[Funland] Ai chịu trách nhiệm cho Hơn 70 dự án BOT và BT tại Bộ GTVT đều là chỉ định thầu?

Haigv

Xe tăng
Biển số
OF-149423
Ngày cấp bằng
16/7/12
Số km
1,555
Động cơ
369,910 Mã lực
Ai nhỉ??? Đến giờ phút này, đã có ai đâu. Liệu có ai ko ạ.
 

thtvuf

Xe container
Biển số
OF-19944
Ngày cấp bằng
15/8/08
Số km
5,561
Động cơ
546,012 Mã lực
Sử tô mấy thèng hại dân hại nước
 

dao_hiep

Xe tăng
Biển số
OF-178508
Ngày cấp bằng
25/1/13
Số km
1,041
Động cơ
347,752 Mã lực
Các cụ cho em hỏi phí bảo trì đường bộ chúng ta đóng nó đi đâu ạ.
 

quynhdiem

Xe tăng
Biển số
OF-141165
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
1,629
Động cơ
376,716 Mã lực
Vì quỹ bảo trì đường bộ dùng ntn? không công khai nên bà con rất thắc mắc. Có khi lại nộp cho ông Trịnh Vĩnh Bình thôi.
 

newbieshn

Xe điện
Biển số
OF-473903
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
2,248
Động cơ
211,688 Mã lực
BOT là cái ách sưu cao thuế nặng khốn nạn nhất mà toàn thể nhân dân VN đang phải gánh. 3x và đồng bọn trước khi rời chức còn cố làm thêm quả sưu cao thuế nặng này nhằm bóc lột lâu dài và tới tận xương tủy nhân dân VN, sau khi chúng nó đã làm kiệt quệ ngân sách, tài sản quốc gia!

Nếu không xử lý đến nơi đến chốn vụ BOT sẽ gây hậu quả khôn lường!
 

newbieshn

Xe điện
Biển số
OF-473903
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
2,248
Động cơ
211,688 Mã lực
http://giaoduc.net.vn/gdvn-post176310.gd


Những con bạch tuộc trong BOT giao thông

Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm thế nào với một số dự án BOT giao thông?
MAI ANH


(GDVN) - Cần làm rõ trách nhiệm của ông Đinh La Thăng cũng như Bộ Giao thông vận tải trong phê duyệt đầu tư các dự án BOT giao thông có nhiều bất cập, sai phạm.

Đừng để việc gì cũng đến Thủ tướng!Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu kiểm tra nhiều vấn đề báo chí phản ánhPhải làm rõ trách nhiệm cá nhân khi phê duyệt các dự án BOT

Trong thông báo phát đi 26/4/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Đinh La Thăng, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là người chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2011.

Ngoài trách nhiệm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, dư luận cũng đặt ra câu hỏi trách nhiệm của ông Đinh La Thăng thời kỳ còn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, đối với những tồn tại ở các dự án BOT.

Ngày 3/8/2011, tại Kỳ họp thứ nhất, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội khóa XIII đã phê chuẩn ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Thời gian ông Đinh La Thăng giữa cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2011 – 2016) cũng là thời gian bùng nổ các dự án BOT giao thông (đầu tư theo hình thức: Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao).

Trước việc nhiều dự án BOT giao thông sau khi cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra đã phát hiện nhiều số liệu sai trong chi phí đầu tư dẫn tới kéo dài thời gian thu phí nhiều năm, dư luận đang đặt ra câu hỏi: Sau khi chỉ ra trách nhiệm của ông Đinh La Thăng thời kỳ công tác tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, liệu Ủy ban Kiểm tra Trung ương có tiếp tục làm rõ trách nhiệm của ông Đinh La Thăng với những dự án BOT giao thông có vấn đề bất thường?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2011. Ảnh: NQ.

“Méo mó” chủ trương đúng của Chính phủ?

Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, phương thức đầu tư dự án BOT giao thông là một chủ trương đúng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta.

