- Biển số
- OF-342245
- Ngày cấp bằng
- 10/11/14
- Số km
- 820
- Động cơ
- 329,788 Mã lực
Ác mộng của Huawei đã đến: TSMC dừng sản xuất chip mới cho Huawei
Do các quy định xuất khẩu mới của Mỹ, hãng TSMC đã phải dừng tiếp nhận các đơn hàng sản xuất chip mới của Huawei, chỉ còn tiếp tục gia công các đơn hàng cũ.
Chỉ vài ngày sau khi Bộ Thương mại Mỹ siết lại các quy định xuất khẩu công nghệ để hạn chế nguồn cung chip cho Huawei Technologies, hệ quả đầu tiên của nó đã lộ rõ. Các nguồn tin của Nikkei cho biết, hãng TSMC, nhà gia công chip lớn nhất thế giới, đã dừng nhận đơn đặt hàng chip mới của công ty Trung Quốc.
Một người thân cận với sự việc cho biết: "TSMC đã dừng nhận đơn hàng mới từ Huawei sau khi việc thay đổi quy định được thông báo nhằm đảm bảo hoàn toàn tuân thủ với quy định kiểm soát xuất khẩu mới nhất. Nhưng các đơn hàng đang trong quá trình sản xuất hoặc những đơn hàng được TSMC tiếp nhận trước lệnh cấm mới vẫn không bị ảnh hưởng và có thể tiếp tục được triển khai nếu những con chip đó được xuất xưởng trước giữa tháng Chín tới đây."
Ác mộng của Huawei đã đến: Hãng TSMC dừng nhận đơn hàng chip mới cho công ty Trung Quốc - Ảnh 1.
Vào thứ Sáu tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ cho biết các nhà sản xuất chip không phải của Mỹ nhưng sử dụng thiết bị sản xuất chip, tài sản trí tuệ hoặc phần mềm thiết kế chip của Mỹ sẽ phải xin giấy phép trước khi xuất xưởng chip tới Huawei.
Một nguồn tin khác của Nikkei cho biết: "Đây là một quyết định khó khăn với TSMC khi Huawei đang là khách hàng lớn thứ hai của họ, nhưng nhà sản xuất chip này phải tuân thủ theo quy định của Mỹ."
admicro.vnXem thêm
Dù công ty con của Huawei, HiSilicon Technologies có khả năng tự thiết kế các chip bán dẫn nhưng việc sản xuất và gia công các con chip này phụ thuộc hầu hết vào hãng TSMC, đặc biệt là các bộ xử lý được sản xuất trên tiến trình 7nm mới nhất hiện nay.
Do vậy, các giới hạn mới trong quy định xuất khẩu của Mỹ đã trói chặt chân tay của Huawei, khi hầu hết các nhà sản xuất chip trên thế giới đều đang sử dụng trang thiết bị hoặc phần mềm của Mỹ.
Tất cả các đối tác gia công chip cho Huawei đều bị ảnh hưởng từ quy định mới này, bao gồm TSMC, hãng SMIC – nhà gia công chip lớn nhất Trung Quốc hiện nay, cũng như Win Semiconductors, nhà sản xuất chip tần số vô tuyến. Bên cạnh TSMC, Win Semiconductors cũng là một đối tác rất quan trọng cho Huawei khi linh kiện của hãng này được sử dụng để thay thế cho các nhà cung cấp của Mỹ như Skyworks và Qorvo.
Trong bối cảnh hiện tại, SMIC có thể là hy vọng cuối cùng của Huawei để sản xuất chip cho mình do nhà gia công chip lớn nhất Trung Quốc này đang được chính phủ nước này hết sức ưu ái. Tuy vậy, hiện SMIC mới chỉ sản xuất chip ở tiến trình 14nm và vẫn đang đi sau trong việc phát triển tiến trình công nghệ 7nm của mình.
Tham khảo Nikkei Asian Review
HUAWEI BỊ ĐẶT TRONG TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP: LINH KIỆN TRONG KHO SẮP HẾT, BAN GIÁM ĐỐC KHÔNG TÌM ĐƯỢC BẤT KỲ GIẢI PHÁP NÀO, TƯƠNG LAI CÓ THỂ SỤP ĐỔ HOÀN TOÀN
TVD , THEO TỔ QUỐC 2 NGÀY TRƯỚC
Chia sẻ725
Các nhân viên Huawei tiết lộ rằng trụ sở chính tại Thâm Quyến đang đặt trong tình trạng khẩn cấp.
