[Funland] Ai thích vũ khí NGA thì vào đây!

Trạng thái
Thớt đang đóng

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Tỉ số đang là 9-7, dương 2 thành công, gần như 50-50 nhưng gần đây kết quả có vẻ khả quan hơn, có vẻ đã fix được lỗi động cơ :-?
Ngố nó chặt đầu một hay 2 ông tổng công trình sư cho vào dộng cơ thế là OK:))
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Nhà iem đọc được cái này khg biết là nên mừng hay lo nữa?
- Mừng là thằng tung cẩu chơi loại này.
- Lo là Vịt ta cũng có loại này.
==> Biết dùng cái gì bây giờ, mua của Mẽo nó ứ bán, La To thì cũng thế, chán


Hiệu quả của tên lửa không-đối-không tầm trung R-27 của Nga

Trang bị tên lửa R-27 có hiệu quả chiến đấu kém, các tiêm kích J-11 của Trung Quốc sẽ rất bất lợi khi không chiến với các tiêm kích của không quân Đài Loan.

Tên lửa R-27 (airpower.at)​
Diễn đàn quân sự của Trung Quốc club.mil.news.sina.com.cn có đăng thông tin nói về kết quả sử dụng chiến đấu tên lửa không-đối-không có điều khiển tầm trung R-27 của Nga.

Thông tin cho hay, trong cuộc xung đột quân sự Ethiopia-Eritrea (1999-2000), Không quân Ethiopia đã đưa các tiêm kích Su-27 trang bị tên lửa R-27 và R-73 (R-73 được sử dụng rất ít) chống các máy bay MiG-29 của Eritrea.

Tổng cộng đã có 3 MiG-29 bị bắn rơi bằng các loại vũ khí khác nhau.

Các máy bay Ethiopia đã bắn vào các tiêm kích Eritrea 24 tên lửa R-27, nhưng chỉ có 1 chiếc MiG-29 bị thương và nổ khi hạ cánh xuống sân bay.

Như vậy, hiệu quả chiến đấu của R-27 chỉ là 4%, tương đương với kết quả sử dụng loại tên lửa không-đối-không AIM-4 Falcon của Mỹ đã lạc hậu khi đó trong chiến tranh Việt Nam.

Trong cuộc chiến với Eritrea, 1 phi công đánh thuê người Nga than phiền rằng, các hệ thống trên khoang của tên lửa R-27 có độ tin cậy rất thấp, các cánh lái không đủ hiệu quả để chặn đánh các mục tiêu cơ động.

Ngoài ra, trước khi được treo lên máy bay, tên lửa được bảo dưỡng kỹ thuật kém và cuối cùng là đầu tự dẫn radar xung-Doppler bán chủ động lạc hậu rất dễ bị tổn thương trước các hệ thống chế áp điện tử.

Máy bay tiêm kích J-11 (softwar.net)​
Có tin các tiêm kích J-11 của Trung Quốc cũng được trang bị tên lửa tầm trung R-27, điều này có thể rất bất lợi khi không chiến với các tiêm kích của không quân Đài Loan.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Đối đầu phòng không Nga: Máy bay Mỹ hết cửa sống

Tháng 2.2009, Trung tâm phân tích Air Power Australia (Australia) đã đăng tải công trình nghiên cứu mới so sánh khả năng của vũ khí phòng không Nga và không quân chiến đấu Mỹ. Theo nghiên cứu này, các phương tiện phòng không Nga đã đạt đến trình độ hầu như loại trừ khả năng sống sót của không quân Mỹ trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự.

TS Carlo Kopp, chuyên gia nổi tiếng của Trung tâm Air Power Australia, từng bảo vệ luận án về radar, đã so sánh khả năng của các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Nga và tiêm kích F-35. Ông đi đến kết luận rằng, F-35 sẽ là mồi ngon cho chúng. Nhà sản xuất F-35 là Lockheed Martin không muốn công khai tranh cãi về ý kiến của chuyên gia Australia.

