toàn trước khi piston lên DCT.
Giai đoạn cháy nhanh: Bắt đầu từ khi hình thành những trung tâm cháy đầu tiên cho đến khi áp suất đạt tối đa. Màng lửa lan tràn với tốc độ rất lớn, phần lớn hòa khí được đốt cháy hết trong giai đoạn này và áp suất đạt cực đỉnh ở cuối giai đoạn này.
Giai đoạn cháy rớt: Tốc độ cháy giảm vì chỉ chay nốt những phần hỗn hợp còn sót lại, lượng oxi còn lại ít và pison đi càng xa DTC. Hiệu quả sinh công ít và chủ yếu làm nóng chi tiết.
Để tăng công sinh ra cần phải giảm thời gian của cả 3 giai đoạn (càng gần với chu kỳ lý tưởng càng tốt). Việc làm cho quá trình cháy kéo dài rõ ràng là đi ngược với việc tăng công sinh ra sau mỗi chu trình làm cho xe yếu và máy nóng (do tăng thời gian cháy rớt ).
Để đạt được "Tại thời điểm tay biên và trục khuỷu hợp với nhau một góc 90độ là lúc lực sinh công từ hỗn hợp nhiên liện cháy tác dụng mặt pít-tông đến tay biên tác động lên trục khuỷu hiệu quả nhất" thì người ta sử dụng trục khuỷu lệch tâm (Tâm trục khuỷu không nằm trên đường tâm xi lanh). Các xe máy như là Ex, Funeo, wave110 mới đã áp dụng cái này
Vậy câu hỏi thực tế đặt ra là: 108cc hỗn hợp khí được nén với tỷ số 11:1 (với AB) sẽ bị đốt cháy trong vòng bao nhiêu thời gian?
Trong khi máy luôn làm việc với tốc độ vòng quay trục cơ 3.600 vòng/phút, tức là 60 vòng/giây và động cơ phải trải qua 30 kỳ nổ và mỗi kỳ nổ chỉ vẻn vẹn 1/120 giây. Nói cách khác là trục cơ quay 1/2 vòng = 180 độ hết 1/120 giây, vậy suy ra khoảnh khắc mà piston "đậu lại" ở điểm chết trên +/-5độ (cung 10 độ) chỉ có mỗi 1/(120x18) = 1/2160 giây. Để đốt cháy 10cc hỗn hợp khí nén 11bar trong từng đó thời gian quả là không tưởng.
Hơn nữa đặt giả sử khối HHNL nếu được đốt cháy hoàn toàn và giãn nở đạt áp suất cực đỉnh khi piston tại ĐCT làm pítonn qua tay bien tác động 1 lực đóng thẳng vào trục khuỷu mà không tạo mô-mem quay cho trục cơ.
Còn vấn đề xy-lanh lệch tâm chỉ giải quyết vấn đề giảm ma sát của piston và xy-lanh khi piston sinh công ở kỳ nổ.
Tạm thế đã, đến giờ cao điểm rồi, hẹn gặp cụ tiếp đêm nay :69:
Rất vui khi được tranh biện cùng cụ (b)