80km chiều dài biên giới

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Tiếp tục thẳng tiến đến CK Bắc Phong Sinh:

Con đường TL340 mới được cải tạo nên rộng và thoáng đãng hơn so với trước!


DSC_0102 by steed_boy, on Flickr


DSC_0105 by steed_boy, on Flickr


DSC_0126 by steed_boy, on Flickr


DSC_0129 by steed_boy, on Flickr

Khu vực biên giới nên đồn biên phòng nhiều:


DSC_0131 by steed_boy, on Flickr


DSC_0133 by steed_boy, on Flickr


DSC_0135 by steed_boy, on Flickr

Lại 1 cái nhà văn hóa khang trang khác:


DSC_0136 by steed_boy, on Flickr


DSC_0139 by steed_boy, on Flickr


DSC_0142 by steed_boy, on Flickr

Đoạn đường bị sạt lở, bùn như cháo trên mặt đường:


DSC_0145 by steed_boy, on Flickr


DSC_0147 by steed_boy, on Flickr
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Cửa khẩu Bắc Phong Sinh:


DSC_0158 by steed_boy, on Flickr


DSC_0160 by steed_boy, on Flickr

Em mượn tạm ảnh của tập 1 cho dễ hình dung. Mũi tên mầu đỏ chỉ hướng Bắc Phong Sinh-Móng Cái:


DSC_0160b by steed_boy, on Flickr

Đinh vị bằng google:


DSC_0160d by steed_boy, on Flickr


DSC_0160c by steed_boy, on Flickr

Bắt đầu vào tuyến đường biên:


DSC_0161 by steed_boy, on Flickr

Bên phải là tq, bên trái là Việt Nam:


DSC_0163 by steed_boy, on Flickr
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Tiếp tục hành trình: Đoạn đường khá nguy hiểm, dốc 10% và có đá lở, tuy nhiên dốc không dài như đường tập 1:


DSC_0165 by steed_boy, on Flickr


DSC_0175 by steed_boy, on Flickr

Con suối nhỏ tạo thành đường biên tự nhiên giữa 2 nước: "cong ăn cong, thẳng ăn thẳng" :D


DSC_0166 by steed_boy, on Flickr

Việt Nam bên trái, tq bên phải: Ngôi nhà cao chính là cửa khẩu Bắc Phong Sinh.


DSC_0172 by steed_boy, on Flickr

Đất tung cẩu: cây xăng bên đó sơn màu đỏ choét:


DSC_0168 by steed_boy, on Flickr
 
Chỉnh sửa cuối:

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Next:


DSC_0180 by steed_boy, on Flickr

Con đường phía sau biển vành đai biên giới thuộc đất tq: cũng có rặng tre. Mà ở đâu có cây tre mọc, vùng đất đó là của Việt Nam:


DSC_0182 by steed_boy, on Flickr

Rất gần và rất xa:


DSC_0184 by steed_boy, on Flickr


DSC_0185 by steed_boy, on Flickr

Em dừng xe, lội hẳn xuống bờ suối:

Thượng lưu:


DSC_0190 by steed_boy, on Flickr

Hạ lưu nhập vào sông Ka Long rồi chảy về hướng Móng Cái:


DSC_0189 by steed_boy, on Flickr

Tuy xa mà gần, tuy gần mà xa: Nếu lỡ độ đường có thể lội suối qua bên kia ngủ nhờ, nhưng thấy lá cờ thì chán hẳn! Nhưng nhá nhem tối, cứ theo rặng tre em tiến thôi, sợ lếch gì: :D


DSC_0193 by steed_boy, on Flickr
 
Chỉnh sửa cuối:

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Em tiếp tục lên đường:


DSC_0196 by steed_boy, on Flickr


DSC_0198 by steed_boy, on Flickr

Từ xa em nhìn thấy cột mốc biên giới. Cột mốc biên giới trên cung đường này không được đánh số và cũng không có đường cho ô tô vào tận nơi như cung đường tập 1! Do đó chặng này em bỏ qua khá nhiều cột mốc do không nhìn thấy và do không có lối xuống! Một số cột mốc muốn xuống phải lội qua ruộng hoặc qua các con suối nhỏ, em đi kết hợp với công việc nên quần áo toàn bỏ vào trong thùng (đóng thùng :D ) không xuống được ợ:

Lối mòn ra cột mốc: phải lội qua cái khe này:


DSC_0199 by steed_boy, on Flickr


DSC_0200 by steed_boy, on Flickr


DSC_0201 by steed_boy, on Flickr

Cột mốc tq bên kia suối:


DSC_0203 by steed_boy, on Flickr


DSC_0203b by steed_boy, on Flickr

Đang trong mùa mưa lũ (khu vực miền Đông Quảng Ninh có thời tiết khác hẳn các vùng khác, lượng mưa hàng năm rất lớn) nên dòng suối nước chảy siết:


DSC_0204 by steed_boy, on Flickr


 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Đích đến tiếp theo là địa danh Pò Hèn:


DSC_0208 by steed_boy, on Flickr

Mời các cụ tìm hiểu thêm về địa danh này:

http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/nguoi-con-gai-tren-dinh-po-hen

http://tuoitre.vn/ban-doc/534383/nhung-nguoi-linh-po-hen-nam-ay.html
Những người lính Pò Hèn năm ấy...