F-35 Lightning II sẽ là mồi ngon cho tên lửa phòng không hiện đại Nga Ưu thế của vũ khí phòng không Nga đối với máy bay nước ngoài, trong đó có máy bay Mỹ được lý giải bởi các yếu tố lịch sử, bằng chứng của ưu thế đó là nhu cầu cao đối với các hệ thống này trên thị trường vũ khí thế giới, Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ TsAST, Tổng biên tập tạp chí “Xuất khẩu vũ khí” (Nga) Ruslan Pukhov cho hay.

Ông Ruslan Pukhov nói: “Thời chiến tranh lạnh, các máy bay chiến đấu Liên Xô luôn thua kém máy bay Mỹ về tính năng kỹ-chiến thuật, bởi vậy, ngay từ hồi đó, Liên Xô đã rất chú trọng phát triển các hệ thống phòng không để bù đắp những nhược điểm của không quân”. Vào đầu thập niên 1990, Nga đã chế tạo được dòng các hệ thống tên lửa phòng không độc đáo: từ các hệ thống tên lửa phòng không mang vác cho đến hệ thống S-300. Thời kỳ đơn đặt hàng quốc phòng của nhà nước bị cắt ồ ạt, một bộ phận đáng kế các xí nghiệp của tổ hợp công nghiệp quốc phòng đã sống sót nhờ các hệ thống phòng không của Nga được tiêu thụ tốt trên thị trường thế giới. Hơn nữa, phạm vi địa lý thị trường xuất khẩu rộng hơn nhiều các loại vũ khí trang bị khác.

S-300 Việc thành lập Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei đã tạo xung lực mạnh cho việc phát triển các hệ thống thế hệ mới. Hệ thống S-400 được đưa vào sản xuất loạt, việc nghiên cứu chế tạo hệ thống mới dùng cả để phòng không và phòng thủ tên lửa. Tất cả những điều đó cho phép coi các hệ thống phòng không Nga là tốt nhất trên thị trường, bởi vậy, các đánh giá chuyên gia của người Australia là công bằng”.

Theo ông Pukhov, chính sách này cũng đã được giới lãnh đạo Nga ủng hộ cùng với sự phát triển đồng thời các hệ thống máy bay mà hiện nay cũng chẳng thua kém các mẫu tốt nhất của phương Tây, có lẽ ngoại trừ F-22. “Tuy vậy, các tổ hợp và hệ thống phòng không tối tân vượt trước đáng kể các loại tương tự của nước ngoài ”, - ông nói.

Các nhà nghiên cứu cũng đi đến kết luận rằng, kể từ thời điểm kết thúc chiến tranh lạnh, các kỹ sư Nga đã đạt được những kết quả đáng kể trong hiện đại hóa các phương tiện phòng không. Hơn nữa, các nhà khoa học Nga cũng có cơ hội phân tích tiềm năng của kẻ thù tiềm tàng trong thời gian các cuộc xung đột quân sự năm 1991 ở Iraq và năm 1999 ở Serbia. Quá trình đó giống như một ván cờ mà kết quả của nó là người Nga đã tìm ra nước chiếu bí đối đối với không quân chiến đấu Mỹ.

S-400 Triumf Ví dụ nổi bật cho điều đó có thể là các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và đặc biệt là S-400 đang được sản xuất tại Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei, là những hệ thống “đã được nhận vào trang bị quân đội Nga và vượt trội đáng kể về tính năng kỹ-chiến thuật so với các hệ thống Patriot của Mỹ ”.

Khi so sánh khả năng của các hệ thống phòng không và máy bay hiện đại, các nhà phân tích cũng lưu ý rằng các hệ thống S-400 của Nga hiện nay hầu như không có loại tương tự trên thế giới. Về khả năng chiến đấu, nó vượt khá xa Patriot của Mỹ.

Theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm Air Power Australia, không chỉ có các máy bay chiến đấu Mỹ F-15, F-16 và F/A-18 mà thậm chí cả tiêm kích đa năng tiên tiến thế hệ 5 JSF (Joint Strike Fighter) F-35 Lightning II cũng không thể đối chọi được với vũ khí phòng không Nga. Các chuyên gia cho rằng, chỉ có F-22 Raptor là tiêm kích đa năng đáng tin cậy hiện nay. Biến thể xuất khẩu của F-35 sẽ không bao giờ có thể cạnh tranh với nó.