Sau 5 năm triển khai, đầu tư BOT giao thông đã bước đầu thu được những kết quả khả quan, cầu đường được nâng cấp, lưu thông nhanh hơn, an toàn hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng miền.

Bên cạnh những thành công ban đầu, BOT cũng xuất hiện những bất cập, gây bức xúc cho một bộ phận dư luận xã hội.

Nhiều dự án BOT giao thông sau khi hoàn thành đi vào thu phí gây bức xúc người dân

Theo thống kê, trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Giao thông vận tải đã huy động được khoảng 186.660 tỷ đồng để đầu tư 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và BT.

Trong đó đã hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác 26 dự án với tổng mức đầu tư 74.806 tỷ đồng, chưa kể 18 dự án với tổng mức đầu tư 37.212 tỷ đồng được đưa vào khai thác trong giai đoạn 2011-2015.

Ngành Giao thông vận tải cũng đang triển khai đầu tư 36 dự án khác với tổng mức đầu tư 111.854 tỷ đồng.

“Chúng ta có thể thấy, đầu tư BOT giao thông đã khiến hạ tầng giao thông được nâng cấp, góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do tính chất mới của hình thức đầu tư này nên đã nảy sinh không ít hạn chế, bất cập.

Những “méo mó” trong đầu tư BOT giao thông xuất phát từ vấn đề mời thầu, phê duyệt dự án đến giám sát dự án. Mỗi giai đoạn dự án BOT giao thông đều cho thấy trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải”, ông Liên cho biết.
 

newbieshn

Xe điện
Biển số
OF-473903
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
2,248
Động cơ
211,688 Mã lực
http://giaoduc.net.vn/gdvn-post176310.gd
Những con bạch tuộc trong BOT giao thông

Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm thế nào với một số dự án BOT giao thông?
MAI ANH


(GDVN) - Cần làm rõ trách nhiệm của ông Đinh La Thăng cũng như Bộ Giao thông vận tải trong phê duyệt đầu tư các dự án BOT giao thông có nhiều bất cập, sai phạm.

Đừng để việc gì cũng đến Thủ tướng!Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu kiểm tra nhiều vấn đề báo chí phản ánhPhải làm rõ trách nhiệm cá nhân khi phê duyệt các dự án BOT

Trong thông báo phát đi 26/4/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Đinh La Thăng, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là người chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2011.

Ngoài trách nhiệm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, dư luận cũng đặt ra câu hỏi trách nhiệm của ông Đinh La Thăng thời kỳ còn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, đối với những tồn tại ở các dự án BOT.

Ngày 3/8/2011, tại Kỳ họp thứ nhất, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội khóa XIII đã phê chuẩn ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Thời gian ông Đinh La Thăng giữa cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2011 – 2016) cũng là thời gian bùng nổ các dự án BOT giao thông (đầu tư theo hình thức: Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao).

Trước việc nhiều dự án BOT giao thông sau khi cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra đã phát hiện nhiều số liệu sai trong chi phí đầu tư dẫn tới kéo dài thời gian thu phí nhiều năm, dư luận đang đặt ra câu hỏi: Sau khi chỉ ra trách nhiệm của ông Đinh La Thăng thời kỳ công tác tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, liệu Ủy ban Kiểm tra Trung ương có tiếp tục làm rõ trách nhiệm của ông Đinh La Thăng với những dự án BOT giao thông có vấn đề bất thường?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2011. Ảnh: NQ.

“Méo mó” chủ trương đúng của Chính phủ?

Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, phương thức đầu tư dự án BOT giao thông là một chủ trương đúng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta.

Sau 5 năm triển khai, đầu tư BOT giao thông đã bước đầu thu được những kết quả khả quan, cầu đường được nâng cấp, lưu thông nhanh hơn, an toàn hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng miền.

Bên cạnh những thành công ban đầu, BOT cũng xuất hiện những bất cập, gây bức xúc cho một bộ phận dư luận xã hội.

