Người Hán là 1 khái niệm được sinh ra mãi sau này cụ ơi. Trong lịch sử Trung Quốc, không có cái gọi là dân tộc Hán cụ nhé.Người Hán chiếm 91% dân số Trung Quốc tỷ lệ còn nhiều hơn so với người Kinh ở Việt Nam. Còn Yên, Sở, Lương, Ngô ... thì cũng đều người Hán do hoàng đế nhà Chu phong Vương cho các quý tộc quản lý. có phải các quốc gia khác nhau hoàn toàn như Việt - Lào - Cam đâu mà cụ bảo không cùng dân tộc
Các quốc gia thời Đông Chu, cụ coi sử TQ mà bảo họ là người Hán, do vua Chu phong vương là do truyền thông hiện đại của anh bạn tuyên truyền thôi. Chứ nhà Hán có sau thời Đông Chu lâu mà, sao lại trở thành dân tộc có trước được ạ? Các quốc gia ấy đều là các tiểu quốc độc lập, có tiếng nói, văn hóa riêng hết, bị nước mạnh nhất là Tần chinh phục.
Em chỉ ví dụ nước Đại Lý với anh Đoàn Dự lừng danh. Đấy là một đất nước tồn tại độc lập, có thật ở loanh quanh biên giới Việt Nam- Trung Quốc hiện đại. Giờ thì ai còn biết người Đại lý đâu, hầu hết họ trở thành người Hán và một phần trở thành người thiểu số Việt Nam.
Hay người Lưỡng Quảng chẳng hạn, họ về mặt chủng tộc khá tương đồng với người Kinh Việt Nam và rất khác so với người Trung Quốc phía Bắc. Thậm chí ngôn ngữ của họ còn khá gần với tiếng Việt.Trong lịch sử, họ cũng là các nước Sở, Ngô, Việt..., bị chủng tộc phía Bắc kéo xuống chinh phục. Nhưng bây giờ, bản thân họ tự định nghĩa họ là người Hán đấy cụ. Cùng dân tộc mà sao người Tứ Xuyên nói một ngôn ngữ, người Quảng Đông, quảng Tây một ngôn ngữ, Phúc Kiến lại thứ ngôn ngữ khác. Và khác hoàn toàn với tiếng Bắc Kinh hay Thượng Hải, cụ ạ. Là 1 dân tộc thì điều cơ bản là phải chung tiếng nói, làm gì có dân tộc nào nói tới cả chục thứ tiếng hòa toàn khác nhau. Cùng dân tộc phải tương tự người Việt, dù ở Hanoi hay Saigon cũng nói chung 1 ngôn ngữ, có nhiều phương ngữ nhưng cơ bản là hiểu nhau.
Khái niệm dân tộc Hán là một thành công cực lớn của Trung Quốc. Tất nhiên đó là một quá trình lâu dài với rất nhiều thay đổi của thời cuộc. Nhiều quốc gia đa chủng tộc đang học hỏi đấy cụ ơi.