Chính quyền tổng thống Donald Trump đã liên tiếp tung ra các đòn trừng phạt nhằm vào Huawei. Tuy nhiên hoạt động sản xuất và kinh doanh của gã khổng lồ viễn thông tại thị trường Trung Quốc vẫn không bị ảnh hưởng quá nhiều. Thậm chí doanh số smartphone của Huawei vẫn cao hơn Apple, cho dù không thể bán ra tại Châu Âu.
Thế nhưng mọi chuyện đang chuyển biến xấu hơn, sau khi chính quyền tổng thống Donald Trump tung ra đòn trừng phạt mới nhất. Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thay đổi chính sách, khiến cho TSMC cần phải xin cấp phép mới được sản xuất chip cho Huawei, do dây chuyền sản xuất chip của TSMC sử dụng công nghệ và thiết kế của Mỹ.
Huawei bị đặt vào tình trạng khẩn cấp, khi mà số linh kiện trong kho sắp hết.
Trụ sở chính của Huawei tại Thâm Quyến đang trong tình trạng khẩn cấp. Theo báo cáo của Bloomberg, một nguồn tin nội bộ tiết lộ rằng số lượng chip dự trữ để sản xuất thiết bị viễn thông sẽ hết trong vài tháng tới.
Ban giám đốc điều hành của Huawei tổ chức hàng chục cuộc họp, tuy nhiên không có bất kỳ giải pháp nào giúp công ty vượt qua được khó khăn hiện nay. Mặc dù Huawei có thể đặt mua những con chip của Samsung hoặc MediaTek, nhưng số lượng đơn hàng quá lớn khiến cho cả hai nhà sản xuất này không thể đáp ứng được.
Mỹ sau một loạt những đòn trừng phạt nhằm vào Huawei, cuối cùng cũng tìm ra được điểm yếu của gã khổng lồ Trung Quốc. Đó chính là đơn vị sản xuất chip HiSilicon, được thành lập cách đây 16 năm, nỗ lực không ngừng để có thể tự sản xuất những con chip xử lý của riêng mình, nhờ đó mà không phải phụ thuộc vào các công ty của Mỹ. Thế nhưng thật trớ trêu thay, cho đến tận bây giờ thì HiSilicon vẫn phải sử dụng thiết kế chip của Mỹ.
Sự thật là tất cả các nhà sản xuất chip trên thế giới, từ TSMC cho đến SMIC đều cần những thiết bị và phần mềm sản xuất của các công ty Mỹ, như Applied Materials để có thể sản xuất chip xử lý cho Samsung, Apple hay Huawei. Với quy tắc mới mà Mỹ đưa ra, đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất như TSMC bị phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ của Mỹ. Mà do đó, bất kỳ thiết kế chip nào của HiSilicon cũng không thể tự sản xuất, mà chỉ là những bản vẽ trên giấy.
Huawei có thể sẽ thất bại hoàn toàn trong cuộc đua 5G, nếu không tìm ra bất kỳ giải pháp nào.
Không chỉ những con chip xử lý cho smartphone Huawei bị ảnh hưởng, mà ngay cả những con chip viễn thông sử dụng cho các trạm phát 5G cũng không thể sản xuất. Đòn trừng phạt của Mỹ đã đánh thẳng vào mảng kinh doanh viễn thông cốt lõi nhất của Huawei, ngay trong lúc cuộc đua 5G đang diễn ra căng thẳng.
Các giám đốc của Huawei đã cố gắng tìm ra giải pháp, nhưng không thể. Về cơ bản, việc sản xuất những con chip thế hệ mới mà không cần đến công nghệ của Mỹ là điều không thể. Từ những tấm wafer cơ bản nhất, cho đến máy móc sản xuất, quy trình quang khắc cực tím của ASML Holding (mặc dù là công ty Hà Lan nhưng các máy quang khắc vẫn sử dụng công nghệ Mỹ).
Huawei chính là trung tâm của dự án Sáng kiến Cơ sở hạ tầng mới trị giá 1,4 nghìn tỷ USD của Bắc Kinh, nhằm chiếm lấy vị trí dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ 5G. Nhưng đến bây giờ, Huawei chưa chắc đã có thể hoàn thành hơn 90 hợp đồng xây dựng hạ tầng cơ sở cho các nhà mạng tại địa phương, chứ đừng nói đến việc xâm chiếm thị trường thế giới.