Vì thế, nếu chính quyền mới (Obama) đưa ra quyết định tạm dừng sản xuất F-22 thì họ sẽ mắc một sai lầm chiến lược. Để giành được ưu thế mà không quân Mỹ đã có vào thời điểm kết thúc chiến tranh lạnh, Lầu Năm góc cần phải nhận vào trang bị ít nhất 400 F-22 Raptor. Nếu không, không quân Mỹ sẽ đánh mất hẳn ưu thế chiến lược đối với phòng không Nga.

Dừng sản xuất F-22 Raptor là sai lầm chiến lược “Chính bởi nhận thức được ưu thế của hệ thống S-300 đối với các máy bay Mỹ F-15, F-16 và F-18 mà Mỹ mới phản ứng gay gắt đến thế trước các thông tin nói về khả năng cung cấp các hệ thống này cho Iran ”, - ông Pukhov nói.

Bằng chứng của sự thừa nhận ưu thế của các vũ khí phòng không Nga là nhu cầu lớn đối với các hệ thống này trên thế giới. Các hệ thống tầm xa S-300 đã được mua bởi Trung Quốc, Slovakia, Việt Nam, Cyprus. Các hệ thống tầm ngắn và tầm trung như Tor, Buk, Tunguska đã được cung cấp cho Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Hy Lạp, Syria, Ai Cập, Phần Lan, Maroc. Ngoài các khách hàng truyền thống của vũ khí Nga, quan tâm đến vũ khí phòng không Nga còn có những nước như Singapore, Brazil khi họ mua các hệ thống tên lửa phòng không vác vai.

Vị thế của Nga cũng rất mạnh trên cả thị trường tên lửa phòng không hạm tàu. Ví dụ, các hệ thống như Shtil, Rif, Klinok đang được sử dụng thành công trên các chiến hạm Trung Quốc và Ấn Độ.

Rõ ràng tình thế đó sẽ ảnh hưởng đến vị thế của Mỹ trên thế giới. Những nước khiến Mỹ bất bình như Trung Quốc, Iran, Venezuela hiểu rằng, khi biết họ có các tổ hợp và hệ thống phòng không do Nga sản xuất, người Mỹ sẽ không dám đối đầu quân sự công khai với họ để không tổn thất hàng trăm máy bay chiến đấu và phi công.
 

truonglt

Xe hơi
Biển số
OF-110494
Ngày cấp bằng
26/8/11
Số km
110
Động cơ
391,600 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Sao ko thấy em Sukhoi T50 nhỉ? chắc trang này chưa cập nhật!
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Nhà iem đọc được cái này khg biết là nên mừng hay lo nữa?
- Mừng là thằng tung cẩu chơi loại này.
- Lo là Vịt ta cũng có loại này.
==> Biết dùng cái gì bây giờ, mua của Mẽo nó ứ bán, La To thì cũng thế, chán


Hiệu quả của tên lửa không-đối-không tầm trung R-27 của Nga

Trang bị tên lửa R-27 có hiệu quả chiến đấu kém, các tiêm kích J-11 của Trung Quốc sẽ rất bất lợi khi không chiến với các tiêm kích của không quân Đài Loan.


Diễn đàn quân sự của Trung Quốc club.mil.news.sina.com.cn có đăng thông tin nói về kết quả sử dụng chiến đấu tên lửa không-đối-không có điều khiển tầm trung R-27 của Nga.

Thông tin cho hay, trong cuộc xung đột quân sự Ethiopia-Eritrea (1999-2000), Không quân Ethiopia đã đưa các tiêm kích Su-27 trang bị tên lửa R-27 và R-73 (R-73 được sử dụng rất ít) chống các máy bay MiG-29 của Eritrea.

Tổng cộng đã có 3 MiG-29 bị bắn rơi bằng các loại vũ khí khác nhau.