19/02/2013 08:41 (GMT + 7)


TT - Chúng tôi đã đi qua rất nhiều đồn biên phòng trên tuyến đường biên phía Bắc. Nhưng có lẽ Pò Hèn là đồn biên phòng đầu tiên chúng tôi bắt gặp tấm hình quý giá chụp khá đông đủ anh em cán bộ chiến sĩ trước ngày hi sinh 17-2-1979.
Tấm hình chụp những chiến sĩ đồn Pò Hèn dịp cuối năm 1978, đón xuân 1979, chưa đầy hai tháng sau hầu hết những người lính trong ảnh đều hi sinh! - Ảnh tư liệu của đồn Pò Hèn


Tin bài liên quan




Chia sẻ

Lưu lại In bài Gửi cho bạn bè Facebook Yahoo Twiter Google Zing Me
Từ khóa

người lính, Pò Hèn, chiến tranh biên giới, chiến sĩ

Tin bài khác




>> Pò Hèn còn mãi khúc ca
>> Một ngày xuân bi tráng...

Đêm ngủ lại ở đồn biên phòng Pò Hèn, chúng tôi khôn nguôi ám ảnh bởi tấm hình đen trắng ấy. Tấm hình được chụp vào thời điểm 34 năm trước, khi ấy anh em vừa nao nức đón xuân nhưng cũng vừa căng thẳng chuẩn bị bước vào một cuộc chiến đã được báo trước.
Và cuộc chiến đã được báo trước không tránh khỏi, nhưng không ai nghĩ có thể diễn ra sớm đến thế! Bởi vậy, khi từ đồn Pò Hèn về thành phố Móng Cái, tìm gặp những cựu binh của trận chiến năm xưa, chúng tôi đã gặp anh Hoàng Như Lý, vốn là chuẩn úy trinh sát của đồn vào thời điểm ấy, để hỏi xem ai mất ai còn trong tấm ảnh. Anh Lý đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về sự “không ngờ” của trận chiến, vì chiều hôm trước khi diễn ra cuộc chiến trên toàn tuyến, anh em vẫn còn dượt mấy hiệp bóng chuyền chuẩn bị cho ngày thứ bảy thi đấu giao lưu với đội bóng Lâm trường Hải Ninh, cũng là chỗ “láng giềng” với đồn.
Đành rằng từ sau tết năm ấy, tình hình ở Pò Hèn có căng thẳng hơn. Từ bên kia biên giới, thỉnh thoảng nhiều loạt AK được bắn thẳng vào đội hình sản xuất của anh em công nhân lâm trường. Tuyến hàng rào kẽm gai, hệ thống mìn bố phòng nhiều lần bị địch đêm đêm lẻn sang cắt gỡ.
Ngày 16-2-1979, anh em quan sát thấy phía công xã Thán Sản bên kia biên giới có 40-50 chuyến xe chở lính đến đóng đối diện đồn Pò Hèn. Dù tinh thần chuẩn bị đối phó với một cuộc chiến tranh đã được anh em quán triệt, đêm đêm anh em vẫn phải trực chiến ngay hầm hào công sự, nhưng cuộc sống biên ải vẫn cứ diễn ra, theo nhịp độ vừa căng thẳng cảnh giác vừa bình thường như nó vốn có.
Trận đánh sáng hôm đó, ngày 17-2 nhằm vào ngày thứ bảy. Chiều thứ sáu, anh em từ các trạm biên phòng còn về đồn Pò Hèn giao lưu bóng chuyền. Anh Bùi Hữu Liễn từ trạm kiểm soát Bắc Phong Sinh về đánh bóng xong, định quay trở lại trạm thì anh em báo: Ngày mai thứ bảy, có trận giao hữu với anh em công nhân Lâm trường Hải Ninh, thôi thì ở lại, đằng nào mai cũng xuống lại đồn.
Vậy là anh Liễn ở lại, và sáng hôm sau không phải trận bóng giao lưu với anh em Lâm trường Hải Ninh như dự tính, thay vào đó tiếng súng khởi đầu cuộc chiến tranh biên giới đã nổ ra, Liễn đã cùng anh em trong đồn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Trên nhà bia tưởng niệm, tên của Bùi Hữu Liễn được đánh số thứ tự là 28. Năm đó anh Liễn mới 27 tuổi.
Hai cán bộ chỉ huy của Pò Hèn trong trận chiến ấy, ngoài anh hùng liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa còn có thượng úy Phạm Xuân Tảo. Ngồi trò chuyện với chúng tôi, khi nhắc đến Phạm Xuân Tảo, anh Lý không sao nén được xúc động: “Cả cuộc đời của anh Tảo là sự hi sinh, cho đến khi ngã xuống!”.
