Em đang định thay lốp con Carens ko biết lốp Kumho có ổn ko vì so với lốp Mit rẻ hơn khá nhiều, cụ biết tư vấn cho em với?
tiền nào của đấy bác ạ, đi ô tô rồi thì tiếc gì mấy trăm 1 quả lốp, đi mít đẳng cấp âm ái luôn bác nhỉ
mai em đến công ty check lại cái giá rồi em sẽ inbox cụ nhaE chỉ thích Goodyear EfficientGrip 225/50R17, Cụ có không ạ?
mai em đến công ty check lại cái giá rồi em sẽ inbox cụ nha
vâng không có gì ạE đã nhận được pm, dù sao cũng thank Cụ nhiều
Thông tin quá đầy đủ, chuẩn xác. Thnks.Các thông số ghi trên lốp nói lên những gì?
Ví dụ: 195/65 R 15 91H
Cỡ lốp: 195 là chiều rộng tính bằng mi-li-mét, 65 là tỷ lệ phần trăm chiều cao trên chiều rộng (con số này càng thấp thì lốp càng rộng). R chỉ ra phương thức chế tạo hướng tâm (khác với lốp chéo trước đây các lớp xương được đặt hướng tâm - tức là cắt ngang hướng chạy - qua đó tạo cảm giác dễ chịu hơn, ổn định hơn và sức chạy cao hơn). Con số cuối cùng chỉ kích cỡ, trên đây là 15, là đường kính vành tính bằng inch (1 inch = 2,54 cm).
Chỉ số tải: số 91 trong ví dụ trên là con số chỉ ra chỉ số tải (Load Index). Nó cho biết sức nặng tối đa mà chiếc lốp có thể mang được. Chỉ số tải thường từ 50 (190 Kg) đến 124 (1600 Kg). Chỉ số tải 91 cho thấy tải trọng tối đa là 615 Kg.
Ký hiệu tốc độ: Chữ cái sau chỉ số tải (trong ví dụ là H) cho biết chỉ số tốc độ (Speed Index), nghĩa là nó cho biết chiếc lốp có thể được sử dụng cho tốc độ tối đa là bao nhiêu. Ở xe con thì các chỉ số này thông thường như sau:
Chỉ số tải và chỉ số tốc độ của lốp cần phải phù hợp tối thiểu với các thông số trong sổ đăng kiểm.
SSR: Các ký tự viết tắt này cho thấy đây là một chiếc lốp đặc biệt dùng trong trường hợp sự cố (Self Supporting Runflat). Nhờ thành lốp tự tải và được gia cố, xe có thể tiếp tục chạy ngay cả khi hết sạch hơi mà không cần phải thay lốp dự phòng.
Tubeless: Lốp không săm.
DOT: Viết tắt của Department of Transportation (Bộ GT Mẽo, cơ quan quản lý các tiêu chuẩn an toàn lốp). Mấy chữ cái này là một phần của số nhận dạng (ID) của chiếc lốp.
Mã số SX: Sau các ký tự DOT là mã số SX, trong đó có phần quan trọng nhất đối với người mua 2nd hand là ngày SX. Con số gồm 4 chữ số này gồm số thứ tự tuần và năm. Một chiếc lốp với số 2305 chẳng hạn được SX vào tuần thứ 23 (cuối tháng 5, đầu tháng 6) của năm 2005.
TWI: Nhưng chiếc lốp hiện đại còn đeo cả chỉ số mòn (Trade Wear Indicator). Chỉ số này bao gồm một dãy nấc ngang xếp ken vào các rãnh dọc trên bề mặt lốp và được đánh dấu bởi hàng chữ "TWI" li ti ở bên thành. Các nấc này sẽ xuất hiện trên các rãnh dọc, khi mà chiều sâu rãnh chỉ còn mức tối thiểu là 1,6 mm.
M+S: viết tắt của Mud and Snow (Lầy và Tuyết). Lốp M+S dùng cho đường trơn, ướt tốt hơn lốp mùa hè (lốp thường dùng ở VN), nhưng không thích hợp cho mùa đông xứ tuyết lạnh bằng lốp mùa đông.
