[Funland] Ai thích vũ khí NGA thì vào đây!

Trạng thái
Thớt đang đóng

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,025
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cướp ‘Bảo kiếm’, săn Én bạc
Cập nhật lúc :11:01 AM, 23/02/2012
Một trong những nhiệm vụ ưu tiên của tình báo luôn là chiếm giữ các mẫu vũ khí hiện đại của đối phương.

Trong cuộc đối đầu KHKT thời chiến tranh lạnh, mỗi hồ sơ kỹ thuật, các sơ đồ, bản vẽ vũ khí, thiết bị quân sự, động cơ lấy được của đối phương có giá trị đặc biệt. Hàng ngàn nhà khoa học và chuyên gia kỹ thuật làm việc trong các viện nghiên cứu và các phòng thí nghiệm bí mật đã nghiên cứu tỉ mỉ các mẫu vũ khí trang bị của kẻ thù, tìm kiếm các phương thức đối phó hiệu quả bằng các giải pháp kỹ thuật mới hoặc đơn giản là sao chép để chế tạo các mẫu vũ khí của mình. Dĩ nhiên, khi nắm được trong tay cả một xe chiến đấu, hệ thống tên lửa hay máy bay đầy đủ, nguyên vẹn thì công việc tiến triển nhanh hơn.

Cũng trộm cắp như ai

Từ lâu, tình báo Liên Xô/Nga đã ‘quan tâm sát sao” đến các loại vũ khí nước ngoài. Nhiều người đã biết đến vai trò của tình báo Liên Xô trong việc đánh cắp bí mật bom nguyên tử. Nhưng ngoài ra, còn có nhiều câu chuyện khác.

Năm 1951, với sự hỗ trợ của các phi công Liên Xô chiến đấu ở Triều Tiên, Liên Xô đã lấy về được một tiêm kích tối tân nhất của Mỹ F-86 Sabre. Năm 1953, các xe tăng Mỹ М24 Chaffee và М46 Patton I đã được đưa về Moskva. Các xe tăng này hiện vẫn còn ở Viện bảo tàng xe tăng ở Kubinka.

Năm 1967, điệp viên tình báo quân sự Liên Xô GRU Manfred Ramminger lấy được tên lửa không đối không siêu mật Sidewinder của Mỹ từ căn cứ không quân ở Neuburg, Đức. Sau đó, anh ta bay đến Moskva mang theo hai thùng chứa quả tên lửa được dỡ tung mà anh ta đưa lên máy bay mà không qua hải quan khám xét. Một năm sau, mấy người này lại đánh cắp được một phương tiện đạo hàng thiên văn của hãng Mỹ Teldix ngay từ triển lãm và đưa đến Moskva trong hành lý cá nhân.

Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều diễn ra ngon lành. Và thường là do sự điều phối kém của bộ máy nhà nước Liên Xô. Một lần, các tình báo viên lấy được 2 cơ cấu phóng tên lửa. Họ chi cho mỗi thiết bị 4.000USD. Đến phút cuối trước khi gửi về nước thì có chỉ thị từ Trung ương tình báo: trả lại một cơ cấu phóng vì không cần thiết, chúng tôi không duyệt kinh phí. Ấy vậy mà khi hỏi đến bộ phận Thương vụ đại sứ quán thì lập tức nhận được câu trả lời: “Hãy áp dụng các biện pháp khẩn cấp để mua thêm 5 bộ nữa vì rất cần cho các viện thiết kế của chúng tôi”.

Chính vì thế, việc điều phối hoạt động trong lĩnh vực này đã được giao cho Ủy ban Công nghiệp quốc phòng. Ủy ban này tập hợp các yêu cầu từ các bộ thuộc ngành công nghiệp quốc phòng, lên kế hoạch tình báo và tính toán số tiền tiết kiệm được. Hoạt động thu thập thông tin KHKT không bao giờ ngừng nghỉ. Ví dụ, một báo cáo gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô có viết rằng, trong số 3.617 nhiệm vụ, có 1/3 được hoàn thành, tức là rất nhiều đối với tình báo. Các thông tin này đã được sử dụng trong 3.396 dự án khoa học và thiết kế-thử nghiệm của Liên Xô, trong đó có chế tạo máy tính điện tử, tên lửa SS-20...