Điều an ủi duy nhất vào lúc này đối với Huawei có lẽ là thời gian vẫn còn. Theo báo cáo, số lượng linh kiện tồn kho sẽ đủ dùng cho đến hết năm nay. Trong lúc đó, Huawei bắt buộc phải tìm ra biện pháp, nếu không thì sự sụp đổ của gã khổng lồ viễn thông số 1 thế giới sẽ là không thể tránh khỏi.
HUAWEI ĐANG ĐỨNG TRƯỚC NGUY CƠ BỊ HỦY DIỆT
CL , THEO TRÍ THỨC TRẺ 1 NGÀY TRƯỚC
Chia sẻ57
Huawei làm thế nào để có thể tránh được tất cả các công nghệ Mỹ? Câu trả lời là không thể, và hãng smartphone đứng số 2 thế giới này đang thực sự bị đẩy vào thế đường cùng,.
Gần một năm sau ngày bị tổng thống Trump đưa vào danh sách đen thương mại, Huawei có vẻ vẫn đứng vững. Kết thúc năm 2019, thị phần Huawei vẫn thừa đủ để bỏ xa Apple. Đầu năm 2020, dù cho Covid-19 gây ra thiệt hại nặng nề, mức giảm của Huawei vẫn thấp hơn đáng kể khi so với đối thủ lớn nhất còn ở phía trên - Samsung.
Nhưng niềm vui của ông lớn Trung Quốc không thể kéo dài. Gần đúng ngày "kỷ niệm" 1 năm đưa Huawei vào danh sách đen thương mại (khiến cho tập đoàn này mất quyền hợp tác với Google, Intel và Qualcomm), tổng thống Trump đã đưa ra đòn đánh tiếp theo: một bộ luật kiểm soát xuất khẩu, trong đó các công ty trên toàn cầu đều phải xin phép chính quyền Mỹ trước khi bán các sản phẩm sử dụng công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ cho Huawei.
Huawei giờ đã không còn quyền hợp tác với TSMC, thế lực gia công chip số 1 thế giới.
Gần như ngay lập tức, Huawei đã bị dồn vào thế đường cùng. Mục tiêu nhắm đến bộ luật này không gì khác ngoài TSMC, công ty gia công bán dẫn số 1 thế giới có trụ sở tại Đài Loan. Sau khi điều luật mới được ban hành, TSMC sẽ buộc phải xin sự cho phép của nước Mỹ nếu muốn bán hàng cho Huawei. Do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung càng ngày càng gay gắt, cơ chế "xin cấp phép" này chẳng khác gì bắt buộc TSMC phải "cạch mặt" Huawei.
Về mặt lý thuyết, Huawei vẫn còn con đường sống khi đã mất quyền hợp tác với TSMC. Cách đây nhiều năm, hãng này đã ngưng sử dụng thiết kế từ Snapdragon hay thiết kế ARM tiêu chuẩn và mua lại một công ty thiết kế chip có tên HiSilicon. TSMC chỉ có vai trò sản xuất thiết kế do HiSilicon đưa ra - nếu tìm được kẻ thay thế, Huawei không cần đến TSMC.
Nhưng trong thực tế thì tìm được người thay thế cho TSMC là điều không hề dễ dàng. Công ty Đài Loan này hiện đang là thế lực gia công chip đứng đầu thế giới, góp phần quan trọng cho thành công của nhiều công ty khách hàng - bao gồm cả Apple, AMD, Qualcomm và dĩ nhiên là Huawei. Cứ cho rằng các công ty gia công khác được quyền thay thế TSMC để trở thành nhà sản xuất cho Huawei, yêu cầu sản lượng của thương hiệu smartphone Trung Quốc trong 2 năm qua đã vượt quá mức 100 triệu máy/năm. Khả năng một công ty nào đó có thể bắt kịp năng lực sản xuất của TSMC là gần như 0%.
Thực tế, giờ đây Huawei đã bị cắt đứt khỏi toàn bộ chuỗi cung ứng chip ngoài Trung Quốc Đại Lục.
