mấy dàn phản lực này cũng oải nhĩ, chắc chỉ có bomber trị nó, nếu ko có phòng không hỗ trợ
Vũ khí
T-95 tiếp nối truyền thống hỏa lực mạnh của dòng tăng Liên Xô: pháo (nòng trơn hoặc xẻ rãnh) có cỡ 135 ly, có nguồn tin nói 140-155 ly (các loại pháo tăng hiện nay chỉ cỡ 120 ly (tiêu chuẩn Mỹ và Tây Âu) hoặc 125 ly (tiêu chuẩn Liên Xô cũ). Cơ số đạn có thể lên đến 40 viên. Pháo được điều khiển từ xa và tháp pháo tự động hoá hoàn toàn, có thể bắn bằng các sensor : quang học, RADA, hồng ngoại, laser nên tổ lái không cần ngồi trong tháp pháo mà ngồi hoàn toàn trong thùng xe. Vì vậy, tháp pháo rất thấp, không chứa người mà chỉ đủ chỗ chứa pháo. Việc bố trí như vậy cũng làm giảm độ cao cùa xe và tăng cường năng lực phòng thủ. Pháo có sơ tốc đạn 1200 m/s xuyên (90 độ) 300mm, có thể bắn đạn tên lửa (có nguồn tin khả năng xuyên thép lên tới 3m).
Siêu tăng T-95 của Nga và những điều ít ai biết
Ngòai ra, T-95 còn trang bị tên lửa chống tăng với tốc độ từ 350 m/s ->900 m/s, hệ thống phát hiện và hoàn thành phân tích, ra lệnh chiến đấu từ 50->25m (mét) tức trong vòng 1/36 giây đến 1/14 giây.
Giáp trụ và hệ thống bảo vệ
T-95 được trang bị hệ thống phát hiện đối phương từ xa, hệ thống điện đài, tự động hạ gục các mục tiêu trên không và có thể còn được trang bị các thiết bị laser. Dự án tank mới sẽ được lắp hệ thống định vị loại APS (Active Protection System-hệ thống bảo vệ nhạy) tên là ARENA. Hệ thống này Mỹ đã ngỏ ý mua bản quyền sản xuất của Nga để trang bị cho tăng trong tương lai của Mỹ nhưng Nga chỉ bán thành phẩm thôi. Hiện nay hệ thống này trang bị cho tăng T-72M1 (M2) ,T-80 UM,T-90. Cùng với nó có DROZD, được trang bị từ T-55AD, dùng Radar mm (milimet), phát hiện tên lửa, phóng tên lửa trong ổ phóng cố định chống lại.
Ngoài ra, T-95 còn được trang bị hệ thống đề kháng "Shtora" giúp báo động cho tổ lái biết rằng xe tăng đã bị “soi” bởi súng chống tăng dùng hệ thống ngắm tia laser. Hệ thống phòng thủ chủ động Kashtan-1 cũng sẽ được sử dụng, trong đó thông tin về mục tiêu sẽ được thu thập qua hệ thống thu sóng quang học, hệ thống màn hình, hệ thống tia hồng ngoại, các thiết bị khác và các thiết bị này sẽ liên kết hoạt động với hệ thống phòng thủ chủ động. Thời gian từ khi phát hiện đến khi tấn công mục tiêu của Kashtan-1 rất ngắn nhưng độ chính xác rất cao.
Siêu tăng T-95 của Nga và những điều ít ai biết
Đã mang tiếng là xe tăng “tàng hình”, nên T-95 được lắp thiết bị gây nhiễu quang điện CT-1 để đối phó với các loại tên lửa chống tăng của đối phương, giải quyết được vấn đề mâu thuẫn giữa năng lực phòng thủ và năng lực cơ động. Thiết bị gây nhiễu không chỉ nâng cao tính năng tàng hình của xe mà còn có thể thực hiện gây nhiễu các loại đạn pháo và các loại đầu đạn tên lửa có hệ thống dẫn đường.