“Còn bây giờ thì sao?” Các cán bộ tình báo Nga khiêm tốn trả lời: “Chúng tôi vẫn đang làm!”...

Bắt sống F-86 Sabre

Để chiếm giữ các mẫu vũ khí của đối phương không nhất thiết phải cài cắm điệp viên lâu dài và tốn công như trong trường hợp phi công Liên Xô Belenko, kẻ đã lái một chiếc MiG-25 hiện đại chạy sang Nhật Bản hay mạo hiểm tuyển mộ binh sĩ đối phương. Người ta có thể chiếm giữ vũ khí trang bị đối phương tại các điểm nóng trên thế giới, nơi vũ khí Liên Xô và vũ khí NATO đối đầu nhau.

Cuộc săn lùng bí mật quân sự quy mô lớn bắt đầu từ thời chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Ở đó, các sĩ quan, binh sĩ Liên Xô được chỉ thị chiếm giữ “bất kỳ vũ khí trang bị nào của Mỹ, và trước hết là vũ khí trang bị không quân”. Không quân Mỹ thời đó sử dụng các tiêm kích tối tân F-86 Sabre (Bảo kiếm), tương đương MiG-15 của Liên Xô, nhưng F-86 có thiết bị hiện đại hơn.

Tiêm kích phản lực F-86 Sabre là đối tượng săn lùng ráo riết của Liên Xô
thời chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: richard-seaman.com
Các công trình sư máy bay Liên Xô đã gửi thư mật đến Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đề nghị “kiếm cho họ dù là một chiếc máy bay còn nguyên vẹn để cải thiện công tác nghiên cứu chế tạo tiêm kích tiên tiến”.

Cuộc săn lùng Sabre bắt đầu trên bầu trời Triều Tiên. Phía Liên Xô quyết định tìm cách chặn một máy bay trên không và ép nó hạ cánh. Với mục đích đó, người ta đã thành lập một nhóm đặc nhiệm có mật danh Nord gồm 12 phi công sừng sỏ dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng không quân Blagoveshchensky.
Từ tháng 4.1951, các phi công của nhóm Nord đã bắt đầu liên tục xuất kích từ sân bay Andun của Trung Quốc để chặn đánh máy bay Mỹ.

Nhưng mãi đến ngày 6.10.1951, Liên Xô mới tóm được chiếc Sabre đầu tiên. Trung tá, phi công Liên Xô E. Pepelyaev trong một trận không chiến đã bắn bị thương một máy bay Mỹ khiến nó phải hạ cánh bắt buộc trên bờ biển Hoàng Hải.

Chiếc máy bay chiến lợi phẩm được đưa bằng đường sắt qua Trung Quốc về Moskva. Một chiếc Sabre khác lọt vào tay quân đội Liên Xô vào ngày 13.5.1952. Máy bay này bị pháo phòng không bắn bị thương và phi công đã buộc phải hạ cánh trên đất Trung Quốc. Phi công đã được phía Mỹ cứu thoát, còn chiếc Sabre hầu như nguyên vẹn đã lọt vào tay Trung Quốc, sau đó họ chuyển máy bay cho Liên Xô.

Ngày 7.2.1952, tại khu vực Gensan (tức Wonsan), dưới sự chỉ huy của các cố vấn quân sự Liên Xô, đã xây dựng và tiến hành chiến dịch chiếm giữ một trực thăng chiến đấu của Không quân Mỹ. Với chiến công này, theo Sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Soviet Tối cao Liên Xô ngày 22.2.1952, Đại tá A. Glukhov đã được tặng thưởng Huân chương Lenin, Đại tá L. Smirnov được tặng thưởng Huân chương Cờ Đỏ.

