Hãng tin RIA Novosti dẫn lời Giám đốc điều hành máy vô tuyến Signal ở Stavropol cho biết sắp tới nhà máy trong thành phần tổ hợp “Radielektronnye technology” này sẽ bắt đầu cung cấp các hệ thống chiến tranh điện tử Himalay đầu tiên, để trang bị cho tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga T-50.
Dự kiến vào năm 2016, T-50 sẽ được cung cấp hàng loạt. Mùa đông năm ngoái, Không quân Nga đã nhận được chiếc T-50 đầu tiên để thử nghiệm. Hiện chỉ có quân đội Mỹ sở hữu tiêm kích thế hệ thứ 5. Đó là F-22 và F-35.
T-50, máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga. Ảnh: Topwar.ru
Hệ thống chiến tranh điện tử mới, một trong các thành tố chính của T-50, có kích thước nhỏ hơn thế hệ trước. Trước đó được biết T-50 sẽ được trang bị các bộ phận và hệ thống đặc biệt để giảm trọng lượng và tăng thời gian sử dụng.
Chuyến bay đầu tiên của chiếc máy bay thuộc dự án PAK FA T-50 diễn ra ngày 29/1/2010 tại Komsomolsk-on-Amur.
Tổ hợp Radielektronnye technology thành lập năm 2009, là thành viên của Tổng công ty nhà nước Rosteh. Hoạt động chính của nó là phát triển và chế tạo các hệ thống chiến tranh điện tử sử dụng trên không, trên biển và trên bộ phục vụ các mục đích quân sự, dân sự và lưỡng dụng.
Dự kiến vào năm 2016, T-50 sẽ được cung cấp hàng loạt. Mùa đông năm ngoái, Không quân Nga đã nhận được chiếc T-50 đầu tiên để thử nghiệm. Hiện chỉ có quân đội Mỹ sở hữu tiêm kích thế hệ thứ 5. Đó là F-22 và F-35.
Hệ thống chiến tranh điện tử mới, một trong các thành tố chính của T-50, có kích thước nhỏ hơn thế hệ trước. Trước đó được biết T-50 sẽ được trang bị các bộ phận và hệ thống đặc biệt để giảm trọng lượng và tăng thời gian sử dụng.
Chuyến bay đầu tiên của chiếc máy bay thuộc dự án PAK FA T-50 diễn ra ngày 29/1/2010 tại Komsomolsk-on-Amur.
Tổ hợp Radielektronnye technology thành lập năm 2009, là thành viên của Tổng công ty nhà nước Rosteh. Hoạt động chính của nó là phát triển và chế tạo các hệ thống chiến tranh điện tử sử dụng trên không, trên biển và trên bộ phục vụ các mục đích quân sự, dân sự và lưỡng dụng.