Chưa dừng lại ở đây, gần như toàn bộ các đối thủ đáng kể tên của TSMC đều không được phép bắt tay với Huawei. Tháng trước, sau khi các tin đồn rằng Huawei sẽ "lách qua" lệnh cấm bằng cách mua chip MediaTek, thương hiệu SoC gắn liền với phân khúc tầm trung/giá rẻ này cũng nhanh chóng lên tiếng phủ nhận. Những người phao tin về mối quan hệ giữa Huawei và MediaTek (hay Samsung, Intel v..v...) đã không nhận ra rằng lệnh cấm mới của ông Trump nhắm vào các công nghệ "có nguồn gốc từ Mỹ". Các tên tuổi Đài Loan (TSMC, MediaTek), Hàn Quốc (Samsung, LG…) hay Anh (ARM) đều nằm trong phạm vi ảnh hưởng của lệnh cấm này.
Nói cách khác, bất kỳ công ty nào muốn thay thế cho TSMC để trở thành nhà cung ứng chip cho Huawei sẽ phải đến từ Trung Quốc Đại Lục. Một lần nữa, đó là nhiệm vụ bất khả thi. Báo cáo của IC Insights cho thấy, đến hết năm 2019, 5 nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới đều là các công ty Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản. Tiếp đến, trong 5 công ty gia công thuần túy (không bán sản phẩm riêng như Samsung hay Intel), chỉ duy nhất 1 công ty đến từ Trung Quốc Đại Lục: SMIC.
Tiếc thay cho Huawei, SMIC giờ vẫn đang loay hoay với công nghệ 14nm trong khi TSMC giờ đã chuyển sang nghiên cứu 5nm. Thậm chí, từ 2018 TSMC đã chỉ sử dụng công nghệ 12nm cho chip… tầm trung. Khả năng để các công ty gia công chip từ Trung Quốc bắt kịp TSMC là gần như 0%, bởi lệnh cấm từ tổng thống Trump bao gồm cả các loại máy móc sử dụng trong khâu thiết kế/sản xuất chip.
Trong lúc Huawei khốn khổ, các nhà sản xuất Trung Quốc khác vẫn đang được thoải mái sử dụng những con chip mới nhất đến từ nước Mỹ.
Thậm chí, cứ cho rằng Trung Quốc có thể bằng cách nào đó vươn lên bắt kịp Mỹ và các đồng minh về năng lực sản xuất chip, trong vòng 1 - 2 năm sắp tới những con chip sản xuất trên chu trình lạc hậu tại Đại Lục sẽ khiến Huawei thua kém trước tất cả các đối thủ của mình, bao gồm cả các "đồng hương" như Xiaomi, OPPO và Vivo. Chỉ vài ngày trước khi ông Trump công bố lệnh cấm mới, Xiaomi như "trêu ngươi" Huawei khi vén màn chiếc Redmi K30 5G Racing Edition sử dụng chip Snapdragon 768G - một con chip được thiết kế bởi một công ty Mỹ (Qualcomm) và gần như chắc chắn được sản xuất tại nhà máy của TSMC.
Chưa hết, Huawei cũng không chỉ mất quyền mua chip SoC mà còn mất luôn nguồn cung màn hình OLED, chip nhớ ROM, chip RAM hay cảm biến CMOS trên camera. Đáng sợ nhất, công ty công nghệ số 1 của Trung Quốc sẽ mất quyền mua/thuê gia công chip sử dụng cho lĩnh vực viễn thông. Ngay cả các nhà sản xuất chip viễn thông Trung Quốc cũng đang phải sử dụng linh kiện, máy móc hoặc phần mềm từ các công ty từ Mỹ. Chỉ với một đòn đánh, nước Mỹ đã khép lại những hy vọng le lói còn lại của Huawei trên một mảng kinh doanh trọng yếu (smartphone), đồng thời chém một nhát chí tử vào mảng kinh doanh còn lại (thiết bị 5G).
Công ty Trung Quốc cũng chỉ còn đủ dự trữ để sản xuất đến cuối năm. Và đến lúc đó, Huawei sẽ bị hủy diệt. Chẳng thể sử dụng Android quốc tế, chẳng thể mua chip cho smartphone hay thiết bị mạng, chẳng thể tìm đối tác mở đường sống, thế lực đang đứng thứ 2 thế giới về smartphone và số 1 về viễn thông sẽ phải đối mặt với cái chết ngay trong năm nay.
Do các quy định xuất khẩu mới của Mỹ, hãng TSMC đã phải dừng tiếp nhận các đơn hàng sản xuất chip mới của Huawei, chỉ còn tiếp tục gia công các đơn hàng cũ.