Nhiều dự án BOT giao thông sau khi hoàn thành đi vào thu phí gây bức xúc người dân

Theo thống kê, trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Giao thông vận tải đã huy động được khoảng 186.660 tỷ đồng để đầu tư 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và BT.

Trong đó đã hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác 26 dự án với tổng mức đầu tư 74.806 tỷ đồng, chưa kể 18 dự án với tổng mức đầu tư 37.212 tỷ đồng được đưa vào khai thác trong giai đoạn 2011-2015.

Ngành Giao thông vận tải cũng đang triển khai đầu tư 36 dự án khác với tổng mức đầu tư 111.854 tỷ đồng.

“Chúng ta có thể thấy, đầu tư BOT giao thông đã khiến hạ tầng giao thông được nâng cấp, góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do tính chất mới của hình thức đầu tư này nên đã nảy sinh không ít hạn chế, bất cập.

Những “méo mó” trong đầu tư BOT giao thông xuất phát từ vấn đề mời thầu, phê duyệt dự án đến giám sát dự án. Mỗi giai đoạn dự án BOT giao thông đều cho thấy trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải”, ông Liên cho biết.
Mặt trông như mặt nhợn:

upload-2017-8-22-7-33-55.png
 

newbieshn

Xe điện
Biển số
OF-473903
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
2,248
Động cơ
211,688 Mã lực
http://giaoduc.net.vn/gdvn-post176310.gd


Những con bạch tuộc trong BOT giao thông

Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm thế nào với một số dự án BOT giao thông?
MAI ANH


(GDVN) - Cần làm rõ trách nhiệm của ông Đinh La Thăng cũng như Bộ Giao thông vận tải trong phê duyệt đầu tư các dự án BOT giao thông có nhiều bất cập, sai phạm.

Đừng để việc gì cũng đến Thủ tướng!Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu kiểm tra nhiều vấn đề báo chí phản ánhPhải làm rõ trách nhiệm cá nhân khi phê duyệt các dự án BOT

Trong thông báo phát đi 26/4/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Đinh La Thăng, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là người chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2011.

Ngoài trách nhiệm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, dư luận cũng đặt ra câu hỏi trách nhiệm của ông Đinh La Thăng thời kỳ còn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, đối với những tồn tại ở các dự án BOT.

Ngày 3/8/2011, tại Kỳ họp thứ nhất, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội khóa XIII đã phê chuẩn ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Thời gian ông Đinh La Thăng giữa cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2011 – 2016) cũng là thời gian bùng nổ các dự án BOT giao thông (đầu tư theo hình thức: Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao).

Trước việc nhiều dự án BOT giao thông sau khi cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra đã phát hiện nhiều số liệu sai trong chi phí đầu tư dẫn tới kéo dài thời gian thu phí nhiều năm, dư luận đang đặt ra câu hỏi: Sau khi chỉ ra trách nhiệm của ông Đinh La Thăng thời kỳ công tác tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, liệu Ủy ban Kiểm tra Trung ương có tiếp tục làm rõ trách nhiệm của ông Đinh La Thăng với những dự án BOT giao thông có vấn đề bất thường?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2011. Ảnh: NQ.

“Méo mó” chủ trương đúng của Chính phủ?

Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết, phương thức đầu tư dự án BOT giao thông là một chủ trương đúng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta.

Sau 5 năm triển khai, đầu tư BOT giao thông đã bước đầu thu được những kết quả khả quan, cầu đường được nâng cấp, lưu thông nhanh hơn, an toàn hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng miền.

Bên cạnh những thành công ban đầu, BOT cũng xuất hiện những bất cập, gây bức xúc cho một bộ phận dư luận xã hội.

Nhiều dự án BOT giao thông sau khi hoàn thành đi vào thu phí gây bức xúc người dân

Theo thống kê, trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Giao thông vận tải đã huy động được khoảng 186.660 tỷ đồng để đầu tư 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và BT.