Các máy bay Ethiopia đã bắn vào các tiêm kích Eritrea 24 tên lửa R-27, nhưng chỉ có 1 chiếc MiG-29 bị thương và nổ khi hạ cánh xuống sân bay.

Như vậy, hiệu quả chiến đấu của R-27 chỉ là 4%, tương đương với kết quả sử dụng loại tên lửa không-đối-không AIM-4 Falcon của Mỹ đã lạc hậu khi đó trong chiến tranh Việt Nam.

Trong cuộc chiến với Eritrea, 1 phi công đánh thuê người Nga than phiền rằng, các hệ thống trên khoang của tên lửa R-27 có độ tin cậy rất thấp, các cánh lái không đủ hiệu quả để chặn đánh các mục tiêu cơ động.

Ngoài ra, trước khi được treo lên máy bay, tên lửa được bảo dưỡng kỹ thuật kém và cuối cùng là đầu tự dẫn radar xung-Doppler bán chủ động lạc hậu rất dễ bị tổn thương trước các hệ thống chế áp điện tử.


Có tin các tiêm kích J-11 của Trung Quốc cũng được trang bị tên lửa tầm trung R-27, điều này có thể rất bất lợi khi không chiến với các tiêm kích của không quân Đài Loan.


Hàng Nga lởm thế mà bọn Úc cứ thổi tít trên mây, mưa đồ gì đâyb-(
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Em R27 có phải là adder không nhể .. nói trung tên lửa tầm xa khó chơi được tiêm kích lắm .. nó cơ động tốt, tung nhiễu .. tên lửa lạc đường, toi ngay ..
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cứ phải bắn nhau thật mới tin được, chứ hiện giờ thằng Khựa nổ tung vũ trụ, nào là xe tăng Khựa = 3 tăng Nga, Mỹ. Nào là tên lửa chống tên lửa bắn trúng mục tiêu hơn cả Mỹ (***, thế mà đi ăn cắp công nghệ S300 =))). Nga thì cũng khoe hàng nhiều khi hơi quá lố. Mỹ thì thông số thay đổi xoành xoạch, sản phẩm bảo bị hủy thì đột nhiên xuất hiện ở nơi khác, bố ai biết đâu mà lần.

Nói chung là Nga - Mỹ kiếm chỗ đánh nhau đê, lấy Khựa làm chiến trường hai bên đọ vũ khí, tiện thể quy ước chỉ đánh nhau trên đất khựa rồi thử xem thằng nào diệt được nhiều khựa nhất là thằng đấy thắng =))
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Cứ phải bắn nhau thật mới tin được, chứ hiện giờ thằng Khựa nổ tung vũ trụ, nào là xe tăng Khựa = 3 tăng Nga, Mỹ. Nào là tên lửa chống tên lửa bắn trúng mục tiêu hơn cả Mỹ (***, thế mà đi ăn cắp công nghệ S300 =))). Nga thì cũng khoe hàng nhiều khi hơi quá lố. Mỹ thì thông số thay đổi xoành xoạch, sản phẩm bảo bị hủy thì đột nhiên xuất hiện ở nơi khác, bố ai biết đâu mà lần.

Nói chung là Nga - Mỹ kiếm chỗ đánh nhau đê, lấy Khựa làm chiến trường hai bên đọ vũ khí, tiện thể quy ước chỉ đánh nhau trên đất khựa rồi thử xem thằng nào diệt được nhiều khựa nhất là thằng đấy thắng =))
Đúng roài, hai thằng lực sĩ đấm nhau thì phải trọn cái võ đài nào nó toa toa tí chớ nhỉ. cái lưng của thằng tung cẩu đứng được đấy.:))
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đúng roài, hai thằng lực sĩ đấm nhau thì phải trọn cái võ đài nào nó toa toa tí chớ nhỉ. cái lưng của thằng tung cẩu đứng được đấy.:))
Đất khựa rộng, dân đông, đủ các loại địa hình, vũ khí toàn nhái Nga - Mỹ - Âu, cái gì cũng có nên đem thử làm chiến trường là tốt nhất. Lúc đó biết ngay là vũ khí bên nào hơn bên nào thôi, sau đó chia khựa thành mấy mảnh cho các nước tham dự thử vũ khí.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Iem tiếp tục serie các loại tiêm kích của nga, dưng chuyên dùng trên hạm hoặc chuyên tác chiến lưỡng cư (không /đất hay không/diện)