Chỉ vài ngày sau khi Bộ Thương mại Mỹ siết lại các quy định xuất khẩu công nghệ để hạn chế nguồn cung chip cho Huawei Technologies, hệ quả đầu tiên của nó đã lộ rõ. Các nguồn tin của Nikkei cho biết, hãng TSMC, nhà gia công chip lớn nhất thế giới, đã dừng nhận đơn đặt hàng chip mới của công ty Trung Quốc.
Một người thân cận với sự việc cho biết: "TSMC đã dừng nhận đơn hàng mới từ Huawei sau khi việc thay đổi quy định được thông báo nhằm đảm bảo hoàn toàn tuân thủ với quy định kiểm soát xuất khẩu mới nhất. Nhưng các đơn hàng đang trong quá trình sản xuất hoặc những đơn hàng được TSMC tiếp nhận trước lệnh cấm mới vẫn không bị ảnh hưởng và có thể tiếp tục được triển khai nếu những con chip đó được xuất xưởng trước giữa tháng Chín tới đây."
Ác mộng của Huawei đã đến: Hãng TSMC dừng nhận đơn hàng chip mới cho công ty Trung Quốc - Ảnh 1.
Vào thứ Sáu tuần trước, Bộ Thương mại Mỹ cho biết các nhà sản xuất chip không phải của Mỹ nhưng sử dụng thiết bị sản xuất chip, tài sản trí tuệ hoặc phần mềm thiết kế chip của Mỹ sẽ phải xin giấy phép trước khi xuất xưởng chip tới Huawei.
Một nguồn tin khác của Nikkei cho biết: "Đây là một quyết định khó khăn với TSMC khi Huawei đang là khách hàng lớn thứ hai của họ, nhưng nhà sản xuất chip này phải tuân thủ theo quy định của Mỹ."
admicro.vnXem thêm
Dù công ty con của Huawei, HiSilicon Technologies có khả năng tự thiết kế các chip bán dẫn nhưng việc sản xuất và gia công các con chip này phụ thuộc hầu hết vào hãng TSMC, đặc biệt là các bộ xử lý được sản xuất trên tiến trình 7nm mới nhất hiện nay.
Do vậy, các giới hạn mới trong quy định xuất khẩu của Mỹ đã trói chặt chân tay của Huawei, khi hầu hết các nhà sản xuất chip trên thế giới đều đang sử dụng trang thiết bị hoặc phần mềm của Mỹ.
Tất cả các đối tác gia công chip cho Huawei đều bị ảnh hưởng từ quy định mới này, bao gồm TSMC, hãng SMIC – nhà gia công chip lớn nhất Trung Quốc hiện nay, cũng như Win Semiconductors, nhà sản xuất chip tần số vô tuyến. Bên cạnh TSMC, Win Semiconductors cũng là một đối tác rất quan trọng cho Huawei khi linh kiện của hãng này được sử dụng để thay thế cho các nhà cung cấp của Mỹ như Skyworks và Qorvo.
Trong bối cảnh hiện tại, SMIC có thể là hy vọng cuối cùng của Huawei để sản xuất chip cho mình do nhà gia công chip lớn nhất Trung Quốc này đang được chính phủ nước này hết sức ưu ái. Tuy vậy, hiện SMIC mới chỉ sản xuất chip ở tiến trình 14nm và vẫn đang đi sau trong việc phát triển tiến trình công nghệ 7nm của mình.
Tham khảo Nikkei Asian Review
HUAWEI BỊ ĐẶT TRONG TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP: LINH KIỆN TRONG KHO SẮP HẾT, BAN GIÁM ĐỐC KHÔNG TÌM ĐƯỢC BẤT KỲ GIẢI PHÁP NÀO, TƯƠNG LAI CÓ THỂ SỤP ĐỔ HOÀN TOÀN
TVD , THEO TỔ QUỐC 2 NGÀY TRƯỚC
Chia sẻ725
Các nhân viên Huawei tiết lộ rằng trụ sở chính tại Thâm Quyến đang đặt trong tình trạng khẩn cấp.
