- Biển số
- OF-3248
- Ngày cấp bằng
- 29/1/07
- Số km
- 2,978
- Động cơ
- 585,920 Mã lực
- Tuổi
- 41
- Nơi ở
- Linh đàm
- Website
- www.muaxetragop.vn
Thông tin từ 15/11/2008 các loại “mũ bảo hiểm thời trang” bị cấm lưu hành đã gây không ít lo lắng cho người dân, còn những đại lý kinh doanh thì lo ế hàng, lo bị xử lý...
Không có chuyện cấm!
Trao đổi với PV GĐ&XH chiều 16/9, ông Trần Quốc Tuấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng hàng hóa (Bộ Khoa học - Công nghệ) cho rằng thời gian qua nhiều người đã hiểu sai tinh thần Quyết định số 04/2008 của Bộ Khoa học - Công nghệ.
Một chiếc mũ gọi là mũ bảo hiểm phải đảm bảo tiêu chuẩn cơ bản có ba bộ phận chính: vỏ mũ, phần hấp thụ xung động (phần xốp) và quai đeo.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu về khối lượng, góc nhìn, độ che phủ. Tuy nhiên, muốn đánh giá chất lượng mũ như thế nào thì phải qua thử nghiệm.
Theo ông Tuấn, thực ra chưa có khái niệm hay định nghĩa về “mũ bảo hiểm thời trang”, trong bộ tiêu chuẩn cũng không có. Đó chỉ là theo cách gọi dân dã. “Mũ bảo hiểm như thế nào đi chăng nữa, có kiểu dáng thời trang hay không thời trang, nếu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được phép lưu thông trên thị trường”, ông Tuấn nói.
Cầm một chiếc mũ bảo hiểm có lưỡi trai - một kiểu “mũ bảo hiểm thời trang” khá được giới trẻ ưa chuộng, ông Dương Duy Sinh, chuyên viên Cục quản lý chất lượng hàng hoá khẳng định: “Như chiếc mũ lưỡi trai này, nếu đã qua kiểm định phù hợp tiêu chuẩn thì vẫn sử dụng bình thường”.
Thực tế, Quyết định 04/2008/QĐ-BKHCN quy định rất rõ: “Kể từ ngày 15/11/2008, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy sản xuất trong nước, nhập khẩu, chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy... Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy đã đưa vào lưu thông trên thị trường trước ngày 15/11/2008 mà đáp ứng được các yêu cầu của các Quyết định nêu tại khoản 4 Điều này, thì được tiếp tục lưu thông”.
Vậy nhưng, Quyết định này đã bị hiểu sai là từ 15/11 sẽ cấm sử dụng “mũ bảo hiểm thời trang”. Ông Trần Quốc Tuấn khẳng định: “Cơ quan quản lý chỉ cấm việc sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm không hợp tiêu chuẩn. Không hề có chuyện cấm lưu hành mũ bảo hiểm không đúng quy cách. Nếu vô tình mua phải mũ bảo hiểm giả, không đúng tiêu chuẩn thì trước hết người mua đã chịu thiệt thòi, nhưng không có chế tài hay cơ chế nào quy định việc thu hồi hay cấm người tiêu dùng sử dụng các loại mũ này”.
Mũ dán tem CS vẫn được lưu thông
Ông Tuấn cho biết, tới đây theo tiêu chuẩn kỹ thuật mới, tất cả các mũ sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều phải thực hiện chứng nhận công bố hợp quy, gắn tem CR thay thế tem CS. Tuy nhiên, những mũ nào đã sản xuất trước đó, có tem CS rồi và đã đảm bảo tiêu chuẩn thì vẫn được lưu thông. Nhưng sau ngày 15/11, tất cả mũ mới sản xuất và nhập khẩu đều thống nhất gắn tem CR.
“Tem CR chứng nhận phù hợp quy chuẩn quốc gia, tất cả đều phải thực hiện theo nó” - ông Ngô Duy Bằng, Thanh tra Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học - Công nghệ).
Theo ông Tuấn, loại tem CS trước đây do cơ sở sản xuất tự gắn sau khi người ta công bố phù hợp tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn mới sẽ đánh giá kỹ, yêu cầu nghiêm ngặt kể từ khâu sản xuất.
“Tem CS trước đây chủ yếu mang tính chất tự nguyện, tự giác của doanh nghiệp. Nhưng tem CR khi đăng ký phải được đánh giá của các cơ quan độc lập. Với loại tem CR mới, Bộ Khoa học - Công nghệ sẽ hướng dẫn doanh nghiệp về mẫu và quy cách tem. Doanh nghiệp vẫn phải tự in, tự dán lên và chịu trách nhiệm”, ông Tuấn nói.
Như vậy, tem CS và tem RS chỉ là quy định áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh chứ không phải điều kiện bắt buộc với chiếc mũ bảo hiểm người dân đang đội trên đầu khi tham gia giao thông.
Công an chỉ xử lý trường hợp không đội mũ bảo hiểm
Thiếu tá Nguyễn Hà Phương, Phó trưởng Công an phường Cát Linh, quận Đống Đa (Hà Nội) khẳng định: Lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) chỉ xử lý những trường hợp tham gia giao thông không đội MBH. Còn không có lý do gì để dừng xe người tham gia giao thông có đội MBH.
Các loại MBH bày bán trên thị trường hiện nay ngay cả khi được nhìn ngắm kỹ cũng không thể phân biệt chính xác được đâu là MBH đạt tiêu chuẩn chất lượng và đâu là mũ không đạt tiêu chuẩn. Trong khi đó, lực lượng CSGT chỉ được nhìn lướt qua người đi đường, nên nói nhận biết được hay không chẳng khác nào đánh đố (?!).