Mời các chuyên gia tiến hành phẫu thuật (từ tiểu phẫu tới đại phẫu) cho em này.
Tiêm kích trên hạm đa năng MiG-29K

MiG-29K (NATO gọi là Fulcrum-D, biến thể huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi MiG-29KUB) là máy bay tiêm kích đa năng triển khai trên tàu sân bay, thế hệ 4++.

MiG-29K (migavia.ru)​
Đây là tiêm kích đầu tiên của Nga có khả năng cất/hạ cánh từ tàu sân bay theo kiểu thông thường, tức là có chạy đà cất cánh và chạy đà hạ cánh.

MiG-29K thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 23.7.1988 và được đưa vào trang bị năm 1993. Năm 1991, máy bay bắt đầu tham gia thử nghiệm quốc gia song không hoàn thành quá trình thử nghiệm. Do kinh phí cho các chương trình quân sự bị cắt giảm mạnh, Nga hủy bỏ việc cải tiến MiG-29K.

2 mẫu chế thử MiG-29K đã thực hiện tổng cộng hơn 420 chuyến bay, trong đó có gần 100 chuyến bay trên tàu sân bay.

Nga trở lại với tiêm kích trên hạm vào giữa thập niên 1990 khi Ấn Độ muốn mua của Nga tàu sân bay Đô đốc Gorshkov. Họ cũng cần các tiêm kích trên hạm cho tàu sân bay này. Nga quyết định phát triển máy bay mới trên cơ sở MiG-29 tại Viện thiết kế mang tên A.I. Mikoyan. Máy bay tiêm kích này có ký hiệu 9-41, song vẫn giữ tên của mẫu máy bay trước đây là MiG-29K.


Năm 1999, Nga bắt đầu ráo riết phát triển tiêm kích trên hạm mới, mặc dù những đường nét đầu tiên của máy bay được hoàn thành từ năm 1996. Cuối thập niên 1990, các công trình sư bắt đầu chế tạo những bộ phận tổng thành đầu tiên cho các máy bay MiG-29K thử nghiệm. Sau khi ký hợp đồng với Ấn Độ, phía Ấn Độ cũng tích cực tham gia định hình diện mạo máy bay mới.

Năm 2002, đã bắt đầu thử nghiệm các hệ thống và bộ phận riêng lẻ của MiG-29K.

MiG-29K hiện nay là biến thể hiện đại hóa sâu của máy bay MiG-29K mẫu 1988 (9-31).

Tiêm kích thử nghiệm MiG-29K/KUB thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 1.2007. Chiếc máy bay sản xuất loạt lần đầu tiên cất cánh vào tháng 3.2008.

Tuy có bề ngoài tương đồng, MiG-29K có trọng lượng lớn hơn 30 % so với MiG-29B của Không quân Ấn Độ. MiG-29K sẽ được trang bị các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm nhìn thẳng, tên lửa chống hạm có điều khiển, rocket, bom và 1 pháo 30 mm. Dự trữ bay của MiG-29K/KUB tăng hươn gấp đôi, chi phí giờ bay giảm gần 2,5 lần.

Tiêm kích trên hạm MiG-29K (1 chỗ ngồi) và MiG-29KUB (2 chỗ ngồi) là máy bay đa năng thế hệ 4++, có thể làm nhiều nhiệm vụ (giành ưu thế trên không, phòng không cho binh đoàn tàu, tiêu diệt mục tiêu mặt nước, mặt đất) bất kể ngày đêm và trong điều kiện thời tiết phức tạp.

MiG-29K có các tính năng kỹ thuật và khai thác tốt hơn, độ tin cậy cao hơn. Hệ thống avionics của máy bay có cấu trúc mở. Radar trên khoang đa năng, đa chế độ Zhuk-ME cho phép bám đến 10 mục tiêu và tấn công đồng thời 4 mục tiêu trong số đó.