Tin tức cũng tiết lộ, vỏ bọc bên ngoài của chiếc T-95 được thiết kế mới có khả năng chống lại cả hỏa tiễn, tên lửa như chúng ta từng xem trong các bộ phim giả tưởng. Vỏ giáp có thể dày đến 300mm. Để tàng hình thép để làm tăng T-95 là thép theo công nghệ tàng hình như thép composite F-117 và B-2 làm cho ra-đa không phát hiện được. Vỏ giáp liên hợp khá phức tạp, không đúc như xưa , thường có 3 lớp chịu lực:
- Lớp ngoài, rất cứng, hứng chịu lực xuyên phá của đạn tabot.
- Lớp đệm chịu lực nén, kéo = hợp kim nhôm nối các khối thép.
- Lớp trong chịu lực kéo, bằng hợp kim đặc biệt hay composite.
Ngoài ra: vỏ phản lực ERA (ngoài cùng, là các khối thuốc nổ định hướng) chống đạn định hướng, lớp 3 phòng chống (trong cùng, chống thấm, chống phóng xạ). Kết cấu này còn được dùng làm vỏ giáp dày hơn nhiều.
Siêu tăng T-95 của Nga và những điều ít ai biết
Khả năng bảo toàn mạng sống ê-kíp lái xe cũng được nâng cao đáng kể: binh sĩ hoàn toàn cách biệt với tháp pháo, với nơi chứa và nạp đạn nên không sợ bị mảnh đạn văng trúng người gây thương vong. Đồng thời T-95 được thiết kế để không ai nhìn thấy nó khi T-95 ở đường chân trời. Theo Báo Tin tức (Izvestia), loại T-95 của Nga chỉ cần 1 người lái thay cho ê-kíp 3 người như trước đây, nhưng theo một số nguồn tin thì T-95 vẫn có tổ lái 3 đến 5 người.
Tốc độ và tính cơ động
T-95 thuộc lớp xe tăng Class 50, tức là khối lượng T-95 không quá 50 tấn. Động cơ của xe tăng có công suất từ 1500 - 1800 mã lực, hệ thống bánh xe, xích, trục lăn được thiết kế tương ứng với công suất để đảm bảo vận hành chiến thuật tốt. Một “ứng cử viên” sáng giá là động cơ tua-bin khí CTD-1250 công suất lớn và đảm bảo vận hành ổn định ở mọi địa hình. Chính vì vậy, nó hoạt động cơ động hơn, di chuyển nhanh và xoay trở cũng nhanh. Ưu điểm này cũng giúp cho máy bay vận tải có thể chở nó đến bất kỳ điểm tác chiến nào trên thế giới. Tốc độ của T-95 dự đoán lên đến 75 km/h trên đường nhựa và 48 km/h trên đường gồ ghề.
Lý giải cho sự hủy bỏ của dự án “siêu tăng” T-95 một số nhà phân tích quân sự Nga và các nước cho rằng: T-95 hay Objekt 195 là một mẫu thiết kế đã ra đời hơn 2 thập kỷ qua. Dù vào thời điểm xây dựng, phát triển mẫu thiết kế là cực kỳ hiện đại và không có đối thủ nhưng T-95 không còn phù hợp với quan điểm tác chiến của chiến tranh hiện đại.
Theo như trình bày, T-95 là một mẫu thiết kế cực kỳ phức tạp, và có chi phí chế tạo cực kỳ đắt đỏ, tương tự như trường hợp của T-64 trước đây. Nền công nghiệp chế tạo xe tăng của Nga rất khó để đảm đương được điều này. Nếu chế tạo hàng loạt, Nga sẽ không đủ kinh phí để có thể sản xuất T-95 trên quy mô lớn.
Một góc nhìn khác, sự phát triển ồ ạt của các phương tiện vũ khí chống tăng, đặc biệt là các tên lửa chống tăng được trang bị trên các máy bay chiến đấu khiến cho T-95 hiện đại đến mấy, được bảo vệ tốt đến mức nào, cũng có thể bị tiêu diệt hoàn toàn chỉ bằng một phát bắn từ trên không.
Siêu tăng T-95 của Nga và những điều ít ai biết
Trong tác chiến hiện đại, vai trò của xe tăng đang ngày càng giảm dần, cùng với đó là sự phát triển ồ ạt của các phương tiện vũ khí cho chiến lược chiến tranh phi đối xứng. Ở đó, xe tăng là phương tiện dễ bị tiêu diệt hơn bao giờ hết, đặc biệt trong môi trường tác chiến đô thị, nơi khả năng quan sát của xe tăng rất hạn chế.