Ký hiệu hoa tuyết: Một bông hoa tuyết, bao quanh bởi ký hiệu đồi núi (Three Peak Mountain Symbol). Lốp mùa đông này đã vượt qua thử nghiệm chuẩn ở Mẽo (không quan trọng gì ở VN).
Bên cạnh các thông số trên còn có hàng loạt các số đăng ký và mã được quy định ở các nước ngoài châu Âu. Ví dụ lốp ở Mẽo còn phải in trên lốp thông tin về khả năng phanh trên đường ướt hoặc chỉ số chịu nóng.
Cảm ơn thớt - rất bổ íchQuan sát có thể giúp bạn phát hiện được lốp xe đang ở trong tình trạng tốt hay xấu. Rất dễ dàng đồng thời lại giúp phòng tránh tai nạn một cách đáng tiếc, hãy tự tạo cho mình thói quen kiểm tra lốp xe hằng tuần.
Nên biết rằng gân lốp bị mòn còn cho thấy có thể hệ thống treo xe bạn đang gặp vấn đề hay việc bảo trì lốp được thực hiện không tốt, trước khi nó dẫn đến những tai nạn đáng tiếc hay ít nhất khiến bạn rơi vào tình huống mắc kẹt.
Gân lốp bị mòn thành vệt rõ ở giữa bề mặt tiếp xúc thường do lốp xe hay bị bơm căng quá mức. Hãy kiểm tra áp lực lốp mỗi tuần và đừng bao giờ bơm lốp xe căng hơn mức quy định được ghi trên thành lốp. Lốp xe quá căng, lực tải sẽ dồn chủ yếu lên phần giữa của lốp.
Ngược lại, nếu lốp xe non hơi hơn yêu cầu, lực tải sẽ dồn phần lớn lên hai mép lốp và làm chúng bị mòn nhanh chóng trong khi phần giữa lại ít bị ma sát với mặt đường. Ngoài ra, xe của những tay lái "lụa", thích những cú cua gấp cũng hay bị hiện tượng mòn viền ngoài nhiều hơn.
Cũng có thể lốp xe bạn chỉ mòn một nửa, trong hoặc ngoài. Đây là dấu hiệu của việc bánh xe đã không được lắp đúng quy cách hoặc hệ thống giảm xóc đã có vấn đề. Hãy mang xe tới xưởng cho thợ giải quyết.
Đôi khi một mảng trên lốp xe bị mòn hơn hẳn những chỗ khác. Điều này cho thấy rõ ràng có nhiều lúc bạn đạp phanh đột ngột, khiến chiếc xe bị trượt đi trong khi các bánh xe lại bị khoá cứng. Hiện tượng này hầu như chỉ xảy ra trên những mẫu xe cũ, không được trang bị hệ thống chống bó phanh ABS. Lốp xe bị mòn như vậy thường dẫn đến sự mất cân bằng có thể cảm nhận khi cầm lái. Giải pháp an toàn là thay thế lốp mới.
Nếu thấy bất cứ chỗ nào bị phồng lên trên thành lốp hay gân lốp bị sùi, tốt nhất là hãy thay mới. Có lẽ bạn đã đi qua những đoạn đường quá xấu và đề phòng những ảnh hưởng có thể có do lốp xe không an toàn là điều nên làm.
Nguồn: otoxemayvietnam
Có một cái đồng hồ chuyên để kiểm tra áp suất lốp cụ ạ, có loại bằng kim có loại điện tử, em thấy ông anh làm nội thất và rửa xe hay dùng để ktra.Em cũng thỉnh thoảng tự kiểm tra áp suât lốp. Nhưng ngặt một nỗi không biết cái đồng hồ của mình độ chính xác thế nào. Em đang dùng cái đồng hồ đi kèm với cái bơm lốp của TQ, dùng nguồn điện từ cái châm thuốc lá trên xe. Bác nào có kinh nghiệm về mua đồng hồ đo áp suất lốp, mách em với, loại tốt tốt ấy
Cảm ơn thớt, thông tin hữu ích.Các thông số ghi trên lốp nói lên những gì?