- Smartphone mới ra mắt của Huawei không có ứng dụng Google, nhưng có khả năng phát hiện người nhiễm Covid-19 nhờ đo thân nhiệt
- MediaTek tuyên bố sẽ không lách luật để bán chip cho Huawei
- Không chờ quyết định của thủ tướng Trudeau, 3 nhà mạng lớn nhất Canada đều từ bỏ Huawei
Chính quyền tổng thống Donald Trump đã liên tiếp tung ra các đòn trừng phạt nhằm vào Huawei. Tuy nhiên hoạt động sản xuất và kinh doanh của gã khổng lồ viễn thông tại thị trường Trung Quốc vẫn không bị ảnh hưởng quá nhiều. Thậm chí doanh số smartphone của Huawei vẫn cao hơn Apple, cho dù không thể bán ra tại Châu Âu.
Thế nhưng mọi chuyện đang chuyển biến xấu hơn, sau khi chính quyền tổng thống Donald Trump tung ra đòn trừng phạt mới nhất. Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thay đổi chính sách, khiến cho TSMC cần phải xin cấp phép mới được sản xuất chip cho Huawei, do dây chuyền sản xuất chip của TSMC sử dụng công nghệ và thiết kế của Mỹ.
Huawei bị đặt vào tình trạng khẩn cấp, khi mà số linh kiện trong kho sắp hết.
Trụ sở chính của Huawei tại Thâm Quyến đang trong tình trạng khẩn cấp. Theo báo cáo của Bloomberg, một nguồn tin nội bộ tiết lộ rằng số lượng chip dự trữ để sản xuất thiết bị viễn thông sẽ hết trong vài tháng tới.
Ban giám đốc điều hành của Huawei tổ chức hàng chục cuộc họp, tuy nhiên không có bất kỳ giải pháp nào giúp công ty vượt qua được khó khăn hiện nay. Mặc dù Huawei có thể đặt mua những con chip của Samsung hoặc MediaTek, nhưng số lượng đơn hàng quá lớn khiến cho cả hai nhà sản xuất này không thể đáp ứng được.
Mỹ sau một loạt những đòn trừng phạt nhằm vào Huawei, cuối cùng cũng tìm ra được điểm yếu của gã khổng lồ Trung Quốc. Đó chính là đơn vị sản xuất chip HiSilicon, được thành lập cách đây 16 năm, nỗ lực không ngừng để có thể tự sản xuất những con chip xử lý của riêng mình, nhờ đó mà không phải phụ thuộc vào các công ty của Mỹ. Thế nhưng thật trớ trêu thay, cho đến tận bây giờ thì HiSilicon vẫn phải sử dụng thiết kế chip của Mỹ.
Sự thật là tất cả các nhà sản xuất chip trên thế giới, từ TSMC cho đến SMIC đều cần những thiết bị và phần mềm sản xuất của các công ty Mỹ, như Applied Materials để có thể sản xuất chip xử lý cho Samsung, Apple hay Huawei. Với quy tắc mới mà Mỹ đưa ra, đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất như TSMC bị phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ của Mỹ. Mà do đó, bất kỳ thiết kế chip nào của HiSilicon cũng không thể tự sản xuất, mà chỉ là những bản vẽ trên giấy.
Huawei có thể sẽ thất bại hoàn toàn trong cuộc đua 5G, nếu không tìm ra bất kỳ giải pháp nào.
Không chỉ những con chip xử lý cho smartphone Huawei bị ảnh hưởng, mà ngay cả những con chip viễn thông sử dụng cho các trạm phát 5G cũng không thể sản xuất. Đòn trừng phạt của Mỹ đã đánh thẳng vào mảng kinh doanh viễn thông cốt lõi nhất của Huawei, ngay trong lúc cuộc đua 5G đang diễn ra căng thẳng.
Các giám đốc của Huawei đã cố gắng tìm ra giải pháp, nhưng không thể. Về cơ bản, việc sản xuất những con chip thế hệ mới mà không cần đến công nghệ của Mỹ là điều không thể. Từ những tấm wafer cơ bản nhất, cho đến máy móc sản xuất, quy trình quang khắc cực tím của ASML Holding (mặc dù là công ty Hà Lan nhưng các máy quang khắc vẫn sử dụng công nghệ Mỹ).
Huawei chính là trung tâm của dự án Sáng kiến Cơ sở hạ tầng mới trị giá 1,4 nghìn tỷ USD của Bắc Kinh, nhằm chiếm lấy vị trí dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ 5G. Nhưng đến bây giờ, Huawei chưa chắc đã có thể hoàn thành hơn 90 hợp đồng xây dựng hạ tầng cơ sở cho các nhà mạng tại địa phương, chứ đừng nói đến việc xâm chiếm thị trường thế giới.
