Nói về ông tổ của sân khấu Chèo, sk Tuồng, hay sk Cải lương...... thì cũng có bác liệt kê ra rồi, và những cái tên ấy cũng trong lịch sử cận đại thôi, và các loại hình sk này cũng chỉ mới vài trăm năm,
Trong suốt lịch sử phong kiến VN, tất cả các điệu múa hát trong cung đình, đều là phỏng theo các triều đại TQ tùy thời. Còn nhớ dưới thời nhà Hậu Lê, Nguyễn Trãi và một số quan đại thần trông coi việc lễ nghi có soạn ra một số ca kịch, nhã nhạc của người Việt để phục vụ trong cung, nhưng cũng không được chấp nhận.
May chăng một số loại hình sân khấu được lưu truyền trong dân gian, thông qua các sinh hoạt văn hóa làng xã là còn có hồn cốt Việt, hoặc thuần Việt.
Trở lại với chủ đề, ở đây là ông tổ của SK(nguyên văn), có nghĩa là SK của tất cả các loại hình sk kia, và ông tổ của SK cũng là ông tổ của tất cả ông tổ sk Chèo, sk Tuồng, sk Cải lương.......... gộp lại, hiểu như thế!
Chính vì vậy chủ đề đưa ra khá mơ hồ và rất khó xác định, có lẽ phải quay lại từ cái thời Mỵ Châu - Trọng Thủy, may ra mới lần tìm được manh mối.
Nếu cụ thể ra, chốt là: Ai là ông tổ SK Chèo? ( Cải lương, Hát bội,...... hay là Xẩm đi) thì có lẽ rất nhiều người đã có câu trả lời.