Trong đó đã hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác 26 dự án với tổng mức đầu tư 74.806 tỷ đồng, chưa kể 18 dự án với tổng mức đầu tư 37.212 tỷ đồng được đưa vào khai thác trong giai đoạn 2011-2015.

Ngành Giao thông vận tải cũng đang triển khai đầu tư 36 dự án khác với tổng mức đầu tư 111.854 tỷ đồng.

“Chúng ta có thể thấy, đầu tư BOT giao thông đã khiến hạ tầng giao thông được nâng cấp, góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do tính chất mới của hình thức đầu tư này nên đã nảy sinh không ít hạn chế, bất cập.

Những “méo mó” trong đầu tư BOT giao thông xuất phát từ vấn đề mời thầu, phê duyệt dự án đến giám sát dự án. Mỗi giai đoạn dự án BOT giao thông đều cho thấy trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải”, ông Liên cho biết.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1891053781221724&id=100009513614947

Hung Pham
Hôm qua lúc 5:34 ·

Vẫn là sai lầm vể công tác cán bộ:

Đinh La Thăng đã làm thất thoát khủng khiếp cho ngân sách, làm tan nát ngành dầu khí Việt Nam xong thì được bổ nhiệm làm Bộ trưởng giao thông và được bầu vào uỷ viên trung ương đảng
, và:

Trong thời gian là Bộ trưởng bộ này, ông ta lại lợi dụng quyền lực, làm méo mó chủ trương BOT của Nhà nước để làm giàu cho những nhà đầu tư không chân chính ( gọi tắt là nhà đầu tư chạy chọt)
, cụ thể là:

Ông ta cấp phép dự án BOT cho nhà đầu tư chạy chọt, để hợp thức cho việc vay tiền ngân hàng làm dự án BOT, sau đo:

Nhà đầu tư chạy chọt giảm chất lượng làm đường, có nơi chỉ tráng lớp nhựa trên đường cũ xong là lập trạm thu phí ngay, thậm trí còn chọn điạ điểm đặt trạm thu phí tầm bậy như ở Tiển Giang để tận thu tiền của dân nghèo làm giàu cho nhà đầu tư chạy chọt, có thông tin rẳng:

Trong số các nhà đầu tư chạy chọt BOT có những trường hợp là người thân của sếp to đùng, nên:

Công luận và nhân dân có quyền nghi nghờ là có phải vì lý do đó mà ông ta lại được thăng chức tiếp, bầu vào BCT nhiệm kỳ này hay không, mặc dù:

Tổng bí thư và uỷ ban kiểm tra trung ương đã phát hiện sai lầm và xử lý cho ông thôi làm BCT, nhưng:

Đề nghị Tổng bí thư, ủy ban kiểm tra trung ương và Chính phủ tiếp tục kiểm tra và xử lý những sai phạm của ông này trong các dự án BOT thật nghiêm minh, và:

Lôi ra ánh sáng các thế lực đứng sau ông ta, để nhân dân nhận diện được những ông sếp không tử tế nên đã tạo ra những con người không tử tế khác làm công bộc cho dân,như:

Ông Đinh La Thăng làm đâu sai đó nhưng vì sao cứ được thăng chức hoài?
 

mada6

Xe tải
Biển số
OF-302086
Ngày cấp bằng
18/12/13
Số km
389
Động cơ
308,940 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình-Nam Từ Liêm -HN
Thực ra em k bênh vực cho BOT .về mặt chủ trương, đường lối e thấy thời gian lão nhạc sĩ lên làm thì dân đc nhờ khi các ctrinh gt từ bắc tới nam, miền núi đều đc đẩy nhanh tiến độ, đường làm đẹp và an toàn . Đúng là dân muốn có hạ tầng tốt để đi nhưng ngân sách k đủ nên BOT. Có điều càng về sau, 1 số quan chức , doanh nghiệp thấy miếng bánh BOT quá ngon nên nhảy vào xâu xé , bôi bôi, trét trét làm dựng trạm dày đặc và trên các con đường độc đạo hút máu.gây bức xúc . Và gần như các trạm đêu nâng khống giá để thu cao và lâu.và cứ như thế nếu k đâu tranh, k minh bạch và làm rõ thì sẽ có nhiêif Bot bố láo nữa
 

newbieshn

Xe điện
Biển số
OF-473903
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
2,248
Động cơ
211,688 Mã lực
https://vn.sputniknews.com/vietnam/201708213844644-du-an-bot-tai-sao-phai-dung-hop-dong-bi-mat/