(Còn tiếp)
VP
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
976
Động cơ
474,090 Mã lực
Bulava gây nguy hiểm cho chính nước Nga

Cập nhật lúc: 06:49 AM, 22/02/2012

Các chuyên gia quân sự Nga đã đưa ra ý kiên quanh việc tên lửa Bulava dù gặp "quá nhiều vấn đề" khi thử nghiệm lại được đưa vào phục vụ.

Bài viết được một số chuyên gia đăng tải trên tờ Kommersant cho rằng, tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) Bulava sẽ được Hải quân Nga đưa vào phục vụ trong năm nay (>> chi tiết) còn quá nhiều vấn đề, và rằng, Bulava không thể dễ dàng chấp nhận đi vào phục vụ trong Hải quân như vậy, nó có thể gây ra nhiều vấn đề an ninh quốc gia cho chính nước Nga chứ không phải với kẻ thù.


Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Alexander Sukhorukov nói với giới truyền thông hôm 19/2: "Tổng thống Dmitry Medvedev đã ban hành văn bản cho phép đưa tên lửa vào hoạt động và việc ký kết đã sẵn sàng".

Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích quân sự Viktor Baranets, việc này là một sự "liều lĩnh" và "nguy hiểm" bởi tên lửa Bulava chưa được phát triển đầy đủ. "Tên lửa hiện hành của chúng ta có thể gây ra nguy hiểm cho chính Hải quân Nga hơn là đối với hải quân kẻ thù", ông Baranets nói.

Bất kỳ một sự cố nào đối với tên lửa Bulava sẽ gây ra nguy cơ hạt nhân đối với nước Nga.
Hồi tháng 12/2011, Tổng thống Nga Medvedev tuyên bố: "SLBM Bulava đã hoàn thành các đợt phóng thử nghiệm và sẽ nhanh chóng được đưa vào phục vụ trong Hải quân Nga". Tuyên bố được đưa ra sau khi Hải quân bắn thử thành công hai lần liên tiếp đối với tên lửa Bulava vào ngày 23/12/2011. (>> chi tiết)

Nhìn lại các vụ phóng thử tên lửa Bulava, giới phân tích rất lo ngại tỷ lệ thành công 11/19 lần phóng thử. Một số chuyên gia cho rằng, số lần phóng thử Bulava thất bại trên thực tế còn nhiều hơn nữa. Theo đánh giá của cá nhân ông Pavel Felgenhauer, một chuyên gia quân sự, trong 12 lần phóng thử Bulava đầu tiên, chỉ có một lần là thành công. Quân đội Nga cho rằng các trục trặc xuất hiện trong các lần phóng thử là do nhà sản xuất và khẳng định "không có sự thay thế cho Bulava".
SLBM Bulava (định danh NATO là SS-NX-30), được phát triển bởi Viện Công nghệ Nhiệt Moscow từ 1998. Tên lửa có thể mang tới 10 đầu đạn phân tách độc lập MIRV (>> chi tiết) để có thể "chọc thủng" hệ thống phủ thủ của đối phương.

Tên lửa đạn đạo này sử dụng nhiên rắn 3 tầng đẩy, được thiết kế để triển khai trên tàu ngầm hạt nhân lớp Borey và có thể tấn công mục tiêu ở cự li tới 8.000 km.
 

ngaydoclap

Xe container
Biển số
OF-12284
Ngày cấp bằng
26/12/07
Số km
8,369
Động cơ
590,159 Mã lực
Nơi ở
Đồn mang cá
Em hỏi ngô nghê tí :) cả cái xe như này chở được hai ba cái tên lửa bắn xong nhoằng phát hết thì vứt cái xe lại à ? Hay lại chạy xe không về chờ lắp tên lửa mới ?
:63:


