Ặc, em nhìn còn chả được như Việt nam nhà mình cụ ahẤn tượng đầu tiên của cháu về Cairo là... không khác gì Hà Nội, nghĩa là bụi mù, lộn xộn, nhem nhuốc và nhếch nhác. Sau một thời gian sống quen lối ngăn nắp quy củ ở Châu Âu, sang đây cảm giác như về nhà. Thế là còn tốt, có mấy bạn Tây ngắm cảnh sốc nặng:
Một cô Úc tâm hự với cháu: Lúc mới sang Châu Âu tao đã ngạc nhiên lắm rồi, nhìn mấy cái nhà bé tí cứ nghĩ bọn nó sống ở nhà không có bể bơi thế này sao chịu được nhỉ. Thế nhưng sang đến đây nhìn mấy cái nhà này thì không biết nói thế nào nữa.... Cháu thầm nghĩ: Ấy là nàng chưa biết thế nào là nhà ống phố cổ và xí thùng thôi. Mk, "ko có bể bơi ko sống được", con này định troll tao hả mầy???
Đọc đoạn này của cụ em cười tý sặc ở cơ quanMột cô Úc tâm hự với cháu: Lúc mới sang Châu Âu tao đã ngạc nhiên lắm rồi, nhìn mấy cái nhà bé tí cứ nghĩ bọn nó sống ở nhà không có bể bơi thế này sao chịu được nhỉ. Thế nhưng sang đến đây nhìn mấy cái nhà này thì không biết nói thế nào nữa.... Cháu thầm nghĩ: Ấy là nàng chưa biết thế nào là nhà ống phố cổ và xí thùng thôi. Mk, "ko có bể bơi ko sống được", con này định troll tao hả mầy???
Bức ảnh thứ 3 không có gì là thắng cảnh mà em với cụ đều chụp. Cụ có nhớ cụ chụp ở đâu ko? Em chẳng nhớ chụp ở đâu nữa cụ ạ. Sau mấy năm mà cảnh vẫn thế cụ nhỉ (em chụp năm 2009). Link đây ạ: http://www.otofun.net/threads/may-ngay-o-ai-cap.350695/Tuy chê thế thôi, nhưng khu vực Greater Cairo với 15 triệu dân, diện tích 1600 km2 là khu đô thị lớn thứ 15 thế giới và lớn nhất Châu Phi, cũng không phải tầm thường. Vị trí của nó có tác dụng khống chế thượng nguồn đồng bằng sông Nile, vùng sản xuất lương thực quan trọng nhất của khu vực. Các cụ nhìn ảnh vệ tinh dưới đấy sẽ thấy ở 1 chỗ tuyền cát là cát, đất trồng trọt được quan trọng thế nào.
Sông Nile chảy từ Nam lên Bắc, qua Sudan vào Ai Cập và đổ vào Địa Trung Hải. Dòng sông này là khởi thủy nền văn minh Ai Cập và đến nay vẫn là huyết mạch của quốc gia này. Khu vực ven sông của Cairo là khu nhà giàu, trông đẹp đẽ hơn hẳn
Có lẽ chỗ đó là bến tàu thuỷ cụ ạ. Cụ có đi tour cruise dọc sông Nile ko?
Bức ảnh thứ 3 không có gì là thắng cảnh mà em với cụ đều chụp. Cụ có nhớ cụ chụp ở đâu ko? Em chẳng nhớ chụp ở đâu nữa cụ ạ. Sau mấy năm mà cảnh vẫn thế cụ nhỉ (em chụp năm 2009). Link đây ạ: http://www.otofun.net/threads/may-ngay-o-ai-cap.350695/
Em có đi cụ ạ. Nhưng em rất tiếc là không đủ thời gian để đi được nhiều như cụCó lẽ chỗ đó là bến tàu thuỷ cụ ạ. Cụ có đi tour cruise dọc sông Nile ko?
Vẻ đẹp của gió cát và sự huyền bí, đẹp lắm cụ ạ !Bên cạnh Valley of the Kings còn có Valley of the Queens, nơi chôn các hoàng hậu và công chúa của các đời hoàng tộc. Tuy nhiên, cháu ko vào thăm quan mấy chỗ đấy, mà đến thăm chị khủng nhất - Đó là đền thờ Hatsheptut, vị Nữ hoàng đầu tiên mà lịch sử loài người ghi nhận, trị vì Ai Cập khoảng 1400 năm trước CN, có nghĩa là cách ngày nay gần 3500 năm. .
Để bắt đầu về Hatsheptut, cần phải kể với các cụ rằng một trong những nét văn minh của Ai Cập cổ đại là coi trọng phụ nữ. Địa vị phụ nữ trong xã hội khá bình đẳng, được quyền thừa kế, có tài sản riêng, thậm chí có quyền li dị nếu lấy phải anh chồng quá vớ vẩn... Người ta còn tìm thấy những ghi chép dạng hợp đồng hôn nhân, trong đó nêu rõ phần của cải một người vợ phải góp khi về nhà chồng, và để bù đắp lại, trong trường hợp li hôn thì anh chồng phải trả trợ cấp hàng năm cho vợ trọn đời... Những thứ thế này các cụ cũng thấy là nhiều xã hội được coi là văn minh ngày nay còn chưa làm được.