Góc khuất: Tại sao phải dùng hợp đồng bảo mật cho dự án BOT?

12:42 21.08.2017(cập nhật 12:50 21.08.2017)

Năm 2011-2012, trong bối cảnh kinh phí hạn hẹp, buộc phải thắt chặt đầu tư công, việc hút vốn tư nhân phát triển cơ sở hạ tầng giao thông được coi là mở ra lối thoát, giúp hàng ngàn km đường bộ được xây dựng mới. Tuy nhiên, do kiểm soát chưa đầy đủ, chặt chẽ, các dự án BOT bị biến tướng, bộc lộ nhiều lỗ hổng.

Cựu lãnh đạo cao cấp của VN đứng sau các dự án BOT là ai?

Tại nhiều nước phát triển, chính phủ buộc phải dùng ngân sách để đầu tư vào hạ tầng đường bộ. Vì thế, đường sá trở thành một thứ dịch vụ công ích. Tuy nhiên, với các nước đang phát triển, do không có kinh phí, nên phải vay vốn ODA với những điều khoản ràng buộc nhất định cho nước được vay vốn.
Vì thế, việc Chính phủ Việt Nam có thể huy động được khoảng 200.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tư nhân trong nước để xây dựng hơn 1.500 km đường có thể coi là một thành tựu. Tuy nhiên, khi dòng tiền đổ vào các dự án BOT lại chưa được kiểm soát chặt, khiến một số BOT có vấn đề. Nhiều BOT chỉ định thầu

Tại bản Kết luận thanh tra số 1423 của Thanh tra Chính phủ, chỉ rõ: qua tiến hành thanh tra 7 DA (5 dự án BOT, 1 dự án BT, 1 dự án kết hợp BOT và BT) bao gồm: BOT đèo Phước Tượng — Phú Gia. Nâng cấp tuyến Pháp Vân — Cầu Giẽ. Xây dựng đường Hòa Lạc — Hòa Bình. Cải tạo nâng cấp QL 6 (đoạn Xuân Mai — Hòa Bình). Khôi phục cải tạo QL 20 (Km 123+105 đến Km 268). Đầu tư xây dựng QL 20 (Km 0+000 đến Km 123+105). Đầu tư xây dựng tuyến Thái Nguyên — Chợ Mới. Nâng cấp QL 38 (đoạn qua Bắc Ninh và Hải Dương)… Bộ Giao thông Vận tải đã không thực hiện đầy đủ quy trình xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo quy định.

Với 78 dự án dự án đầu tư theo hình thức BOT và BT tại Bộ Giao thông Vận tải, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, 100% đều là chỉ định thầu mà không tổ chức đấu thầu với lý do chỉ có một nhà đầu tư tham gia hoặc do tính cấp bách của dự án nhưng không có quy trình, thủ tục đánh giá hay xác định thế nào là cấp bách.

Ông Đinh La Thăng có trách nhiệm thế nào với một số dự án BOT giao thông?