Máy bay có khung thân cải tiến, sử dụng các vật liệu composite (chiếm 15%), có độ bộc lộ radar nhỏ và tải trọng chiến đấu lớn hơn, các thùng nhiên liệu dung tích lớn hơn và hệ thống tiếp dầu trên không, hệ thống gấp cánh cải tiến, hệ thống điều khiển điện từ xa kỹ thuật số kiểu tứ trùng.

MiG-29К được trang bị cơ cấu hãm để hạ cánh trên tàu sân bay và có bộ càng gia cường, cánh gấp và lớp phủ đặc biệt chống tác động ăn mòn của nước biển.

Tính năng kỹ-chiến thuật của MiG-29K

Trọng lượng cất cánh: thông thường/tối đa, kg: 18.550 / 24.500;
Kích thước: Chiều dài x chiều cao x sải cánh, m: 17,3 x 4,4 x 11,99
Tốc độ tối đa: ở độ cao nhỏ/ở độ cao lớn, km/h: 1.400 / 2.200;
Tầm bay: ở độ cao nhỏ/ở độ cao lớn, km: 750 / 1.650;
Số điểm treo vũ khí: 8;

Vũ khí:
6 tên lửa không-đối-không tầm trung RVV-AE;
8 tên lửa tầm ngắn R-73E;
4 tên lửa chống hạm Kh-31A và Kh-35E;
4 tên lửa chống radar Kh-31P;
4 bom có điều khiển KAB-500KR; 1 pháo 30 mm GSh-301
MiG-29K và biến thể máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi MiG-29KUB đang được sản xuất loạt cho Hải quân Ấn Độ.


 

linhthuydanhbo_

Xe tải
Biển số
OF-115909
Ngày cấp bằng
7/10/11
Số km
231
Động cơ
388,600 Mã lực
cảm ơn cụ mợ chủ thớt về những bức ảnh mang đầy tính nghệ thuật này.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Em R27 có phải là adder không nhể .. nói trung tên lửa tầm xa khó chơi được tiêm kích lắm .. nó cơ động tốt, tung nhiễu .. tên lửa lạc đường, toi ngay ..
r-27 là dòng alamo
dòng r-77 mới là adder
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Vũ khí:
6 tên lửa không-đối-không tầm trung RVV-AE;
8 tên lửa tầm ngắn R-73E;
4 tên lửa chống hạm Kh-31A và Kh-35E;
4 tên lửa chống radar Kh-31P;
4 bom có điều khiển KAB-500KR; 1 pháo 30 mm GSh-301
MiG-29K và biến thể máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi MiG-29KUB đang được sản xuất loạt cho Hải quân Ấn Độ.
Đọc thế này cứ tưởng cùng lúc mang được ngần ấy thứ :))
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
6 tên lửa không-đối-không tầm trung RVV-AE; 1 quả nặng độ 175kg chưa kể giá treo vậy là nặng độ 1050kg
8 tên lửa tầm ngắn R-73E; 1 quản nặng độ 105kg chưa kể giá treo vậy là nặng độ 840kg
4 tên lửa chống hạm Kh-31A và Kh-35E; 1 quả độ 610kg vậy là 2440kg
4 tên lửa chống radar Kh-31P; 1 quả độ 600kg vậy là 2400kg
4 bom có điều khiển KAB-500KR; 1 quả 500kg vậy là 2000kg
1 pháo 30 mm GSh-301 nặng 45kg chưa kể đạn
1 em Mig-29k có thể mang đc khoảng gần 7 tấn khi cất cánh
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
6 tên lửa không-đối-không tầm trung RVV-AE; 1 quả nặng độ 175kg chưa kể giá treo vậy là nặng độ 1050kg
8 tên lửa tầm ngắn R-73E; 1 quản nặng độ 105kg chưa kể giá treo vậy là nặng độ 840kg
4 tên lửa chống hạm Kh-31A và Kh-35E; 1 quả độ 610kg vậy là 2440kg
4 tên lửa chống radar Kh-31P; 1 quả độ 600kg vậy là 2400kg
4 bom có điều khiển KAB-500KR; 1 quả 500kg vậy là 2000kg
1 pháo 30 mm GSh-301 nặng 45kg chưa kể đạn
1 em Mig-29k có thể mang đc khoảng gần 7 tấn khi cất cánh
Iem tưởng Mig 29 nó chỉ có khoảng 8 cái móc treo thôi chứ?
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vũ khí