Sự xuất hiện của T-95 trong biên chế của quân đội Nga không thay đổi được thực tế này. Khi đó, đầu tư vũ trang T-95 cho quân đội sẽ là sự đầu tư lãng phí và kém hiệu quả so với giải pháp tạm thời T-90.
Mở rộng ra, nếu nhìn vào chiến lược hiện đại hóa quân đội Nga, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa chiến lược được chú trọng đầu tư phát triển hơn. Trong chiến tranh hiện đại, vai trò của các lực lượng nói trên quyết định thành bại chứ không phải là xe tăng như thời chiến tranh thế giới thứ 2.
Hiện nay, Mỹ và một số quốc gia khác cũng không chú trọng đầu tư nhiều cho việc phát triển những mẫu tăng chiến đấu chủ lực mới, đơn giản là chỉ nâng cấp những mẫu tăng hiện có mà thôi. Do đó, việc hủy bỏ dự án “siêu tăng” T-95 cũng là một phần của xu hướng chung của giới quân sự thế giới.
Nghe mấy anh Đất việt chém dư lài khéo P3 của mèo xách dẹp theo không kịp ý chứIl-38N: Xứng danh 'sát thủ chống ngầm' cực mạnh của Nga
(Vũ khí) - Máy bay TSCN Il-38N của Nga có khả năng giám sát đồng loạt 30 mục tiêu tàu thuyền trong phạm vi 320km, khả năng tấn công cực kỳ toàn diện.
Tập đoàn Ilyushin đã kết thúc công việc tu sửa và hiện đại hóa chiếc máy bay trinh sát chống ngầm (TSCN) Ilyushin Il-38N đầu tiên trong lô 5 chiếc đặt hàng của lực lượng không quân hải quân Nga. Công tác nâng cấp hiện đại hóa đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt của hợp đồng khiến hải quân Nga rất hài lòng.
Được biết, công tác cải tiến và hiện đại hóa chủ yếu là lắp đặt hệ thống tìm kiếm theo dõi mục tiêu thế hệ mới Novella-P-38 cho máy bay chống ngầm Ilyushin Il-38N, việc lắp thêm hệ thống này sẽ nâng cao rất nhiều phạm vi bán kính hoạt động, cũng như tăng cường khả năng chiến đấu cho máy bay.
Il-38 là loại máy bay tác chiến cuối cùng do cục thiết kế máy bay Ilyushin nghiên cứu, phát triển. Có tổng số khoảng 100 chiếc Il-38 đã được chế tạo. Hiện nay, lực lượng hải quân Nga có khoảng 35 chiếc Ilyushin Il-38 sản xuất trong những lô cuối cùng. Năm 1977 lần đầu tiên Nga đã bán cho phía Ấn Độ 5 chiếc.
IL-38 “May” có chiều dài 39,6m, sải cánh 37,42m, cao 10,16m, trọng lượng không tải 33 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 63 tấn. Nó được trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt AИ-20N, công suất của mỗi động cơ 3169 kW (4250 mã lực), giúp máy bay có thể đạt tốc độ cao nhất 645 km/h, độ cao tối đa 11km, phi hành đoàn 10 người.
Nó có khả năng mang theo 30.000 lít nhiên liệu đảm bảo cho máy bay có thời gian lưu không liên tục là 10h, phạm vi hoạt động trên 9500km, bán kính tác chiến 3200km, trần bay tối đa 11km. Ở dưới bụng máy bay có 2 khoang vũ khí chứa được 9 tấn vũ khí bao gồm các loại tên lửa, bom chống ngầm, mìn, thủy lôi và ngư lôi.
Ilyushin Il-38N sử dụng kết cấu khung thân của máy bay Ilyushin Il-18, nhưng được nối dài thêm 4m, cấu tạo cánh đơn dưới bụng theo kiểu các máy bay quân dụng cỡ lớn thường dùng, so với Ilyushin Il-18 thì cánh của nó được thiết kế dịch lên phía trước một chút.
