Lấy Ai Cập làm bàn đạp, Saladin tung quân đi dẹp các thế lực Hồi giáo cát cứ, vươn tầm ảnh hưởng ra Syrie, Iraq, Yemen, thống nhất thế giới A rập và tập hợp được một lực lượng quân sự đủ lớn để tính sổ đám Thập tự chinh cố thủ tại các lãnh địa dọc bờ biển. Năm 1187, Saladin chiến thắng trận quyết định trước quân Thiên chúa giáo ở Hattin, cầm tù hầu hết các lãnh tụ của họ, sau đó tái chiếm Jerusalem và xoá sổ Vương quốc Thiên Chúa được lập tại đây sau cuộc Thập tự chinh thứ nhất (khoảng 100 năm trước đó). Bắt đầu từ Saladin, tư tưởng về Jihad (Thánh chiến) của người Hồi giáo trỗi dậy, như là câu trả lời lại cho phong trào Crusade (Thập tự chinh). Nhưng trái ngược với cách hành xử của quân Thiên Chúa giáo, khi chiếm Jerusalem, Saladin tha chết cho toàn bộ dân trong thành, cho phép các các cộng đồng tôn giáo khác nhau tiếp tục tồn tại, chỉ buộc người Thiên chúa giáo gốc Châu Âu phải trở về lục địa. Đồng thời, ông này cũng cho phép người Do Thái, lần đầu tiên sau rất nhiều năm lang thang vật vờ được phép trở lại vùng Đất Thánh...
Trận Hattin làm toàn bộ Châu Âu nhục nhã, 3 đời Giáo hoàng kế tiếp nhau chết trong uất ức. Tuy nhiên, cuộc Thập tự chinh thứ 3, mặc dù được lãnh tụ quân sự kiệt xuất nhất của Châu Âu thời điểm đó là Risa Sư Tử Tâm dẫn đầu, vẫn bị Saladin chặn đứng. Sau nhiều trận chiến ác liệt, Risa chỉ còn sót lại vài chục hiệp sỹ và vài trăm lính hộ vệ đành từ bỏ ý định giành lại Jerusalem, chấp nhận ký hoà ước với Saladin, về nước và sau đó chết lãng nhách vì bị một thằng trẻ con ám sát. Vài năm sau, Saladin cũng qua đời tại Damacus ở tuổi 55. Theo sử sách kể lại, vị vua vĩ đại nhất của người Ả rập khi chết đi để lại gia sản vẻn vẹn chỉ là "một đồng vàng và 40 đồng bạc". Toàn bộ của cải thu được sau từng ấy năm chinh chiến và trị vì ông đều phân phát cho binh lính và người nghèo, thậm chí còn dùng để chuộc mạng hộ cho những người Thiên chúa giáo rồi thả họ về Châu Âu.
Chiến thắng của Saladin trước quân Thập tự cũng thể hiện sức mạnh của Hồi giáo trên đà phát triển, trong khi Châu Âu còn chìm trong thời Trung Cổ tởm lợm. Ở thời kỳ này thế giới Arab đạt đến đỉnh cao với những thành tựu về văn minh văn hoá. Người A rập lúc đó tỏ ra khoan dung và rất chịu khó học hỏi, tiếp thu thành tựu của các nền văn minh khác. Chính họ đã dạy người Châu Âu dùng chữ số Ả rập (vốn bắt nguồn từ Ấn Độ), làm tiền đề cho sự phát triển toán học ở lục địa. Họ cũng là những người lưu trữ thành tựu của nền văn minh Hy Lạp - La Mã và xuất khẩu ngược về Châu Âu, thúc đẩy phong trào Phục Hưng xoá đi ảnh hưởng của Nhà thờ Trung cổ về sau...
Vậy nên, khi nghe một số bạn Phương Tây rêu rao, và được khá nhiều bạn khác phụ hoạ một cách mù quáng, về việc mang nền văn minh, sự ưu việt của họ đến cho người Ả rập, cháu thấy có một sự khó ngửi không hề nhẹ.