Điều an ủi duy nhất vào lúc này đối với Huawei có lẽ là thời gian vẫn còn. Theo báo cáo, số lượng linh kiện tồn kho sẽ đủ dùng cho đến hết năm nay. Trong lúc đó, Huawei bắt buộc phải tìm ra biện pháp, nếu không thì sự sụp đổ của gã khổng lồ viễn thông số 1 thế giới sẽ là không thể tránh khỏi.
HUAWEI ĐANG ĐỨNG TRƯỚC NGUY CƠ BỊ HỦY DIỆT
CL , THEO TRÍ THỨC TRẺ 1 NGÀY TRƯỚC
Chia sẻ57
Huawei làm thế nào để có thể tránh được tất cả các công nghệ Mỹ? Câu trả lời là không thể, và hãng smartphone đứng số 2 thế giới này đang thực sự bị đẩy vào thế đường cùng,.
- Dùng Grab trên smartphone Huawei mới thấy Google đã khôn khéo như thế nào
- Mổ xẻ Huawei Mate 30: Gần như không còn bóng dáng linh kiện Mỹ
Gần một năm sau ngày bị tổng thống Trump đưa vào danh sách đen thương mại, Huawei có vẻ vẫn đứng vững. Kết thúc năm 2019, thị phần Huawei vẫn thừa đủ để bỏ xa Apple. Đầu năm 2020, dù cho Covid-19 gây ra thiệt hại nặng nề, mức giảm của Huawei vẫn thấp hơn đáng kể khi so với đối thủ lớn nhất còn ở phía trên - Samsung.
Nhưng niềm vui của ông lớn Trung Quốc không thể kéo dài. Gần đúng ngày "kỷ niệm" 1 năm đưa Huawei vào danh sách đen thương mại (khiến cho tập đoàn này mất quyền hợp tác với Google, Intel và Qualcomm), tổng thống Trump đã đưa ra đòn đánh tiếp theo: một bộ luật kiểm soát xuất khẩu, trong đó các công ty trên toàn cầu đều phải xin phép chính quyền Mỹ trước khi bán các sản phẩm sử dụng công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ cho Huawei.
Huawei giờ đã không còn quyền hợp tác với TSMC, thế lực gia công chip số 1 thế giới.
Gần như ngay lập tức, Huawei đã bị dồn vào thế đường cùng. Mục tiêu nhắm đến bộ luật này không gì khác ngoài TSMC, công ty gia công bán dẫn số 1 thế giới có trụ sở tại Đài Loan. Sau khi điều luật mới được ban hành, TSMC sẽ buộc phải xin sự cho phép của nước Mỹ nếu muốn bán hàng cho Huawei. Do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung càng ngày càng gay gắt, cơ chế "xin cấp phép" này chẳng khác gì bắt buộc TSMC phải "cạch mặt" Huawei.
Về mặt lý thuyết, Huawei vẫn còn con đường sống khi đã mất quyền hợp tác với TSMC. Cách đây nhiều năm, hãng này đã ngưng sử dụng thiết kế từ Snapdragon hay thiết kế ARM tiêu chuẩn và mua lại một công ty thiết kế chip có tên HiSilicon. TSMC chỉ có vai trò sản xuất thiết kế do HiSilicon đưa ra - nếu tìm được kẻ thay thế, Huawei không cần đến TSMC.
Nhưng trong thực tế thì tìm được người thay thế cho TSMC là điều không hề dễ dàng. Công ty Đài Loan này hiện đang là thế lực gia công chip đứng đầu thế giới, góp phần quan trọng cho thành công của nhiều công ty khách hàng - bao gồm cả Apple, AMD, Qualcomm và dĩ nhiên là Huawei. Cứ cho rằng các công ty gia công khác được quyền thay thế TSMC để trở thành nhà sản xuất cho Huawei, yêu cầu sản lượng của thương hiệu smartphone Trung Quốc trong 2 năm qua đã vượt quá mức 100 triệu máy/năm. Khả năng một công ty nào đó có thể bắt kịp năng lực sản xuất của TSMC là gần như 0%.
Thực tế, giờ đây Huawei đã bị cắt đứt khỏi toàn bộ chuỗi cung ứng chip ngoài Trung Quốc Đại Lục.
