- Biển số
- OF-338739
- Ngày cấp bằng
- 15/10/14
- Số km
- 152
- Động cơ
- 277,420 Mã lực
bài viết quá hay, đọc xong thấy mình chả biết gì
em nghe nói nhiều rồi mà bây h mới đọc kỹ, thks cụ
W: chiều rộng lốp.
H: chiều cao lốp.
D1: đường kính trong vỏ xe (đường kính lắp với niềng xe)
D2: đường kính ngoài vỏ xe.
(k)
Thợ lốp chuẩn quáCác thông số ghi trên lốp nói lên những gì?
Ví dụ: 195/65 R 15 91H
Cỡ lốp: 195 là chiều rộng tính bằng mi-li-mét, 65 là tỷ lệ phần trăm chiều cao trên chiều rộng (con số này càng thấp thì lốp càng rộng). R chỉ ra phương thức chế tạo hướng tâm (khác với lốp chéo trước đây các lớp xương được đặt hướng tâm - tức là cắt ngang hướng chạy - qua đó tạo cảm giác dễ chịu hơn, ổn định hơn và sức chạy cao hơn). Con số cuối cùng chỉ kích cỡ, trên đây là 15, là đường kính vành tính bằng inch (1 inch = 2,54 cm).
Chỉ số tải: số 91 trong ví dụ trên là con số chỉ ra chỉ số tải (Load Index). Nó cho biết sức nặng tối đa mà chiếc lốp có thể mang được. Chỉ số tải thường từ 50 (190 Kg) đến 124 (1600 Kg). Chỉ số tải 91 cho thấy tải trọng tối đa là 615 Kg.
Ký hiệu tốc độ: Chữ cái sau chỉ số tải (trong ví dụ là H) cho biết chỉ số tốc độ (Speed Index), nghĩa là nó cho biết chiếc lốp có thể được sử dụng cho tốc độ tối đa là bao nhiêu. Ở xe con thì các chỉ số này thông thường như sau:
Chỉ số tải và chỉ số tốc độ của lốp cần phải phù hợp tối thiểu với các thông số trong sổ đăng kiểm.
SSR: Các ký tự viết tắt này cho thấy đây là một chiếc lốp đặc biệt dùng trong trường hợp sự cố (Self Supporting Runflat). Nhờ thành lốp tự tải và được gia cố, xe có thể tiếp tục chạy ngay cả khi hết sạch hơi mà không cần phải thay lốp dự phòng.
Tubeless: Lốp không săm.
DOT: Viết tắt của Department of Transportation (Bộ GT Mẽo, cơ quan quản lý các tiêu chuẩn an toàn lốp). Mấy chữ cái này là một phần của số nhận dạng (ID) của chiếc lốp.
Mã số SX: Sau các ký tự DOT là mã số SX, trong đó có phần quan trọng nhất đối với người mua 2nd hand là ngày SX. Con số gồm 4 chữ số này gồm số thứ tự tuần và năm. Một chiếc lốp với số 2305 chẳng hạn được SX vào tuần thứ 23 (cuối tháng 5, đầu tháng 6) của năm 2005.
TWI: Nhưng chiếc lốp hiện đại còn đeo cả chỉ số mòn (Trade Wear Indicator). Chỉ số này bao gồm một dãy nấc ngang xếp ken vào các rãnh dọc trên bề mặt lốp và được đánh dấu bởi hàng chữ "TWI" li ti ở bên thành. Các nấc này sẽ xuất hiện trên các rãnh dọc, khi mà chiều sâu rãnh chỉ còn mức tối thiểu là 1,6 mm.
M+S: viết tắt của Mud and Snow (Lầy và Tuyết). Lốp M+S dùng cho đường trơn, ướt tốt hơn lốp mùa hè (lốp thường dùng ở VN), nhưng không thích hợp cho mùa đông xứ tuyết lạnh bằng lốp mùa đông.
Ký hiệu hoa tuyết: Một bông hoa tuyết, bao quanh bởi ký hiệu đồi núi (Three Peak Mountain Symbol). Lốp mùa đông này đã vượt qua thử nghiệm chuẩn ở Mẽo (không quan trọng gì ở VN).
Bên cạnh các thông số trên còn có hàng loạt các số đăng ký và mã được quy định ở các nước ngoài châu Âu. Ví dụ lốp ở Mẽo còn phải in trên lốp thông tin về khả năng phanh trên đường ướt hoặc chỉ số chịu nóng.