Nguyên lý hoạt động của túi khí?
Nguyên lý hoạt động của túi khí về cơ bản khá đơn giản: Bộ điều khiển điện tử sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến để xác định gia tốc giảm dần của xe. Khi bộ điều khiển nhận được tín hiệu gia tốc giảm dần đủ lớn (bị va chạm) sẽ cung cấp dòng điện kích nổ túi khí tương ứng. Tốc độ nổ túi khí là rất nhanh (khoảng từ 10 đến 40 phần nghìn giây) nên sẽ tạo ra một túi đệm khí tránh cho phần đầu và ngực của hành khách va đập trực tiếp vào các phần cứng của xe. Sau khi đã đỡ được hành khách khỏi va chạm, túi khí sẽ tự động xả hơi nhanh chóng để không làm kẹt hành khách trong xe.
Sự kích nổ túi khí phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản: Lực va đập của xe (gây nên gia tốc giảm dần của xe); Vùng và hướng va đập (điểm và hướng va chạm xuất phát đầu tiên).
Túi khí chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi hành khách thắt dây an toàn.
Trên hầu hết các xe, túi khí sẽ được kích nổ khi gia tốc giảm dần tối thiểu là 2 G (G: gia tốc trọng trường) hoặc lực va đập tối thiểu tương đương với trường hợp xe đạt tốc độ trên 20 km/h va chạm trực diện vào bức tường bê tông cố định.
Ví dụ: Khi phanh là giảm tốc (gia tốc giảm dần). Giả sử, khi xe chạy ở tốc độ 120 km/giờ đạp phanh gấp cho xe dừng hẳn thì độ giảm tốc tối đa = 1,5 G như vậy độ giảm tốc 2 G để bung túi khí phải lớn hơn gia tốc giảm dần khi phanh gấp rất nhiều.
Do đó, trong một số trường hợp, sau khi bị tai nạn, vẻ ngoài xe trông bị hư hỏng rất nhiều nhưng túi khí không nổ vì gia tốc giảm dần của xe chưa đạt giới hạn cho phép để kích nổ túi khí. Với những trường hợp này, hệ thống dây đai an toàn đã đủ để giữ hành khách tránh khỏi những chấn thương nghiêm trọng.
Vì vậy, trong tất cả các hướng dẫn sử dụng của tất cả các hãng sản xuất xe đều yêu cầu hành khách luôn đeo dây đai an toàn khi ngồi trên xe. Đây cũng là luật lệ bắt buộc của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Motor Honda Golden - Wing được trang bị túi khí.
Túi khí sử dụng thử nghiệm trên ôtô từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20 nhưng chỉ được hoàn thiện và lắp đặt phổ biến cho dòng xe du lịch từ năm 1998. Theo thống kê, túi khí đã làm giảm được 30% số người tử vong do tai nạn đâm xe chính diện.
Hiện nay, túi khí được lắp đặt chủ yếu trên tay lái và ghế trước, và đang được nghiên cứu để lắp bên hông xe và trên trần xe. Kết cấu cơ bản của túi khí gồm 3 phần chính:
Túi chứa khí: được làm bằng loại vải ni-lông đặc biệt, rất mỏng nhưng có độ bền cao. Túi chứa khí được gấp gọn đặt trong ngăn hộp vô-lăng, trong bảng điện phía trước hàng ghế đầu hoặc trong khoang trống bên sườn xe…
Cảm biến va chạm: cảm biến nhận tín hiệu va chạm của xe khi bị đâm trực tiếp với tốc độ lớn hơn 20 km/h. Hệ thống cảm biến va chạm sẽ điều khiển cho túi khí bung ra.
Hệ thống tạo khí: khí trong túi khí là khí nitơ được sinh ra tức thời từ phản ứng hóa học của NaN3 và KNO3. Hai hợp chất hóa học này được chứa trong túi khí, khi cảm biến va chạm mở túi khí, phản ứng hóa học xảy ra và khí nitơ sẽ làm căng phồng túi khí trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 1/25 giây.
Các hãng sản xuất ôtô đều thử nghiệm túi khí bằng phương pháp va chạm: cho xe chạy với tốc độ 20 km/h đâm thẳng vào bức tường chắn phía trước. Xe do rôbốt lái và hình ảnh túi khí bung ra được ghi hình đầy đủ.
Đối với người mua xe, việc thử nghiệm túi khí không thể thực hiện được mà hoàn toàn tin tưởng ở uy tín của hãng sản xuất xe hơi và chế độ bảo hiểm kèm theo khi mua.
đọc được một tí em nghỉ ... mà thế nào kéo xuống lại vấp