Post bài rồi mới chợt nhớ ra là cái air intake bác OF-Defender post được lắp vào con máy Daewoo ở trong khoang động cơ thì không áp dụng được nguyên lý tăng áp lực dòng khí nạp, nên nguyên lý "turbo" thông thường không áp dụng vào cái air intake này được!
Nó được dùng trong trường hợp này có lẽ là nhằm mục tiêu tiết kiệm nhiên liệu tiêu thụ, thay vì tăng công suất động cơ.
Thực ra động cơ oto hay chính xác hơn là bộ ECU của oto được lập trình để điều khiển hoạt động của quá trình hút-nén-nổ-xả dựa trên hai nguyên lý đối với dòng khí nạp, hai nguyên lý này ngược nhau 180 độ:102::
1- Nguyên lý CAI - Cold Air Intake (khí nạp lạnh). Với nguyên lý này thì dòng khí lạnh sẽ có mật độ cao hơn, do vậy cùng một đơn vị thể tích khí nạp vào thì sẽ chứa nhiều oxy hơn, nên quá trình đốt triệt để hơn, đốt được nhiều nhiên liệu hơn nên công suất động cơ cũng được cải thiện. Mấy cái turbocharger hay các xe có turbo là quạt/máy nén lắp trên đường khí nạp hoạt động theo nguyên lý này, hay chính xác hơn là làm việc với ECU được lập trình theo nguyên lý CAI.
2- Nguyên lý WAI - Warm Air Intake (dòng khí nạp nóng) thì lợi dụng các điểm sau:
- ECU của xe được lập trình để điều chỉnh hỗn hợp khí/nhiên liệu dựa trên việc đo nhiệt độ của dòng khí nạp. Nhiệt độ khí nạp càng "ấm" thì hỗn hợp đốt đó càng "gầy" do: ECU sẽ cố gắng đưa động cơ làm việc với một hỗn hợp "gầy" ở mức tối ưu ở một nhiệt độ nào đó (do nhà sản xuất đã nghiên cứu), nếu nhiệt đọ khí nạp cao hơn nhiệt độ tối ưu đó thì sẽ có ít nhiên liệu hơn được bơm vào và ngược lại.
- Nhiệt độ khí nạp cao thì công suất động cơ sẽ giảm tại cùng một độ mở của bướm ga (so với động cơ sử dụng CAI). Do vậy để duy trì cùng một công suất thì động cơ sử dụng WAI sẽ có độ mở của bướm ga lớn hơn, điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể hiệu suất của động cơ (do giảm được tổn thất về áp suất và lưu lượng của khí nạp gây bởi bướm ga).
- Nhiệt độ khí nạp cao sẽ giúp nhiên liệu hóa hơi trộn lẫn với khí tốt hơn rất nhiều.
- Khí nạp nóng sẽ giúp "làm nóng" động cơ nhanh hơn do vậy giảm được nhiên liệu tiêu thụ trong giai đoạn từ khi khởi động động cơ nguội đến khi đạt được nhiệt độ làm việc thông thường
Tóm lại:
1- Với những ống nạp lắp trong khoang động cơ (không phải loại hở/tăng tiết diện lấy khí) lợi dụng khí nạp nóng chỉ lắp được với các xe có ECU được lập trình làm việc theo nguyên lý WAI (thường là xe Honda) nhằm mục đích cải thiện mức độ tiêu hao nhiên liệu. Nó hay được áp dụng trên các xe chạy ở vùng có khí hậu lạnh.
2- Còn với ống nạp dạng lợi dụng áp lực đầu vào dòng khí nạp (tự nhiên như turbocharger, hay sử dụng quạt/máy nén turbo) thì dùng để tăng công suất động cơ theo nguyên tắc cung cấp nhiều oxy hơn, nên đốt được nhiều nhiên liệu hơn, công suất cao hơn và về mặt lý thuyết thì quá trình đốt cũng sẽ triệt để hơn.
Loằng ngoằng quá phải không? Gõ mỏi tay quá các bác ợ, hơn nữa sắp xếp ý và diễn đạt thế nào khi viết quả là khó đối với tôi. Các bác đọc tham khảo thôi, chứ còn luận bàn động cơ đốt trong và các yếu tố ảnh hưởng đến đường đặc tính, hiệu suất của nó thì mất thời gian lắm :^):^):^)