Vốn là chỉ huy của một đồn biên phòng ở biên giới Tây Ninh, chưa kịp hưởng hạnh phúc của ngày hòa bình sau năm 1975, cuộc chiến mới ở Tây Nam đã khiến anh Tảo không kịp có với người vợ đã cưới hơn 10 năm ở quê nhà Đông Hưng (Thái Bình) một đứa con. Hiểu hoàn cảnh của anh, cấp trên đã điều động anh ra công tác ở khu vực phía Bắc, gần gia đình hơn so với chặng đường Thái Bình - Tây Ninh xa ngút ngàn.
Về nhận công tác ở Ban chỉ huy công an vũ trang tỉnh Quảng Ninh (nay gọi là bộ đội biên phòng), anh Tảo nhận được điều động lên làm chính trị viên đồn Pò Hèn. Vừa về tới đồn Pò Hèn chiều 15-2, anh lập tức cùng với đồn phó quân sự Đỗ Sĩ Họa đi kiểm tra hệ thống công sự bố phòng. Không ai ngờ chỉ hai đêm sau khi anh Tảo về đơn vị mới, rạng sáng 17-2 quân Trung Quốc đã mở cuộc tiến công xâm lược trên toàn tuyến. Và cũng trong buổi sáng 17-2-1979 ấy, cả chính trị viên Phạm Xuân Tảo và đồn phó Đỗ Sĩ Họa đều hi sinh cùng các đồng đội của mình trong trận chiến khốc liệt tại Pò Hèn.
LÊ ĐỨC DỤC - ĐỨC BÌNH
-----------------------------------------------
* Cựu binh ĐẶNG VIỆT CHÂU:
Phải nhắc đến những ngày tháng đó
Hồi đó chúng tôi còn rất trẻ, bước vào cuộc chiến đấu với tất cả nhiệt huyết của mình. Đồng đội sư đoàn 356 của tôi hơn 1.000 người hi sinh, chưa kể những người mất tích. Một thời như thế nhưng rất nhiều liệt sĩ phải chờ tới 28 năm sau mới được đồng đội và gia đình tìm lại hài cốt và chôn cất, dù chỉ còn lại mấy mảnh xương. Còn không biết bao nhiêu người nằm lại, không tìm thấy mộ, thời gian quá dài chắc cũng bị sương gió phôi pha. Những người đã hi sinh họ cũng có gia đình như mình, nhưng giờ lại lạnh lẽo không ai còn biết mặt, gọi tên. Nhiều gia đình lên tìm hài cốt người thân thì được dẫn đến mấy ngôi mộ vô danh. Cứ như vậy thì họ biết tìm ở đâu?
Những trang lịch sử đó cần phải được nói ra một cách thẳng thắn và công khai. Đồng đội anh em chúng tôi vẫn đang tiếp tục công việc đó, công bố trên mạng Internet những câu chuyện về cuộc chiến tranh biên giới. Chỗ nào trên đường biên có dấu chân họ thì sẽ có những câu chuyện được kể lại. Một người lên tiếng thì nhiều anh em khác cũng lên tiếng. Không ai được phép không nhắc đến những ngày tháng đó.
* Cựu binh NGUYỄN XUÂN ĐỆ:
Có lỗi với những người đã khuất
Hơn 30 năm nay, những người còn sống như chúng tôi vẫn mong Nhà nước cho phép rà phá bom mìn để chúng tôi tìm lại hài cốt anh em đã nằm lại trên biên giới phía Bắc và chôn cất cẩn thận. Dù có thể biết tên tuổi cụ thể của họ nhưng cũng phải đưa về để an ủi vong linh những người đã ngã xuống vì Tổ quốc. Hiện nay trên các mỏm đồi cao, nhiều đồng đội vẫn nằm lại. Đó cũng là điều chúng tôi luôn trăn trở và cảm thấy có lỗi với những người đã khuất.
Hơn 30 năm nay, chúng tôi cũng mong muốn cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc không còn là ẩn ức của riêng những người lính. Câu chuyện đó cần được kể ra để nhiều người biết đến. Lớp trẻ phải biết cha ông đã chiến đấu thế nào, đã giữ những tấc đất biên cương bằng chính mạng sống và tuổi xuân của mình như thế nào. Nếu không nói, lớp trẻ sẽ không hiểu. Sao có thể để người ta nói đó là cuộc chiến tranh tự vệ của người Trung Quốc được? Những nơi diễn ra các trận chiến ác liệt đều là trên đất Việt Nam. Hiện nay, các mỏm đồi vẫn sừng sững còn đấy, là chứng nhân cho những người lính đã chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc.
HÀ HƯƠNG ghi