Trong lịch sử vương quốc Ai Cập, trước và sau đó có nhiều phụ nữ nắm quyền lực, bao gồm cả chị Cleopatra mà chúng ta đã nói đến phần trước. Thường là khi vua cũ chết, vua mới còn bé, thì hoàng hậu sẽ đóng vai trò nhiếp chính nắm quyền thay con. Tuy nhiên, Hatsheptut là một trường hợp đặc biệt, vì chị ấy là người duy nhất được công nhận với đầy đủ những dấu hiệu định dạng như một Pharaoh trên các chứng tích còn lưu lại.
Cũng theo những chứng tích đó, thì Hatsheptut thậm chí còn là một trong những Pharaoh vĩ đại nhất thời Tân Vương Quốc. Trong hơn 20 năm trị vì, chị này là khôi phục lại các tuyến thương mại nối Ai Cập với Châu Phi và Trung Đông, đem lại sự thịnh vượng chưa từng thấy cho Ai Cập sau những năm hoang tàn vì chiến tranh. Có tiền, chị í cho xây dựng hàng loạt các công trình lớn xung quanh Luxor, trong đó có đền thờ nằm tại phía bên kia của Thung lũng các Vị Vua. Có người cho rằng chính Hatsheptut là người bắt đầu khai phá Thung lũng cho mục đích chôn cất, dẫn đến các vua khác ùn ùn kéo tới chỗ này về sau.
Hatsheptut cũng dẫn quân chinh phạt Sudan và Sinai, đạt được nhiều thắng lợi. Đàn bà được như vậy, quả không phải dạng vừa đâu, các cụ nhỉ?
Đền Hatsheptut, xây từ trước khi người Hy Lạp làm Parthenon đến hơn 1000 năm. Với những hàng cột mảnh và hành lang rộng, nó vẫn đẹp tuyệt vời dưới bóng những ngọn núi hùng vĩ của Thung lũng các Vị Vua:
Bức đầu tiên nhìn đẹp và hoành tráng qua !Bên cạnh Valley of the Kings còn có Valley of the Queens, nơi chôn các hoàng hậu và công chúa của các đời hoàng tộc. Tuy nhiên, cháu ko vào thăm quan mấy chỗ đấy, mà đến thăm chị khủng nhất - Đó là đền thờ Hatsheptut, vị Nữ hoàng đầu tiên mà lịch sử loài người ghi nhận, trị vì Ai Cập khoảng 1400 năm trước CN, có nghĩa là cách ngày nay gần 3500 năm. .
Để bắt đầu về Hatsheptut, cần phải kể với các cụ rằng một trong những nét văn minh của Ai Cập cổ đại là coi trọng phụ nữ. Địa vị phụ nữ trong xã hội khá bình đẳng, được quyền thừa kế, có tài sản riêng, thậm chí có quyền li dị nếu lấy phải anh chồng quá vớ vẩn... Người ta còn tìm thấy những ghi chép dạng hợp đồng hôn nhân, trong đó nêu rõ phần của cải một người vợ phải góp khi về nhà chồng, và để bù đắp lại, trong trường hợp li hôn thì anh chồng phải trả trợ cấp hàng năm cho vợ trọn đời... Những thứ thế này các cụ cũng thấy là nhiều xã hội được coi là văn minh ngày nay còn chưa làm được.
Trong lịch sử vương quốc Ai Cập, trước và sau đó có nhiều phụ nữ nắm quyền lực, bao gồm cả chị Cleopatra mà chúng ta đã nói đến phần trước. Thường là khi vua cũ chết, vua mới còn bé, thì hoàng hậu sẽ đóng vai trò nhiếp chính nắm quyền thay con. Tuy nhiên, Hatsheptut là một trường hợp đặc biệt, vì chị ấy là người duy nhất được công nhận với đầy đủ những dấu hiệu định dạng như một Pharaoh trên các chứng tích còn lưu lại.
Cũng theo những chứng tích đó, thì Hatsheptut thậm chí còn là một trong những Pharaoh vĩ đại nhất thời Tân Vương Quốc. Trong hơn 20 năm trị vì, chị này là khôi phục lại các tuyến thương mại nối Ai Cập với Châu Phi và Trung Đông, đem lại sự thịnh vượng chưa từng thấy cho Ai Cập sau những năm hoang tàn vì chiến tranh. Có tiền, chị í cho xây dựng hàng loạt các công trình lớn xung quanh Luxor, trong đó có đền thờ nằm tại phía bên kia của Thung lũng các Vị Vua. Có người cho rằng chính Hatsheptut là người bắt đầu khai phá Thung lũng cho mục đích chôn cất, dẫn đến các vua khác ùn ùn kéo tới chỗ này về sau.
Hatsheptut cũng dẫn quân chinh phạt Sudan và Sinai, đạt được nhiều thắng lợi. Đàn bà được như vậy, quả không phải dạng vừa đâu, các cụ nhỉ?
Đền Hatsheptut, xây từ trước khi người Hy Lạp làm Parthenon đến hơn 1000 năm. Với những hàng cột mảnh và hành lang rộng, nó vẫn đẹp tuyệt vời dưới bóng những ngọn núi hùng vĩ của Thung lũng các Vị Vua: