Nói gì thì các hãng vẫn ngầm thích lạc. Lạc nuôi béo đội ngũ sale trung thành. Sale mà bỏ đi là các hãng chết dở luôn. Cho nên là hãng nào cũng phát biểu không dung túng lạc. Nhưng thực tế thì sale có lạc hãng càng mừng. Có lạc đồng nghĩa với việc sale no béo trung thành.
Thêm nữa, có lạc đồng nghĩa với việc xe của hãng được đánh giá cao, xe trở nên hot theo tâm lý đám đông. Ngày trước có ông Azit Nexin có câu chuyện. Các cửa hàng ế thuê người xếp hàng đông nghịt. Vậy là chỉ vài hôm hàng ế trở nên hot bán hết sạch. Mua phải khó khăn tí thì mới là hàng uy tín. Tóm lại, các hãng phát biểu là một chuyện, nhưng có lạc là ngầm ủng hộ ngay. Hãng nào cũng thế.
Em ko nghĩ vậy. Đứng từ góc độ doanh nghiệp (các hãng), người ta đều muốn các thứ trong tầm kiểm soát, minh bạch với chính doanh nghiệp và khách hàng.
Một cục lạc chiếm đến 10%-15% giá bán xe tới tay khách hàng, (mà giá bán xe ở mình chịu thuế gần nửa), tức là chiếm đến ~20% giá xe trước thuế của hãng.
Lạc to hơn cả lợi nhuận hãng thu về được, rồi tình trạng lạc to hơn thì sale (đại lý) sẵn sàng lấy suất của khách lạc nhỏ giao xe cho khách lạc to.
Số tiền lớn hơn cả lợi nhuận làm ra cái xe đó ko chảy về túi doanh nghiệp. Điều này vô lý .
Khách hàng thì đa phần sẽ ác cảm với hãng, đây là điều hãng sợ nhất.
Đây là vấn đề về quản lý và mối quan hệ pháp lý/làm ăn giữa hãng và các đại lý và nằm ngoài tầm kiểm soát của hãng, hình thành trong bối cảnh khan xe.
Chứ nếu hãng kiểm soát được họ có thể nâng giá bán xe 1 chút để trả thêm hoa hồng cho sales, việc này vừa nuôi sales no béo, vừa tăng lợi nhuận của hãng, minh bạch, rõ ràng với tất cả bác bên.