Truyền lửa cho lớp trẻ
Từ ngày 15 đến 17-2 báo Tuổi Trẻ khởi đăng loạt bài ba kỳ “Tháng 2 trên đỉnh Pò Hèn” về cuộc chiến của quân và dân ta chống quân Trung Quốc xâm lược vào tháng 2-1979. Tiếp đó, ngày 18-2, báo Tuổi Trẻ đăng bài chia sẻ của TS Nguyễn Mạnh Hà về “Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979” và ghi nhận “Không ai quên ngày 17-2”. Hàng trăm bạn đọc đã gửi ý kiến phản hồi bày tỏ sự trân trọng trước các tấm gương hi sinh anh dũng của những người đã ngã xuống nhằm bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc. Riêng bài chia sẻ của TS Nguyễn Mạnh Hà đã nhận được gần 1.000 lượt yêu thích của bạn đọc chỉ sau chín giờ bài viết được đưa lên Tuổi Trẻ Online.
Chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến của bạn đọc:
Khơi lòng yêu nước
Sáng 18-2, cầm tờ báo Tuổi Trẻ trên tay tôi cảm thấy lòng mình ấm áp lạ thường. Những hàng chữ to nơi trang nhất đập vào mắt tôi: “Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979”, đây là điều mà tôi chắc chắn chẳng những tôi mà còn là sự mong đợi của hàng triệu con tim người dân Việt.
Tôi mừng vì bài báo đã đề cập đến vấn đề thời sự nóng bỏng bằng lời văn ôn hòa nhưng mạnh mẽ: một quá khứ hào hùng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước, sự hi sinh cao cả của những người con Việt Nam nơi tuyến đầu Tổ quốc trong cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979. Chúng ta cần chứng tỏ cho thế giới biết chúng ta yêu chuộng hòa bình nhưng phải là nền hòa bình do chính chúng ta đấu tranh có được.
Cảm ơn bài viết đã khơi dậy lòng yêu nước của mọi người Việt Nam.
CÔNG THÀNH
Không được quên lịch sử
Tôi rất tâm đắc với nội dung các bài viết về ngày 17-2-1979. Cần khẳng định rằng chúng ta khép lại quá khứ chứ không được phép quên đi lịch sử hay khép lại lịch sử. Tôi có hai đứa con đã học xong cấp III mà hiểu biết mù mờ về cuộc chiến năm 1979 hào hùng của dân tộc ta. Thời gian qua hình như cuộc chiến tranh này ít được nhắc đến. Tôi là người lính và từng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nên tôi ý thức được giá trị của việc giáo dục truyền thống dân tộc về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Không vì lý do gì mà được phép lãng quên lịch sử.
NGUYỄN VĂN NHÂM
Cho giới trẻ hiểu lịch sử
Anh tôi theo tiếng gọi của Tổ quốc đã xin nghỉ học khi mới 17 tuổi để đi bộ đội và đã bị thương cụt một chân tại chiến trường biên giới Móng Cái, Quảng Ninh năm 1979. Năm đó mẹ tôi và cả gia đình tôi đã hiểu thế nào là nỗi đau của chiến tranh. Tôi hiểu nỗi đau của những gia đình có con vĩnh viễn nằm xuống trong cuộc chiến này còn sâu sắc hơn nhiều!
Chúng ta khép lại quá khứ không có nghĩa là lãng quên lịch sử. Vì vậy chúng ta cần giáo dục và cho thế hệ trẻ hiểu biết rõ về lịch sử bi thương nhưng hết sức tự hào của dân tộc ta, để thế hệ trẻ hôm nay mới có điều kiện hiểu hơn thế nào là bạn và thù. Và như thế chúng ta đã làm một việc để tri ân đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc thân yêu của chúng ta. Máu các anh chị đã đổ xuống không vô ích.
vinh978@...
Mãi mãi ghi công
Lịch sử không bao giờ lãng quên những người con đã hi sinh vì Tổ quốc. Hãy truyền lại cho thế hệ sau biết những sự hi sinh oanh liệt này để mãi mãi ghi công và sẵn sàng xả thân như những người anh hùng này, vì sự tồn vong của Tổ quốc.
THỌ SƠN
Đưa vào sách giáo khoa
Hi vọng trong đợt thay sách giáo khoa sắp tới, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc sẽ được các tác giả chú ý viết sâu sắc hơn. Nhiều năm qua, những người dạy sử chúng tôi không có đủ tư liệu về thời điểm này. Giáo dục lòng yêu nước còn gì hơn những tấm gương hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ mà báo đã nhắc đến trong các số báo gần đây. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu nhà trường không giúp các em hiểu được những cái tên như Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm...
NGUYỄN HỮU NHÂN
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/614018/Po-Hen-con-mai-khuc-ca-tpol.html

Pò Hèn còn mãi khúc ca
Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979
> Biên giới vững, đất nước sẽ ổn định
>Giữ vững độc lập, chủ quyền là khát vọng ngàn đời của dân tộc
Địa danh Pò Hèn được biết đến như một bản hùng ca của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới. Những ca khúc viết về mảnh đất này dành nhiều ngợi ca về Hoàng Thị Hồng Chiêm.