Chưa dừng lại ở đây, gần như toàn bộ các đối thủ đáng kể tên của TSMC đều không được phép bắt tay với Huawei. Tháng trước, sau khi các tin đồn rằng Huawei sẽ "lách qua" lệnh cấm bằng cách mua chip MediaTek, thương hiệu SoC gắn liền với phân khúc tầm trung/giá rẻ này cũng nhanh chóng lên tiếng phủ nhận. Những người phao tin về mối quan hệ giữa Huawei và MediaTek (hay Samsung, Intel v..v...) đã không nhận ra rằng lệnh cấm mới của ông Trump nhắm vào các công nghệ "có nguồn gốc từ Mỹ". Các tên tuổi Đài Loan (TSMC, MediaTek), Hàn Quốc (Samsung, LG…) hay Anh (ARM) đều nằm trong phạm vi ảnh hưởng của lệnh cấm này.
Nói cách khác, bất kỳ công ty nào muốn thay thế cho TSMC để trở thành nhà cung ứng chip cho Huawei sẽ phải đến từ Trung Quốc Đại Lục. Một lần nữa, đó là nhiệm vụ bất khả thi. Báo cáo của IC Insights cho thấy, đến hết năm 2019, 5 nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới đều là các công ty Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản. Tiếp đến, trong 5 công ty gia công thuần túy (không bán sản phẩm riêng như Samsung hay Intel), chỉ duy nhất 1 công ty đến từ Trung Quốc Đại Lục: SMIC.
Tiếc thay cho Huawei, SMIC giờ vẫn đang loay hoay với công nghệ 14nm trong khi TSMC giờ đã chuyển sang nghiên cứu 5nm. Thậm chí, từ 2018 TSMC đã chỉ sử dụng công nghệ 12nm cho chip… tầm trung. Khả năng để các công ty gia công chip từ Trung Quốc bắt kịp TSMC là gần như 0%, bởi lệnh cấm từ tổng thống Trump bao gồm cả các loại máy móc sử dụng trong khâu thiết kế/sản xuất chip.
Trong lúc Huawei khốn khổ, các nhà sản xuất Trung Quốc khác vẫn đang được thoải mái sử dụng những con chip mới nhất đến từ nước Mỹ.
Thậm chí, cứ cho rằng Trung Quốc có thể bằng cách nào đó vươn lên bắt kịp Mỹ và các đồng minh về năng lực sản xuất chip, trong vòng 1 - 2 năm sắp tới những con chip sản xuất trên chu trình lạc hậu tại Đại Lục sẽ khiến Huawei thua kém trước tất cả các đối thủ của mình, bao gồm cả các "đồng hương" như Xiaomi, OPPO và Vivo. Chỉ vài ngày trước khi ông Trump công bố lệnh cấm mới, Xiaomi như "trêu ngươi" Huawei khi vén màn chiếc Redmi K30 5G Racing Edition sử dụng chip Snapdragon 768G - một con chip được thiết kế bởi một công ty Mỹ (Qualcomm) và gần như chắc chắn được sản xuất tại nhà máy của TSMC.
Chưa hết, Huawei cũng không chỉ mất quyền mua chip SoC mà còn mất luôn nguồn cung màn hình OLED, chip nhớ ROM, chip RAM hay cảm biến CMOS trên camera. Đáng sợ nhất, công ty công nghệ số 1 của Trung Quốc sẽ mất quyền mua/thuê gia công chip sử dụng cho lĩnh vực viễn thông. Ngay cả các nhà sản xuất chip viễn thông Trung Quốc cũng đang phải sử dụng linh kiện, máy móc hoặc phần mềm từ các công ty từ Mỹ. Chỉ với một đòn đánh, nước Mỹ đã khép lại những hy vọng le lói còn lại của Huawei trên một mảng kinh doanh trọng yếu (smartphone), đồng thời chém một nhát chí tử vào mảng kinh doanh còn lại (thiết bị 5G).
Công ty Trung Quốc cũng chỉ còn đủ dự trữ để sản xuất đến cuối năm. Và đến lúc đó, Huawei sẽ bị hủy diệt. Chẳng thể sử dụng Android quốc tế, chẳng thể mua chip cho smartphone hay thiết bị mạng, chẳng thể tìm đối tác mở đường sống, thế lực đang đứng thứ 2 thế giới về smartphone và số 1 về viễn thông sẽ phải đối mặt với cái chết ngay trong năm nay.
Chỉnh sửa cuối: