Kính thưa các cụ các mợ,
bóng đá Đông Nam Á là cái rốn của vùng trũng bóng đá thế giới. Nghĩa là, không còn nền bóng đá nào thấp hơn nền bóng đá ĐNA nữa. Và AFF Cup được mọi người ví von là một chiếc ao làng chật hẹp, nơi 11 LĐBĐ tự thẩm du với nhau, dưới sự lãnh đạo của anh cả Thái Lan.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, Thái Lan quyết tâm bỏ làng lên phố lập nghiệp. Họ mạnh tới mức, cử đội hình phụ và cho trợ lý cầm quân đi đá AFF Cup mà vẫn vô địch. Chính vì Thái Lan đi du học ở phố về kể biết bao nhiêu điều hay, chuyện lạ nên anh em trong xóm mới mạnh dạn nghĩ về một ngày nào đó cố gắng được ra phố xem con gái phố nó mặc váy ngắn có ngon ghẻ hơn con gái quê mình mặc quần nái đen hay không.
Chính vì vậy, chất lượng của AFF Cup ngày càng được cải thiện. Thương hiệu của AFF Cup ngày càng được biết đến. Đài truyền hình Nhật Bản, và Hàn Quốc đã từng mua bản quyền phát sóng giải với giá không hề rẻ.
Không những thế, việc LĐBĐ Úc xin gia nhập LĐBĐ ĐNA, và hiện đang tham gia ở các cấp độ U cũng làm cho chất lượng bóng đá ĐNA phát triển hơn. Hiện nay, so với bóng đá Đông Á, chúng ta (các đội bóng ĐNA) cũng có trận thắng, trận thua với những đội lớn như Trung Quốc. Hay hai ông lớn của Đông Á là Nhật và Hàn cũng không dễ bắt nạt ta như trước nữa. So với Tây Á thì các đội ĐNA cũng có thể thi đấu ngang tài ngang sức với những đội tầm trung của LĐBĐ này.
Việc đào tạo trẻ cũng thu được những tín hiệu tích cực với sự nhiệt tình làm bóng đá trẻ của Indo, hay Campuchia. Thành tích thi đấu quốc tế rất đáng ghi nhận. VCK U23 Châu Á tới đây, nếu may mắn, chúng ta đã có 4 / 16 đội góp mặt rồi. Rất tiếc cho Myanmar.
Em điểm qua một số thông tin về nền bóng đá ĐNA như vậy để thấy rằng: ao làng AFF nay đã thành hồ rộng. AFF Cup không phải là một chiếc cúp vô giá trị.
Kính mời các cụ các mợ vào chém mọi thứ mình thích về AFF Cup sẽ được tổ chức tại Singapore vào tháng 12 này nhé.
Một vài con số thống kê:
- Bắt đầu năm 1996. Vô địch: Thái Lan, Nhì: Malaysia, Ba: Việt Nam, Tư: Indonesia
- Năm 1998. Vô địch: Singapore, Nhì: Việt Nam, Ba: Indonesia, Tư: Thái Lan (năm này chắc chả người Việt Nam nào quên được.)
- Năm 2000. Vô địch: Thái Lan, Nhì: Indonesia, Ba: Malaysia, Tư: Việt Nam
- Năm 2002. Vô địch: Thái Lan, Nhì: Indonesia, Ba: Việt Nam, Tư: Malaysia
- Năm 2004/05. Vô địch: Singapore, Nhì: Indonesia, Ba: Malaysia, Tư: Myanmar (Cả Việt Nam và Thái Lan đều vắng mặt ở top 4.)
- Năm 2007. Vô địch: Singapore, Nhì: Thái Lan, Ba: Việt Nam, Tư: Malaysia
- Năm 2008. Vô địch: Việt Nam, Nhì: Thái Lan, Ba: Singapore, Tư: Indonesia
- Năm 2010. Vô địch: Malaysia, Nhì: Indonesia, Ba / Tư: Philippines / Việt Nam
- Năm 2012. Vô địch: Singapore, Nhì: Thái Lan, Ba / Tư: Malaysia / Philippines
- Năm 2014. Vô địch: Thái Lan, Nhì: Malaysia, Ba / Tư: Philippines / Việt Nam
- Năm 2016. Vô địch: Thái Lan, Nhì: Indonesia, Ba / Tư: Myanmar / Việt Nam
- Năm 2018. Vô địch: Việt Nam, Nhì: Malaysia, Ba / Tư: Philippines / Thái Lan
- Năm 2020. Vô địch: ?, Nhì: ?, Ba: ?, Tư: ?
Nhìn thống kê trên cccm hoàn toàn có thể thấy:
- Indonesia họ khát khao với chiếc cup này như nào khi trở thành vua về nhì.
- Và cũng chưa có quốc gia nào vô địch AFF Cup ba lần liên tiếp.
- Top 4 của AFF Cup hầu như đều là bốn cái tên quen thuộc: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia.
- Có 12 cái cúp cho đến nay thì Thái Lan đã ăn 5 cái, Singapore ăn bốn cái (nhờ chính sách nhập tịch), Việt Nam ăn hai cái, và Malaysia ăn 1 cái. Như vậy, ta phải cần 3 cái cúp nữa mới bằng Thái Lan. Tuy nhiên, chỉ cần vô địch 3 mùa liên tiếp thì ta có thể thiết lập kỉ lục mới tại đấu trường này.
Tình hình chuẩn bị của các đội:
- Malaysia đã tập trung đội hình mạnh nhất của họ, thậm chí còn mạnh hơn cả thời đá vòng loại WC khi tất cả các tuyển thủ đều lành lặn, lại thêm cả cầu thủ nhập tịch. Các cầu thủ đang đá ở nước ngoài cũng đã sẵn sàng về nước thi đấu. Họ lại đang đá giải vô địch quốc gia cũng như cúp quốc gia.
- Thái Lan sau thời gian bóng gió chỉ cử đội trẻ tham dự thì cũng đã tuyên bố gọi tất cả các cầu thủ đang đá ở nước ngoài về tham dự AFF Cup, bao gồm cả Chanathip, Theerathon.
- Indonesia thì như mọi người đều biết, đang đập đi xây lại. Đội hình của họ dựa trên nòng cốt là những cầu thủ U22 ở Seagames. Đội hình này tuy trẻ nhưng rất giàu kinh nghiệm. Có thể nói lứa này của Indo tương đương với lứa U23 Thường Châu của mình. Họ còn kinh nghiệm hơn khi đã được đá vòng loại WC. Với sự chuẩn bị kĩ lưỡng và sự ấm ức của kẻ chuyên về nhì, Indo năm nay sẽ rất đáng xem.
- Các đội khác em cập nhật dần dần dựa theo các bình luận đóng góp của các cụ các mợ.
Nhận xét:
- Bốn đội khách quen của top 4 AFF Cup là Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam chắc chắn sẽ có những cạnh tranh lật đổ nhau một cách khốc liệt. Đặc biệt, đây cũng chính là bốn đội đã gặp nhau tại Vòng loại 2 World Cup với đầy đủ những hỉ nộ ái ố, ân oán. Thái Lan có lợi thế hơn khi không phải đối đầu 3 đội còn lại tại vòng bảng. Trong khi đó, 3 đội còn lại phải thi đấu với nhau một cách khốc liệt để loại bớt một đối thủ.
Các đội khác cũng có rất nhiều điều để mổ xẻ. Em sẽ cập nhật dần dần. Mời các cụ các mợ tham gia chém cho vui chờ đến ngày 06.12.2021 ở trận Lào gặp Việt Nam nhé.
Nghệ danh của các đội bóng:
- Việt Nam: Rồng Vàng / Những Chiến Binh Sao Vàng
- Thái Lan: Voi Chiến
- Malaysia: Hổ Malay
- Indonesia: Đại Bàng
- Philippines: Chó Hoang
- Lào: Gạo Nếp Quyền Năng
- Campuchia: Bò rừng Campuchia / Những Chiến Binh Angkor
- Myanmar: Hổ Châu Á
- Brunei: Ong Bắp Cày
- Đông Timor: Rạng Đông / Cá Sấu
- Singapore: Sư tử
View attachment 6674867