Anh Hoàng Văn Lợi (trái), em trai liệt sĩ Hồng Chiêm, bên bức tượng của chị ở Trường THCS Bình - Ngọc Ảnh: NGỌC QUANG . Căn nhà ấy nằm ngay trên đường từ Móng Cái ra Bình Ngọc. Cái rẻo đất ngay địa đầu biên giới nhô ra như một vành đai che chắn cho Móng Cái từ phía biển, phía bắc là địa bàn của phường Trà Cổ - nơi có mũi Sa Vĩ, nơi bắt đầu đặt nét bút để vẽ chữ S của bản đồ nước Việt, và phần còn lại phía nam là phường Bình Ngọc với mũi Ngọc cũng nổi tiếng không kém khi từ đây nối lên mũi Sa Vĩ làm thành bãi biển có chiều dài 17 cây số, được công nhận kỷ lục Guinness là bãi biển dài nhất nước!
Người con gái Bình Ngọc
Con đường từ Móng Cái ra Bình Ngọc đang được mở rộng còn ngổn ngang bùn đất, dễ nhận ra căn nhà có tấm biển kẻ sơn đỏ lên vách tường ghi “Nhà tình nghĩa - ngành thương mại Quảng Ninh và UBND huyện Hải Ninh tặng”. Đấy là món quà tình nghĩa của quê hương và đồng đội dành tặng gia đình Hoàng Thị Hồng Chiêm sau sự hi sinh của chị.
Trên đường từ Móng Cái ra Bình Ngọc, anh Hoàng Như Lý (cựu binh Pò Hèn tháng 2-1979) cứ nhắc mãi với chúng tôi hình ảnh chị Chiêm ngày xưa, ấn tượng nhất là đôi giày bata màu xanh gần như bất ly thân của chị. Trận chiến sáng 17-2 chống lại quân Trung Quốc năm ấy, nhiều cán bộ chiến sĩ của đồn Pò Hèn cũng bất ngờ trước khả năng sử dụng vũ khí của cô gái mậu dịch viên. Hóa ra trước khi chuyển ngành về cửa hàng thương nghiệp Pò Hèn, Hồng Chiêm từng có mấy năm đi bộ đội.
Trước khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra chừng một tuần, các khối lâm trường, thương nghiệp... đã được lệnh lùi về tuyến sau. Cửa hàng bách hóa thương nghiệp Pò Hèn cũng thế, chỉ còn một ít hàng được giữ ở kho. Anh em thay nhau lên trông coi, bảo vệ. Chiều 16-2, Chiêm được lệnh lên cửa hàng cũ dọn dẹp một số hàng ở kho, tiện dịp cũng qua thăm Lượng, người yêu của chị, đang là cán bộ đội vận động quần chúng của đồn biên phòng Pò Hèn. Dọn dẹp, niêm phong kho xong, từ cửa hàng thị trấn Hồng Chiêm lên đồn xem trận bóng chuyền của anh em. Lượng cũng là một tay đập chủ công của đội bóng đồn.

Địa danh Pò Hèn được biết đến như một bản hùng ca của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, nhưng Pò Hèn càng nổi tiếng hơn khi những ca khúc viết về mảnh đất này lại dành nhiều ngợi ca về Hoàng Thị Hồng Chiêm, cô gái mậu dịch viên của cửa hàng thương nghiệp Pò Hèn đã hi sinh khi chiến đấu vào sáng 17-2-1979.
Cả ba ca khúc viết về Hoàng Thị Hồng Chiêm đều của những nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng sáng tác và trình bày. Ngoài Bài ca trên đỉnh Pò Hèn của nhạc sĩ Thế Song qua giọng ca Lê Dung mà chúng tôi từng nhắc, còn có Bông hoa Hồng Chiêm của nhạc sĩ Dân Huyền với tiếng hát của ca sĩ Kiều Hưng và Người con gái trên đỉnh Pò Hèn của nhạc sĩ Trần Minh, ca sĩ Tuyết Nhung trình bày. Cả ba tác phẩm ấy đều đã được lưu lại trong Bài ca đi cùng năm tháng.