Ôi, ước mơ trẻ thơ :41::63::41:
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,025
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em hỏi ngô nghê tí :) cả cái xe như này chở được hai ba cái tên lửa bắn xong nhoằng phát hết thì vứt cái xe lại à ? Hay lại chạy xe không về chờ lắp tên lửa mới ?
Đã có các anh này tiếp tế:
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,025
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Phóng một quả này lên thì phải tính toán kỹ lắm cụ nhể, vi nếu trượt một phát thì thôi coi như đi tong cả đống tiền :(
Ngày xưa mình bắn B52 cứ trung bình một mục tiêu phóng 3 quả.
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,482
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ

ngaydoclap

Xe container
Biển số
OF-12284
Ngày cấp bằng
26/12/07
Số km
8,369
Động cơ
590,159 Mã lực
Nơi ở
Đồn mang cá
Em chả biết. Nhưng hồi em đi lính, vào bản cứ 3 viên AK đổi 1 con gà :)) :))

(bà con người dân tộc đổi đạn để đi săn thú)
Hồi đi lính cụ xơi bao con gà cả thảy ? Thế đã từng khi nào gặp địch mà hết đạn chửa ? :))
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,025
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Máy bay Sukhoi gặp nạn khi bay thử


Cập nhật: 14:21 GMT - thứ tư, 7 tháng 3, 2012


Nga đã bán cho Việt Nam 20 chiến đấu cơ Su-30MK2


Tin cho hay một chiến đấu cơ Su-30MK2 đời mới của Nga đã gặp nạn khi bay thử một tuần trước đây làm hai phi công bị thương.
Hãng thông tấn Interfax của Nga cho hay vụ tai nạn xảy ra hôm 28/2 nhưng không được công bố.
Hãng này cũng dẫn nguồn không chính thức nói chiếc chiến đấu cơ này chuẩn bị được giao cho Việt Nam. Nếu đúng là như vậy, thì đây có thể là một trong bốn chiếc Su-30MK2 mà Nga sẽ giao hàng cho Việt Nam trong năm 2012, hoàn tất hợp đồng ký từ năm ngoái.
Theo hợp đồng ký tháng 2/2011, Việt Nam mua của Nga 12 chiếc Su-30MK2. Bốn chiếc đầu tiên được giao hàng vào tháng 6/2011, bốn chiếc tiếp theo giao vào tháng 1/2012 và bốn chiếc còn lại sắp được giao nốt trong năm nay.
Trước đó, Việt Nam cũng đã mua và nhận đủ 12 chiến đấu cơ Su-30.
Interfax cho biết, vụ tai nạn xảy ra cách thành phố Komsomolsk-na-Amure 140km. Đây là nơi đặt nhà máy chế tạo chiến đấu cơ của Nga.
Sau khi xem xét kỹ lưỡng hiện trường và các bằng chứng, nguồn tin của Interfax nói chiếc máy bay bị rớt vì "hỏng máy".
Nguồn tin này được dẫn lời nói động cơ phải của máy bay bốc cháy khi phi công cho tăng tốc tối đa.
Sau đó hệ thống điều khiển từ xa cũng hỏng, máy bay bắt đầu bị quay lộn và mất kiểm soát.
Hai phi công, trung tá Valeriy Kirillin và đại úy Aleksey Gorshkov, đã cố gắng điều khiển chiến đấu cơ nhưng nó vẫn nhanh chóng mất độ cao.
Đến khi không thể tiếp tục, cơ trưởng ra lệnh nhảy dù. Trung tá Kirilin rơi trúng một ngọn cây và bị gãy ba xương sườn, đại úy Gorshkov thì không hề hấn gì.
Chiến đấu cơ đời mới

