Ma chê, cưới trách.
Ở đâu cũng bị tình trạng này. Vậy nên làm theo ý mình cho là đúng nhất, hợp lý nhất chứ đừng thành đẽo cày giữa đường. Chung quy lại thì vẫn cần có 1 người đứng ra chỉ huy và quan trọng là con cháu phải thống nhất cùng thực hiện.
I. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị phần mộ: Một số nơi thì kiêng chuẩn bị những việc này vì cho đó là điều không hay. Nhưng với em thì nên thực hiện trước, nhất là chuẩn bị cả khu để có thể thành lập phần mộ gia đình. Với gia đình em thì các cụ rất yên tâm khi thấy mình còn sống mà con cháu đã chuẩn bị cho điều này.
2. Đồ trong tang lễ: trước đây các gia đình thường chuẩn bị sẵn áo quan và đồ tang (khăn tang, áo xô, tiền vàng, đồ tùy táng.....) khi trong nhà có người già. Việc này thường thấy ở các miền quê, chứ ở thành phố thì không có. Giờ đây đồ này sẵn có khi có việc thì đi mua luôn, nhưng nên có danh sách các đồ này để khi cần thì đi mua cho tiện. Ở các nhà tang lễ đều có sẵn nhưng chỉ có ở thành phố, còn ở miền quê thì vẫn nên chuẩn bị trước.
II. Khi có tang
Đây là lúc trong gia đình bối rối nhất nên thường sảy ra sơ sót. Vì vậy cần có 1 người chỉ huy phân việc cho mọi người. Các công việc này cũng cần chuẩn bị sẵn, lên kế hoạch đầy đủ để khi có việc thì ai vào việc nấy luôn
- Báo tử: Cái này gia đình cần có người làm việc với chính quyền (nếu mất ở nhà) hoặc bênh viện (nếu mất ở bênh viện). Chính quyền/bệnh viện sẽ hỗ trợ thủ tục. Việc này cần làm ngay, cần có giấy chứng tử để làm thủ tục ở nhà tang lễ, hỏa táng... Cùng với việc này là thành lập Ban lễ tang bao gồm đại diện chính quyền, các đoàn thể, gia đình. Gia đình nên cử người biết việc tham gia Ban lễ tang để hỗ trợ Ban lễ tang các cong việc cho phù hợp.
- Các thủ tục trong gia đình: khâm liệm, báo tang.... Những việc này tùy theo phong tục từng nơi.
- Phát tang, viếng...: Đây là khoản thời gia để anh em, họ hàng, làng xóm, bạn bè.... đến chia buồn. Gia đình cần có phân công người đón tiếp, hướng dẫn thực hiện theo phong tục tại nơi đó. Nhiều nhà em đến viếng nhưng không có ai đón tiếp nên mạnh ai người đấy vào trông rất lộn xộn, ồn ào...
- Truy điệu, đưa tang: Việc truy điệu cũng rất tế nhị. Thường điếu văn nên để ban lễ tang (Trưởng ban lễ tang) đọc, nhưng gia đình nên xem trước để chỉnh sửa nội dung cho phù hợp.
- Hung táng, Hỏa táng: việc này thì theo phong tục địa phương hoặc quy định của nhà tang lễ, Đài hóa thân..
III. Sau tang lễ
- Cúng giỗ
- Cảm ơn...
Đây là một số công việc thường có, cụ thể thì mỗi địa phương, mỗi gia đình một khác.
Như một số nơi tổ chức ăn uống cho những người đến viếng, ghê chết lên được, nhưng đó là phong tục nếu bỏ sẽ bị cả làng chửi nên phải thực hiện.
Có nơi thì tổ chức ca hát, với ngoài Bắc thì rất khó coi, nhưng trong Nam thì đó là bình thường...