Sáng hôm sau khi trận đánh bất ngờ diễn ra, từ cửa hàng Hồng Chiêm chạy về phía đồn, sát cánh chiến đấu cùng anh em chiến sĩ. Và những nhân vật trong khoảnh khắc đó đều có trên tấm bia tưởng niệm. Trên bia, ngoài liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa đầu tiên, tên của liệt sĩ Bùi Văn Lượng, người yêu chị Chiêm, có thứ tự là 5, liệt sĩ Nguyễn Văn Dụng xếp thứ 21, Nguyễn Văn Mừng xếp thứ 26 và Hoàng Thị Hồng Chiêm xếp thứ 59. Không chỉ có duy nhất chị Chiêm là nữ liệt sĩ hi sinh trong trận đánh bảo vệ biên giới ấy, trên bia chúng tôi còn thấy khá nhiều nữ liệt sĩ có tuổi đời chỉ mới 17-20 như liệt sĩ Nguyễn Thị Ruỗi sinh năm 1962, quê Tiên Lãng (Hải Phòng) cũng hi sinh vào sáng 17-2-1979 ấy, hay liệt sĩ Vũ Thị Tới sinh 1961 (18 tuổi), rồi Đặng Thị Vượng, Đỗ Thị Mâu, Hoàng Thị Nết, Nguyễn Thị Lèn, Vũ Thị Mười, Cao Thị Lừng... Những cô gái tự vệ lâm trường Hải Ninh ấy, khi ngã xuống hình như chưa cô nào đã có người yêu như chị Chiêm...
Mai sau dù có bao giờ...
Tiếp chúng tôi trong căn nhà tình nghĩa của ngành thương mại xây tặng là anh Hoàng Văn Lợi, em trai của chị Chiêm. Trong gia đình, chị Chiêm là con thứ ba, cũng thật bất ngờ khi được biết người chị ruột của Hồng Chiêm, chị Hoàng Thị Liễm, là vợ của trung tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đoàn Sinh Hưởng, tướng Hưởng cũng là người quê ở phường Bình Ngọc (Móng Cái) này.
Trên bàn thờ, tấm hình chị Chiêm được truyền thần từ một tấm hình chụp chị mặc quân phục bộ đội và mũ tai bèo sang áo dài truyền thống. Anh Lợi bảo: Chị Chiêm ngoài đời thật còn xinh hơn trong tấm hình đang thờ, nhất là đôi mắt như có lửa. Năm 1972 chị Chiêm đi bộ đội, đóng quân ở Quảng Yên thì Lợi còn rất nhỏ. Biên giới thuở ấy cũng đang bình yên. Ký ức của Lợi là lần chị Chiêm về phép, tranh thủ chủ nhật nghỉ đưa mấy em sang Đông Hưng (thành phố giáp biên Móng Cái của Trung Quốc) đi chơi, mua cho mấy chiếc kẹo. Sau năm 1975, xuất ngũ thì chị Chiêm chuyển sang ngành thương nghiệp và lên bán hàng ở Pò Hèn. Chặng đường từ Pò Hèn về Bình Ngọc chỉ hơn 50 cây số nhưng thuở ấy đường sá khó khăn lắm, không thể thường xuyên về nhà được, mấy năm về sau tình hình căng thẳng chị Chiêm lại càng ít về hơn.
Buổi sáng 17-2-1979 chị Chiêm hi sinh nhưng phải mấy ngày sau gia đình mới nhận được tin báo. Mộ chị cũng được an táng ở khu vực Tràng Vinh, sau đó khu vực này xây cất một công trình gì đó nên được quy tập về địa bàn khác, nhưng người được giao nhiệm vụ báo tin cho gia đình lên cất bốc lại quên mất. Mộ chị Chiêm được quy tập về xã Hải Hòa nhưng gia đình không hề biết. Mãi sau này một người bà con trong thôn khi đi viếng mộ người thân ở nghĩa trang Hải Hòa, thấy tên tuổi chị Chiêm trên bia mới vội vã chạy về báo cho biết và sau đó anh chị em mới đưa hài cốt chị Chiêm quy tập về nghĩa trang gia đình.
Sau khi Hoàng Thị Hồng Chiêm hi sinh, năm 1984 tên chị được đặt cho ngôi trường cấp II xã Bình Ngọc là Trường trung học cơ sở Hoàng Thị Hồng Chiêm. Sân trường có bức tượng chị Chiêm bằng ximăng đặt trên bệ đá, tay trái cầm khẩu AK, tay phải cầm thủ pháo, mắt nhìn thẳng kiên nghị về phía trước. Bao thế hệ học trò Bình Ngọc đã được học dưới mái trường mang tên chị, thấm đẫm niềm tự hào về người nữ liệt sĩ của quê hương và ngày ngày hát vang lớp học những bài ca ca ngợi tấm gương liệt nữ.
Theo chân người em ruột của chị Chiêm ra thắp nhang cho chị, chúng tôi chợt thấy se lòng. Nén nhang thắp như chực tắt trước cơn gió bấc buốt giá cứ thổi bạt đi, và khi nhang bén chợt bốc cháy rừng rực trong buổi chiều cuối năm ở cuối trời đông bắc địa đầu đất nước...
Theo Lê Đức Dục - Đức Bình (Tuổi Trẻ)
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Sắp đến Pò Hèn:


DSC_0219 by steed_boy, on Flickr

Phố Pò Hèn:


DSC_0220 by steed_boy, on Flickr

Nơi này cơ sở vật chất, điện đường, trường trạm khá đầy đủ, khang trang:


DSC_0221 by steed_boy, on Flickr

Phên dậu tương lai của đất nước:


DSC_0222 by steed_boy, on Flickr


DSC_0224 by steed_boy, on Flickr


DSC_0223 by steed_boy, on Flickr


DSC_0225 by steed_boy, on Flickr

Con phố Pò Hèn dài thẳng tắp, không có tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường...:


DSC_0226 by steed_boy, on Flickr

GPS:


DSC_0226b by steed_boy, on Flickr
 

Thái Phượt

Xe tăng
Biển số
OF-109945
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
1,479
Động cơ
405,649 Mã lực
Rất cám ơn bạn CSGT ! đọc bài viết về Liệt sĩ Hoàng thị Hồng Chiêm nhắm mắt lại tưởng tượng ra cảnh Chị quét AK ném lựu đạn vào quân lang sói mà Mình thấy cay cay nơi sống mũi ,nước mắt cứ ầng ậng muốn rơi .Chính vì lòng căm thù thằng láng giềng khốn nạn mà Mình luôn tìm về cột mốc BG 2 mặt " Mắt trừng gửi mộng qua Biên Giới " ước gì .....Ko muốn đề cập tới chính trị nhưng nhìn lại thực trạng đất nước mà buồn : Cán bộ cao cấp thì " Vinh thân phì gia " con mới nứt mắt đã đặt làm CEO một tập đoàn KT ,Dân đen thì kéo đàn kéo lũ sang đất của bọn Cẩu mang đủ thứ hàng về chém giết tàn hại chính dân mình ...Ôi Quê Tôi .Một ngày ko xa kiểu gì Mình cũng lên lại mảnh đất địa đầu một thời máu lửa thắp huơng cho các anh hùng liệt sĩ .Viết tiếp đi Bạn CS ,rất cám ơn Bạn

 
Chỉnh sửa cuối:

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
em hóng tiếp bài của kụ...hay quá kụ ơi
Mừng cụ đi chuyến thú vị
Rất cám ơn bạn CSGT ! đọc bài viết về Liệt sĩ Hoàng thị Hồng Chiêm nhắm mắt lại tưởng tượng ra cảnh Chị quét AK ném lựu đạn vào quân lang sói mà Mình thấy cay cay nơi sống mũi ,nước mắt cứ ầng ậng muốn rơi .Chính vì lòng căm thù thằng láng giềng khốn nạn mà Mình luôn tìm về cột mốc BG 2 mặt " Mắt trừng gửi mộng qua Biên Giới " ước gì .....Ko muốn đề cập tới chính trị nhưng nhìn lại thực trạng đất nước mà buồn : Cán bộ cao cấp thì " Vinh thân phì gia " con mới nứt mắt đã đặt làm CEO một tập đoàn KT ,Dân đen thì kéo đàn kéo lũ sang đất của bọn Cẩu mang đủ thứ hàng về chém giết tàn hại chính dân mình ...Ôi Quê Tôi .Một ngày ko xa kiểu gì Mình cũng lên lại mảnh đất địa đầu một thời máu lửa thắp huơng cho các anh hùng liệt sĩ .Viết tiếp đi Bạn CS ,rất cám ơn Bạn

Cám ơn các cụ! Em vừa viết vừa upload ảnh nên hơi lâu (vì sợ upload "ồ ạt" nó lại khóa TK như thằng búc, mỗi ngày em up 1 ít thôi).
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Em vẫn đang loanh quanh ở Pò Hèn và ở đây khá lâu, chắc phải chiếm 1/3 thời gian của hành trình.
Em vào thăm nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sỹ và đồn biên phòng Pò Hèn. Nói chuyện với các anh bộ đội biên phòng để tìm hiểu thêm về nơi đây. Rất tiếc về xem lại bài báo em mới biết có phòng truyền thống của bộ đội biên phòng Pò Hèn nữa, rất tiếc em chưa tìm hiểu được.

Đây là đoạn đầu của phố Pò Hèn, các cụ để ý phía xa có cái cổng bằng đá rất đẹp, đó chính là nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sỹ Pò Hèn:


DSC_0220 by steed_boy, on Flickr

Đến gần:


DSC_0227 by steed_boy, on Flickr

Lúc đầu em không hiểu đây là nơi nào nhưng nhìn tấm bia đá này em mới ngờ ngợ đoán ra đây chính là mục tiêu em đang tìm:


DSC_0228 by steed_boy, on Flickr


DSC_0229 by steed_boy, on Flickr

Không thấy có biển cấm, em cứ vào:


DSC_0230 by steed_boy, on Flickr

Chạy hết đoạn đường trên, nhìn bên trái thấy có cái cổng nữa:


DSC_0232 by steed_boy, on Flickr

Em để xe ở ngoài rồi đi bộ vào, thấy đây đúng là đài tưởng niệm Pò Hèn rồi, có 1 tượng đài cao vút gắn sao vàng nhìn thẳng sang phía tq:


DSC_0233 by steed_boy, on Flickr


DSC_0234 by steed_boy, on Flickr

Đây chắc là phòng truyền thống của nơi này, tấm bia chỉ ghi tên đơn vị tài trợ:


DSC_0235 by steed_boy, on Flickr

Tượng đài sừng sững hình đôi tay chắp (theo hình dung của em):
Hai bên tượng đài có bia đá ghi danh các anh hùng liệt sỹ hy sinh trong công cuộc chiến đấu và bảo vệ biên giới suốt trong thời gian từ năm 1979 đến năm 1988.