Phía dưới đầu máy bay có chụp radar khá lớn, sử dụng radar “WET EYE”, bộ phận đuôi là thiết bị dò tìm từ trường đặc biệt. Khoang lái của máy bay được thiết kế cho 3 phi công điều khiển, phần giữa máy bay là khoang tác chiến, có thể chứa được từ 10-12 người.
Phần dưới thân phía trước và sau cánh của máy bay là 2 khoang vũ khí được bố trí phía trước và sau, có thể mang theo vũ khí và hàng trăm phao sonar dò tìm chủ động.
Phạm vi tuần tra của llyushin II-38N có thể vươn đến tận khu vực Bắc Cực và khu vực Iceland rộng lớn. Trần bay của nó đạt 11km, thuộc dạng cao nhất trong các loại máy bay tuần tra, Ilyushin Il-38N được lắp đặt thêm thiết bị trinh sát điện tử, có thể thực hiện nhiệm vụ giống như máy bay trinh sát điện tử EP-3 của Mỹ.
5 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm Il-38 đều được trang bị hệ thống theo dõi và định vị mục tiêu Novella-P38 mới nhất. Hệ thống Novella-P38 tích hợp một máy tính kỹ thuật số do 2 nhân viên vận hành, một hệ thống hình ảnh nhiệt có độ phân giải cao, hệ thống phát hiện từ trường, hệ thống phát hiện quang học, cùng các thiết bị khác.
IL-38 có khả năng giám sát tàu mặt nước, tàu ngầm và máy bay trong phạm vi 150km, nhưng sau khi trang bị radar Novella-P38, nó có thể phát hiện được các mục tiêu trong phạm vi bán kính 320km xung quanh máy bay. Tổng cộng 32 mục tiêu dưới nước, trên biển và trên không sẽ bị theo dõi cùng lúc.
Hệ thống thiết bị chính bao gồm radar khẩu độ tổng hợp loại bình thường và loại điều khiển xa (dùng trong điều kiện ban đêm hoặc có mây mù). Ngoài ra, nó còn có radar hồng ngoại có độ phân giải cao; hệ thống máy ảnh, camera hiện đại, hệ thống hỗ trợ điện tử, thiết bị thăm dò từ tính bất thường.
Khi Ilyushin Il-38N được lắp đặt thêm hệ thống tác chiến Novella, nó có thể được trang bị bom dẫn đường KAB-500PL và phao sonar dò tìm chủ động thế hệ mới. Có thông tin cho biết, sau cải tiến, IL-38N còn được trang bị tên lửa không đối không tầm gần điều khiển bằng hồng ngoại R-73 làm cho nó có tính năng đối hải, đối ngầm, đối không và tấn công mặt đất cực kỳ toàn diện.
Ngoài ra, phiên bản máy bay săn ngầm Il-38N mới này còn được trang bị các thiết bị điện tử tiên tiến nhất mà Nga mới nghiên cứu, chế tạo ra, có thể đảm nhận cả chức năng tiến hành trinh sát và tác chiến điện tử. Ngoài ra, chúng còn có chức năng trinh sát, đo đạc và vẽ bản đồ các khu vực biển, ví dụ như Nga đã sử dụng nó để vẽ lại bản đồ Bắc Băng Dương.
Tại cụ là người nổi tiếng ý mờsao hay thấy các bác gọi tên của e thế nhỉ?? thắc mắc chả ai ai trả lời.. hic
Em thấy xe chở S300, S400, Pantsir khác nhau mà.Các cụ cho em hỏi loại xe ảnh trên từng làm xe chở s300,400, Pansitr ... Là mẫu xe gì, hay anh Ngố dùng cách đồng bộ hoá cho dễ dàng ?.
thông thường PANSTIR hay để trên xe KAMAZ 8x8, S300 trên xe BAZ, còn S400 thì là con đầu kéo hình như cũng của BAZ thì phảiEm thấy xe chở S300, S400, Pantsir khác nhau mà.
Xe chở Pantsir
S300
S400
Mấy cái món xe chở đồ này em có ít thông tin quá nên cũng không rõthông thường PANSTIR hay để trên xe KAMAZ 8x8, S300 trên xe BAZ, còn S400 thì là con đầu kéo hình như cũng của BAZ thì phải