Nếu muốn lực lượng CSGT cùng tham gia vào việc xử lý hàng kém chất lượng thì các cơ quan chức năng phải có kế hoạch phối hợp, phải đưa ra những dấu hiệu nhận biết hàng chính hiệu dễ dàng nhất.
Theo Gia đình và Xã hội
Không có chuyện cấm!
Trao đổi với PV GĐ&XH chiều 16/9, ông Trần Quốc Tuấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng hàng hóa (Bộ Khoa học - Công nghệ) cho rằng thời gian qua nhiều người đã hiểu sai tinh thần Quyết định số 04/2008 của Bộ Khoa học - Công nghệ.
Một chiếc mũ gọi là mũ bảo hiểm phải đảm bảo tiêu chuẩn cơ bản có ba bộ phận chính: vỏ mũ, phần hấp thụ xung động (phần xốp) và quai đeo.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu về khối lượng, góc nhìn, độ che phủ. Tuy nhiên, muốn đánh giá chất lượng mũ như thế nào thì phải qua thử nghiệm.
Theo ông Tuấn, thực ra chưa có khái niệm hay định nghĩa về “mũ bảo hiểm thời trang”, trong bộ tiêu chuẩn cũng không có. Đó chỉ là theo cách gọi dân dã. “Mũ bảo hiểm như thế nào đi chăng nữa, có kiểu dáng thời trang hay không thời trang, nếu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được phép lưu thông trên thị trường”, ông Tuấn nói.
Cầm một chiếc mũ bảo hiểm có lưỡi trai - một kiểu “mũ bảo hiểm thời trang” khá được giới trẻ ưa chuộng, ông Dương Duy Sinh, chuyên viên Cục quản lý chất lượng hàng hoá khẳng định: “Như chiếc mũ lưỡi trai này, nếu đã qua kiểm định phù hợp tiêu chuẩn thì vẫn sử dụng bình thường”.
Thực tế, Quyết định 04/2008/QĐ-BKHCN quy định rất rõ: “Kể từ ngày 15/11/2008, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy sản xuất trong nước, nhập khẩu, chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy... Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy đã đưa vào lưu thông trên thị trường trước ngày 15/11/2008 mà đáp ứng được các yêu cầu của các Quyết định nêu tại khoản 4 Điều này, thì được tiếp tục lưu thông”.
Vậy nhưng, Quyết định này đã bị hiểu sai là từ 15/11 sẽ cấm sử dụng “mũ bảo hiểm thời trang”. Ông Trần Quốc Tuấn khẳng định: “Cơ quan quản lý chỉ cấm việc sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm không hợp tiêu chuẩn. Không hề có chuyện cấm lưu hành mũ bảo hiểm không đúng quy cách. Nếu vô tình mua phải mũ bảo hiểm giả, không đúng tiêu chuẩn thì trước hết người mua đã chịu thiệt thòi, nhưng không có chế tài hay cơ chế nào quy định việc thu hồi hay cấm người tiêu dùng sử dụng các loại mũ này”.
Mũ dán tem CS vẫn được lưu thông
Ông Tuấn cho biết, tới đây theo tiêu chuẩn kỹ thuật mới, tất cả các mũ sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều phải thực hiện chứng nhận công bố hợp quy, gắn tem CR thay thế tem CS. Tuy nhiên, những mũ nào đã sản xuất trước đó, có tem CS rồi và đã đảm bảo tiêu chuẩn thì vẫn được lưu thông. Nhưng sau ngày 15/11, tất cả mũ mới sản xuất và nhập khẩu đều thống nhất gắn tem CR.
“Tem CR chứng nhận phù hợp quy chuẩn quốc gia, tất cả đều phải thực hiện theo nó” - ông Ngô Duy Bằng, Thanh tra Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học - Công nghệ).
Theo ông Tuấn, loại tem CS trước đây do cơ sở sản xuất tự gắn sau khi người ta công bố phù hợp tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn mới sẽ đánh giá kỹ, yêu cầu nghiêm ngặt kể từ khâu sản xuất.
“Tem CS trước đây chủ yếu mang tính chất tự nguyện, tự giác của doanh nghiệp. Nhưng tem CR khi đăng ký phải được đánh giá của các cơ quan độc lập. Với loại tem CR mới, Bộ Khoa học - Công nghệ sẽ hướng dẫn doanh nghiệp về mẫu và quy cách tem. Doanh nghiệp vẫn phải tự in, tự dán lên và chịu trách nhiệm”, ông Tuấn nói.
Như vậy, tem CS và tem RS chỉ là quy định áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh chứ không phải điều kiện bắt buộc với chiếc mũ bảo hiểm người dân đang đội trên đầu khi tham gia giao thông.
Công an chỉ xử lý trường hợp không đội mũ bảo hiểm
Thiếu tá Nguyễn Hà Phương, Phó trưởng Công an phường Cát Linh, quận Đống Đa (Hà Nội) khẳng định: Lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) chỉ xử lý những trường hợp tham gia giao thông không đội MBH. Còn không có lý do gì để dừng xe người tham gia giao thông có đội MBH.
Các loại MBH bày bán trên thị trường hiện nay ngay cả khi được nhìn ngắm kỹ cũng không thể phân biệt chính xác được đâu là MBH đạt tiêu chuẩn chất lượng và đâu là mũ không đạt tiêu chuẩn. Trong khi đó, lực lượng CSGT chỉ được nhìn lướt qua người đi đường, nên nói nhận biết được hay không chẳng khác nào đánh đố (?!).
Nếu muốn lực lượng CSGT cùng tham gia vào việc xử lý hàng kém chất lượng thì các cơ quan chức năng phải có kế hoạch phối hợp, phải đưa ra những dấu hiệu nhận biết hàng chính hiệu dễ dàng nhất.
Theo Gia đình và Xã hội