DSC_0239 by steed_boy, on Flickr

Nhìn thẳng sang bên đất tq. Bên đó chắc ăn không ngon, ngủ không yên vì mỗi khi nhìn sang phía Việt Nam vì cột tượng đài hiên ngang, sừng sững gắn sao vàng đập vào mắt. Đây còn là lời nhắc nhở ông bạn là ta không bao giờ quên buổi sáng 17/02/1979 và những ngày sau đó.


DSC_0240 by steed_boy, on Flickr

Còn đây là những tấm bia ghi danh các anh hùng liệt sỹ, nằm trang trọng ở 2 bên tượng đài:


DSC_0241 by steed_boy, on Flickr

Tấm bia thứ nhất:


DSC_0241b by steed_boy, on Flickr

Tấm bia thứ 2:


DSC_0241c by steed_boy, on Flickr

Nơi đây cũng chính là đồn biên phòng Pò Hèn ngày trước. Tổng cộng có 86 anh hùng liệt sỹ được ghi danh ở nơi này, trong đó có 73 người hy sinh vào ngày 17/02/1979, những người còn lại hy sinh trong công cuộc chiến đâu và bảo vệ biên giới về sau cho đến năm 1988. Anh hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm nhắc đến trong bài báo đứng số thứ tự 59.

Quang cảnh xung quanh khu tưởng niệm. Em để xe tận ngoài cổng, bác bảo vệ bảo cứ đi xe vào tận nơi, nhưng em đi bộ vào để tỏ lòng thành kính.


DSC_0255 by steed_boy, on Flickr
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Đứng trên con đường vành đai nhìn về phía tượng đài:


DSC_0257 by steed_boy, on Flickr

Nhìn sang đất tq rất gần! Nghe bác bảo vệ tượng đài kể, ngày 17/02/1979 quân bành văn trướng lội suối ùa sang vây kín vùng Pò Hèn và khu tượng đài (hồi đó là đồn biên phòng), hơn 70 liệt sỹ của ta ngã xuống, nhưng phía bành văn trướng thiệt hại gấp nhiều lần!


DSC_0258 by steed_boy, on Flickr


DSC_0260 by steed_boy, on Flickr
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Em đi tiếp 1 đoạn thì gặp cái đập tràn này, hỏi bác biên phòng mới biết đây là cửa khẩu dân sinh, chỉ phục vụ việc đi lại giữa 2 nước: Bờ kè phía Việt Nam đang được hoàn thiện:


DSC_0263 by steed_boy, on Flickr

Sau khi vào đồn biên phòng Pò Hèn xin phép, em tiến sát cửa khẩu:

Trắng gì mà sáng thế! 8-} Không biết là tây hay ta, nhưng tây này chắc cũng giống ta thôi! 8-}


DSC_0264 by steed_boy, on Flickr


DSC_0268 by steed_boy, on Flickr

Bên phía tq còn dựng cả cột bê tông chặn không cho xe tăng qua (em đoán là để chặn xe tăng, vì chặn ô tô thì cần gì mấy cái cột đại tướng như thế)! :D


DSC_0268b by steed_boy, on Flickr

Bờ kè của cả 2 bên khá kiên cố:


DSC_0269 by steed_boy, on Flickr


DSC_0270 by steed_boy, on Flickr
 

thuphuong_hn87

Xe tải
Biển số
OF-189872
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
365
Động cơ
334,320 Mã lực
Nơi ở
Tây Hồ
bác ơi,đẹp quá hihi,hôm trước em thấy trên fb có ảnh của bác khi chụp ở Bình Liêu,nhưng người ta không ghi tên tác giả,em thấy tức quá nên cãi nhau với nó :D
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Tạm biệt vùng đất Pò Hèn mang nhiều dấu ấn lịch sử, em tiếp tục lên đường: Đoạn cuối phố Pò Hèn:


DSC_0276 by steed_boy, on Flickr


DSC_0277 by steed_boy, on Flickr


DSC_0280 by steed_boy, on Flickr

Tiếp tục rong ruổi trên con đường vành đai biên giới:


DSC_0281 by steed_boy, on Flickr


DSC_0282 by steed_boy, on Flickr


DSC_0285 by steed_boy, on Flickr


DSC_0286 by steed_boy, on Flickr


DSC_0288 by steed_boy, on Flickr

Em thấy 1 điều lạ: dọc bờ suối phía tq có rất nhiều thứ kiểu bùa ngải treo lên cây, nhìn kỹ thấy hình như là quần áo thì phải! Chả nhẽ bà con giặt giũ, quần áo rơi trôi theo dòng nước mắc lên cành cây!


DSC_0284 by steed_boy, on Flickr


DSC_0287 by steed_boy, on Flickr
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
bác ơi,đẹp quá hihi,hôm trước em thấy trên fb có ảnh của bác khi chụp ở Bình Liêu,nhưng người ta không ghi tên tác giả,em thấy tức quá nên cãi nhau với nó :D
Em không biết phây búc, phây biếc là gì đâu ợ! Chuyến đó về em copy ảnh cho rất nhiều người, chắc họ up lên thôi!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top