Một chiếc MiG-29 với vũ khí


Trang bị cho MiG-29 bao gồm một pháo đơn 30 mm GSh-30-1 ở gốc cánh trái. Lúc đầu nó có 150 viên đạn, nhưng sau này bị giảm xuống còn 100 viên trong các phiên bản sau này của MiG-29. MiG-29B nguyên bản không thể khai hỏa pháo khi nó mang thùng nhiên liệu ở giữa thân máy bay vì nó ngăn cản việc tống vỏ đạn ra ngoài. Vấn đề này sau đó được sửa chữa trong MiG-29S và các phiên bản sau đó. 3 giá treo được gắn vào mỗi cánh (4 giá treo ở một số phiên bản). Trong mỗi giá treo có một thùng nhiên liệu chưa được 1.150 lít nhiên liệu, mỗi giá treo mang được 1 tên lửa không đối không tầm trung R-27 (AA-10 "Alamo"), hoặc bom không điều khiển hoặc rocket. Một số máy bay Xô Viết có thể mang 1 quả bom hạt nhân tại giá treo đặc biệt nằm ở giữa thân. Những điểm treo phía ngoài thường mang tên lửa không chiến tầm gần R-73 (AA-11 "Archer"), mặc dù một số vẫn sử dụng loại tên lửa cũ R-60 (AA-8 "Aphid"). MiG-29B nguyên bản có thể mang bom thường và tên lửa không điều khiển, đây không phải là vũ khí thông minh. Những phiên bản nâng cấp mang được bom dẫn hướng bằng laser và bom dẫn hướng quang học (electro-optical bomb), cũng như tên lửa không đối đất và không đối biển.


Armament


 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Con này của Mẽo là con duy nhất đã từng bắn rơi vệ tinh này: Năm 84 nó đã bắn được vệ tinh mà mãi hàng chục năm sau khựa mới bắn được.

Diệt vệ tinh


Thử nghiệm phóng ASM-135.


Từ tháng 1 năm 1984 tới tháng 9 năm 1986, một chiếc F-15A đã được dùng làm bệ phóng cho năm tên lửa ASM-135 ASAT. Chiếc F-15A đạt tốc độ Mach 1.22, 3.8 g góc lên 65° và phóng tên lửa ASAT ở độ cao 38.100 feet (11.6 km). Máy tính của F-15A được nâng cấp để điều khiển vọt lên và phóng tên lửa. Chuyến bay thử nghiệm thứ ba có mục tiêu là một vệ tinh viễn thông đã ngừng hoạt động ở quỹ đạo 345 dặm (555 km), và đã tiêu diệt thành công bằng năng lượng động lực vuông góc. Viên phi công, Thiếu tá Wilbert D. "Doug" Pearson thuộc Không lực Hoa Kỳ, đã trở thành phi công duy nhất tiêu diệt một vệ tinh.[8][9]
Tên lửa ASAT được thiết kế để trở thành một vũ khí chống vệ tinh tầm xa, và F-15A là phương tiện thực hiện giai đoạn đầu tiên. Liên Xô có thể xác định một vụ phóng tên lửa của Hoa Kỳ khi mất một vệ tinh do thám, nhưng một chiếc F-15 mang theo một tên lửa ASAT có thể lẫn mất trong hàng trăm những cuộc xuất kích khác của F-15.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Iem tưởng Mig 29 nó chỉ có khoảng 8 cái móc treo thôi chứ?
thưa bác vũ khí có thể treo dư lài lài vào 1 móc bác ạ




Tuy nhiên chả đứa nào treo hết ngần ấy vũ khí vào đâu . cơ động thế quái nào đc ạ
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top