Ví dụ: 195/65 R 15 91H
Cỡ lốp: 195 là chiều rộng tính bằng mi-li-mét, 65 là tỷ lệ phần trăm chiều cao trên chiều rộng (con số này càng thấp thì lốp càng rộng). R chỉ ra phương thức chế tạo hướng tâm (khác với lốp chéo trước đây các lớp xương được đặt hướng tâm - tức là cắt ngang hướng chạy - qua đó tạo cảm giác dễ chịu hơn, ổn định hơn và sức chạy cao hơn). Con số cuối cùng chỉ kích cỡ, trên đây là 15, là đường kính vành tính bằng inch (1 inch = 2,54 cm).
Chỉ số tải: số 91 trong ví dụ trên là con số chỉ ra chỉ số tải (Load Index). Nó cho biết sức nặng tối đa mà chiếc lốp có thể mang được. Chỉ số tải thường từ 50 (190 Kg) đến 124 (1600 Kg). Chỉ số tải 91 cho thấy tải trọng tối đa là 615 Kg.
Ký hiệu tốc độ: Chữ cái sau chỉ số tải (trong ví dụ là H) cho biết chỉ số tốc độ (Speed Index), nghĩa là nó cho biết chiếc lốp có thể được sử dụng cho tốc độ tối đa là bao nhiêu. Ở xe con thì các chỉ số này thông thường như sau:
Chỉ số tải và chỉ số tốc độ của lốp cần phải phù hợp tối thiểu với các thông số trong sổ đăng kiểm.
SSR: Các ký tự viết tắt này cho thấy đây là một chiếc lốp đặc biệt dùng trong trường hợp sự cố (Self Supporting Runflat). Nhờ thành lốp tự tải và được gia cố, xe có thể tiếp tục chạy ngay cả khi hết sạch hơi mà không cần phải thay lốp dự phòng.
Tubeless: Lốp không săm.
DOT: Viết tắt của Department of Transportation (Bộ GT Mẽo, cơ quan quản lý các tiêu chuẩn an toàn lốp). Mấy chữ cái này là một phần của số nhận dạng (ID) của chiếc lốp.
Mã số SX: Sau các ký tự DOT là mã số SX, trong đó có phần quan trọng nhất đối với người mua 2nd hand là ngày SX. Con số gồm 4 chữ số này gồm số thứ tự tuần và năm. Một chiếc lốp với số 2305 chẳng hạn được SX vào tuần thứ 23 (cuối tháng 5, đầu tháng 6) của năm 2005.
TWI: Nhưng chiếc lốp hiện đại còn đeo cả chỉ số mòn (Trade Wear Indicator). Chỉ số này bao gồm một dãy nấc ngang xếp ken vào các rãnh dọc trên bề mặt lốp và được đánh dấu bởi hàng chữ "TWI" li ti ở bên thành. Các nấc này sẽ xuất hiện trên các rãnh dọc, khi mà chiều sâu rãnh chỉ còn mức tối thiểu là 1,6 mm.
M+S: viết tắt của Mud and Snow (Lầy và Tuyết). Lốp M+S dùng cho đường trơn, ướt tốt hơn lốp mùa hè (lốp thường dùng ở VN), nhưng không thích hợp cho mùa đông xứ tuyết lạnh bằng lốp mùa đông.
Ký hiệu hoa tuyết: Một bông hoa tuyết, bao quanh bởi ký hiệu đồi núi (Three Peak Mountain Symbol). Lốp mùa đông này đã vượt qua thử nghiệm chuẩn ở Mẽo (không quan trọng gì ở VN).
Bên cạnh các thông số trên còn có hàng loạt các số đăng ký và mã được quy định ở các nước ngoài châu Âu. Ví dụ lốp ở Mẽo còn phải in trên lốp thông tin về khả năng phanh trên đường ướt hoặc chỉ số chịu nóng.
Đảo cả lốp với vànhcâu hỏi hay, bác biết về vấn đề này đúng không. Thường thì đảo lốp là lôi cả cục từ trước ra sau, từ trái sang phải, từ phụ lên lái, từ sơcua vào lốp chính... Nhưng đấy không phải là tất cả... hì hì vẫn có nhiều bác tài chỉ cần tháo mỗi lốp ra không rồi đổi bên so với vành. Nếu nói cho đúng thì thế cũng là đảo lốp.
Mong các bác chỉ giáo thêm.