Một số nhà đầu tư được lựa chọn có năng lực hạn chế, không đáp ứng yêu cầu của dự án. Như 3/4 công ty trong liên danh nhà đầu tư được lựa chọn để thực hiện dự án hầm đường bộ Phước Tượng — hầm Phú Gia đã không góp được vốn theo cam kết phải rút khỏi liên danh và xin giảm tối đa tỷ lệ vốn góp. Liên danh phải mời gọi nhà đầu tư thay thế dẫn đến chậm tiến độ.Theo các chuyên gia giao thông, việc chỉ định thầu khiến cho công tác đấu thầu, chọn thầu thiếu minh bạch. Điều này làm nảy sinh thêm các góc khuất về chi phí đầu tư, phương cách tính toán tài chính, dự báo lưu lượng xe. Thậm chí, cố tình sửa chữa những tuyến đường cũ rồi đưa vào thu phí như tuyến đường mới (ví dụ như BOT Pháp Vân — Cầu Giẽ), hoặc thu phí trên cả 2 tuyến đường khiến người dân không có quyền lựa chọn. Có những dự án, nhà đầu tư xây đường chỗ vắng, nhưng đặt trạm tại điểm đông xe để thu phí.

Tại sao phải dùng hợp đồng bảo mật?


Những góc khuất trong quá trình thẩm định, đấu thầu, tư vấn thiết kế đã khiến cho phương án tài chính của BOT thiếu chính xác đã gây ra gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp tham gia giao thông vì thời gian thu phí quá dài. Điển hình nhất là trạm thu phí BOT Tào Xuyên vừa bị Bộ Giao thông Vận tải "tuýt còi", giảm thời gian thu từ 27 năm xuống còn 7 năm đã đủ hoàn vốn. Câu hỏi đặt ra là tại sao không thể minh bạch các hợp đồng tài chính BOT?
Hầu như các hợp đồng BOT đều kèm theo một điều khoản bảo mật. Theo đó, các bên không được tiết lộ những thông tin về pháp lý, tài chính, thương mại, kỹ thuật và các nội dung liên quan của hợp đồng và dự án.

Về vấn đề này, nhiều chuyên gia giao thông, luật sư và dư luận yêu cầu làm rõ, nhưng đã vấp phải nhiều tranh luận. TS. Phạm Sanh, chuyên gia giao thông cho biết, hiện nay hầu hết các quốc gia đều đã cấm những điều khoản bảo mật trong hợp đồng.

"Tại nhiều quốc gia, họ cho rằng quyền lực nhà nước là do dân ủy quyền cho. Cho nên khi Nhà nước nhân danh người dân ký kết hợp đồng với bên khác thì phải công khai cho dân biết. Một dựán đường bộ không liên quan đến quốc phòng, an ninh nên không thểđược xếp vào diện bí mật Nhà nước để giữ bí mật với nhân dân. Hơn nữa, cần phải thống nhất rằng: minh bạch là giải pháp duy nhất để loại bỏ những tiêu cực tại dựán BOT. Nếu còn bảo mật sẽ còn nhiều góc khuất tại các BOT", ông Sanh nhấn mạnh.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam
 

Pepsy

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-419201
Ngày cấp bằng
27/4/16
Số km
3,550
Động cơ
244,080 Mã lực
Nơi ở
Lạng Sơn
Website
www.otofun.net
Lúc diều lên thì các cụ ca ngợi, lúc đắm đò thì các cụ dập mẹt...
E tư tưởng trung lập cho những biến cố gần đây...thôi thì coi như là... ngọa sơn quan hổ đấu!
E mong đến hồi kết (cái kết của đốt lò, cái kết của phe phái, cái kết của nửa nhiệm kỳ, cái kết của người đốt lò..vân vân và vân vân..)
Ko biết cccm thế nào chứ trong bão tố vẫn có phe phái đang nằm rất im, thở rất nhẹ.. ko phải vì sợ và cũng chẳng phải vì vô can, kiểu chỉ như đang chờ thời...và hiện nay dường như chỉ đang quan sát...đây mới là nhân tố bí ẩn!
(theo nhận định đây mới là cái kết ai cũng cần biết...kiểu như bàn thắng ở phút bù giờ ấy ạ...)
Cụ huỵch toẹt cái nhân tố bí ẩn ấy ra cho a e còn hóng chứ cụ. Cụ chơi chữ như này bọn em ong thủ lắm, nào có hiểu cái chi mô.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top