Điều kiện thời tiết được nói là bình thường. Máy bay khi gặp nạn đang bay ở độ cao 3.000 trên mặt biển.
Su-30MK2 là máy bay tiêm kích tầm xa trên biển trong mọi điều kiện thời tiết và thường được so sánh với chiếc F15-E do Mỹ sản xuất.
Máy bay này được dùng để chiếm ưu thế trên không cũng như tấn công mục tiêu trên đất liền và trên biển.
Chúng có thể mang theo đến tám tấn vũ khí, bao gồm tên lửa đối không và đối biển. Mỗi chiếc Su-30MK2 này trị giá khoảng 62 triệu đôla.
Nga đã bán hơn 130 chiếc Su-30MK2 cho Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Venezuela và Uganda.
Hiện tại lực lượng hải quân của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc đang có 24 chiếc Su-30MK2 và tất cả đều đã được đưa vào hoạt động từ năm 2010.
 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,696
Động cơ
474,597 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Hai phi công, trung tá Valeriy Kirillin và đại úy Aleksey Gorshkov, đã cố gắng điều khiển chiến đấu cơ nhưng nó vẫn nhanh chóng mất độ cao.
Đến khi không thể tiếp tục, cơ trưởng ra lệnh nhảy dù. Trung tá Kirilin rơi trúng một ngọn cây và bị gãy ba xương sườn, đại úy Gorshkov thì không hề hấn gì.
Chiến đấu cơ đời mới

Điều kiện thời tiết được nói là bình thường. Máy bay khi gặp nạn đang bay ở độ cao 3.000 trên mặt biển.
Em không hiểu lắm, đang bay trên biển sao lại rơi trúng ngọn cây được nhể:D
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,683
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em không hiểu lắm, đang bay trên biển sao lại rơi trúng ngọn cây được nhể:D
Chuyện bình thường mà cụ.
Đang bay biển, gặp sự cố thì pilot nào cũng cố lao về bờ để thoát thân. Thà nhẩy dù trúng ngọn cây, nóc nhà, thậm chí là tóm xuống sông suối thì cơ sống vẫn cao hơn rơi ngoài biển, lực lượng cứu hộ tìm kg thấy và.......... làm mồi cho cá mập.
 

PhễuKFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-35347
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,570
Động cơ
506,018 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em không hiểu lắm, đang bay trên biển sao lại rơi trúng ngọn cây được nhể:D
Độ cao 3000m kia mà rơi xuống nó còn trôi chán chê chứ có phải thẳng tuột như cục sắt đâu cũng may chúng nó còn test chứ vn nhận về thành đốt 62 triệu trong 1 phút nhể!
 

trungson.vnn

Xe buýt
Biển số
OF-43058
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
599
Động cơ
470,051 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Website
loidich.com
Độ cao 3000m kia mà rơi xuống nó còn trôi chán chê chứ có phải thẳng tuột như cục sắt đâu cũng may chúng nó còn test chứ vn nhận về thành đốt 62 triệu trong 1 phút nhể!
Phi công mình sẽ nhận được lệnh giữ máy bay bằng mọi giá ???
 

phucdung

Xe hơi
Biển số
OF-53014
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
103
Động cơ
452,542 Mã lực
Phi công mình sẽ nhận được lệnh giữ máy bay bằng mọi giá ???
Động cơ bên phải đã bốc cháy, máy bay rơi vào tình trạng mất kiểm soát thì chỉ huy bay nào dám ra lệnh giữ máy bay bằng mọi giá nữa hả bác. Nhổ "sắn" nhanh may ra còn kịp bác ạ :P ở đâu cũng thế thôi, vả lại em chưa biết trường hợp nào ở việt nam khi máy bay cháy hay rơi vào trạng thái mất kiểm soát phi công nhận được lệnh giữ máy bay bằng mọi giá cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

trungson.vnn

Xe buýt
Biển số
OF-43058
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
599
Động cơ
470,051 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Website
loidich.com
Động cơ bên phải đã bốc cháy, máy bay rơi vào tình trạng mất kiểm soát thì chỉ huy bay nào dám ra lệnh giữ máy bay bằng mọi giá nữa hả bác. Nhổ "sắn" nhanh may ra còn kịp bác ạ :P ở đâu cũng thế thôi, vả lại em chưa biết trường hợp nào ở việt nam khi máy bay cháy hay rơi vào trạng thái mất kiểm soát phi công nhận được lệnh giữ máy bay bằng mọi giá cả.
Dạ ý em là liệu ở VN mình phi công có phải giữ máy bay bằng mọi giá không ạ. Có thể do em nói không rõ nên cụ hiểu nhầm ý em ạ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top