4x4 hay xe tất cả các bánh chủ động, cùng trao đổi

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
Hôm trước tớ lang thang qua cái box Oto - Xemáy tren ttvnol ( http://www3.ttvnol.com/forum/garage.ttvn), định kiếm 1 con Moto chạy chơi.
Lớ ngớ thế nào , vô đọc mấy bài về KT của họ , thấy vô lý , ngứa mồm quá nên cũng Reply , liền bị mấy cẩu bên bển tắp pi kiểu hội đồng với dủ các hoa mỹ từ, Ngu, dốt , nhà quê ,chưa đi xe hơi lần nào...
định vô cãi nhau nữa ,nhưng nghĩ lại , đó không phải là Box về kỹ thuật nên đành ôm đầu máu chạy , hehe!!!

Tuy nhiên, lại thấy 1 chuyện là có nhiều bà con ta cũng quan tâm đến 4x4 nhưng hiểu chưa thấu đáo về nó
Thôi thì nhân tiện hôm nay rách việc, mở cái theard này trên OF đặng có bác nào quởn và rảnh thì vô TÁM , biết đâu cũng vỡ vạc ra điều gì chăng

Để có 1 sự thống nhứt căn bản cho những lập luận phía sau, tránh những tranh cãi không đáng có ( thế nào cũng có) tớ mạn phép được bắt đầu từ từ với những gì căn bản nhứt

TRƯỚC HẾT LÀ NHỜ ĐÂU ÔTO ( CẢ XE MÁY ) CHUYỂN ĐỘNG ĐƯƠC?

Xời câu này dễ òm , Hailua này nhiều chuyện quá
các bác đều thấy rằng khi vô số , truyền lực ra bánh xe quay, thế là xe chạy
Vầng, thế nếu cho cái Oto lên đầm lầy nó có chạy được K? dĩ nhiên không vì bùn mềm và nhão nhét , làm sao chạy
Thế cho lên sân băng ( Ice) cứng đó nó có chạy được K? àh, ừh thì không vì... thì... mà...

Vầng câu trả nhời chính xác là xe chuyển động được là do Phản Lực ạh
Phản lực ra làm sao ( Raubac, hay Giao Thông hay bác nào có Anh tẹc nét lẹ Lốt cho tui mấy cái hao tu guộc về minh hoạ hén)

Nôm na là bánh xe tác dụng lên mặt đường 1 lực thông qua lực ma sát giữa cao su với mặt đường, thế là mặt đường truyền lên bánh xe 1 lực cùng phương và độ lớn nhưng ngược chiều, lực này truyền đền trục, từ trục lên khung xe đẩy hoặc kéo xe chạy

vậy cho nên, công suất máy nhớn hay nhỏ truyền đến bánh xe cũng chỉ phát huy tối đa bằng lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường, không thể hợn Thế hơn thì sao , ầy dà, mời coi phim Action ( hoặc thử làm) cài số thấp , thốc ga ,bánh xe quay tít , khói mù và khét lẹt xe lao vút đi ấy là do sự trượt của cao su mài trên đường vì lực quay bánh xe lớn hơn lực ma sát

Ây dà, té ra lực ma sát quan trọng nhỉ , dà nó quan trọng lắm , nếu không có nó, có lẽ con Camry 3.0 của bác mới tậu về hồi sáng nó sẽ rời ra từng mảnh trong Gara nhà bác rồi
THẾ NÀO LÀ LỰC MA SÁT

Lực ma sát tính bằng :
Fms = N * k

trong đó N là lực tác dụng theo phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc
k là hệ số ma sát tùy thuộc vô vật liệu của 2 bề mặt tiếp xúc ( các bác lưu ý là 2 bề mặt tiếp xúc nghen, đặng về sau sẽ bàn thêm về đi xe trời mưa hay đi xe trên các địa hình có độ bám thay đổi...)

Như vậy, rõ ràng xe chuyển động được bây giờ là tùy thuộc vô tỷ lệ thuận của N và k

xe càng nặng N càng lớn
vật liệu tiếp xúc càng có ma sát cao càng phát huy công suất của máy
Bánh cao su với bê tông át phan ( nhựa đường trộn đá dăm) là rất cao
nhưng khổ nỗi đâu phải lúc nào cũng có đường tốt mà đi , đôi khi zìa quê zợ cũng phải trèo đèo lội suối thấy mồ ấy chớ. trời mùa mưa , gặp vũng lầy càng ga khỏe bánh xe càng quay tít, lúc đó xe hai chấm chớ năm chấm cũng mếu

thui, tớ phải đi thổi cơm mẻ hailúa và xắp nhỏ sắp đi chăn trâu, cắt cỏ zìa, không có cơm ăn thế nào tối nay cũng có giặc
hẹn các bác kì sau nhé

( hết phần 1)
 

cam3333

Xe tăng
Biển số
OF-224
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
1,321
Động cơ
594,144 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
miền Đông gian lao mà anh dũng ...
gớm, e nói bác hai lúa đừng giận, ở bên ấy, dốt gấp ngàn lần bọn e.... và còn.. khó đào tạo nữa...
 

318 29Y

Xe tải
Biển số
OF-166
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
456
Động cơ
585,630 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
otofun.com
bài hay quá,mời bác chai vodka để bác tiếp tục nhá.
 

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
318 29Y nói:
bài hay quá,mời bác chai vodka để bác tiếp tục nhá.
Thanks bác!
nhưng cá chánh là các bác cũng phải tham gia nó mới xôm tụ chớ, chắc chắn trên đây nhiều bác cũng rành về nhiều khía cạnh khác của xe hoặc có những góc nhìn khác
Thiệt tình tui mong các bác tham gia hơn là Vốt Ca
các bác cứ hỏi thật lực
cái nào biết tui nói liền
cái nào chưa biết tui lại zìa hỏi tía tui
hoặc nhờ xắp nhỏ hỏi anh Gúc , rồi giả nhời các bác!
 

318 29Y

Xe tải
Biển số
OF-166
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
456
Động cơ
585,630 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
otofun.com
bác có thể cho em biết ưu và nhược điểm của xe chạy cầu sau so với xe chạy cầu trước?Có phải xe cầu sau đề pa nhanh hơn(điều kiện là 2 xe cùng dung tích xi lanh 2.0 và cùng công suất 143hp) và lúc vào cua ổn định hơn xe cầu trước?
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,743
Động cơ
842,889 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Bác có nhắc đến lực ma sát em kính đề nghị bác giới thiệu luôn về hydroplanning.

Khi nào bác cần search gì thì bác cho em xin từ khoá em sẽ search hầu các bác.
 

vina

Xe máy
Biển số
OF-1675
Ngày cấp bằng
23/9/06
Số km
91
Động cơ
571,310 Mã lực
Tuổi
58
Nơi ở
Trong thang máy
318 29Y nói:
bác có thể cho em biết ưu và nhược điểm của xe chạy cầu sau so với xe chạy cầu trước?Có phải xe cầu sau đề pa nhanh hơn(điều kiện là 2 xe cùng dung tích xi lanh 2.0 và cùng công suất 143hp) và lúc vào cua ổn định hơn xe cầu trước?
Cái này do cách bố trí trên xe
Tuỳ điều kiện địa hình và môi trường làm việc người ta có nhiều cách bố trí vị trí của động cơ và cầu chủ động trên xe.Nhưng nhìn chung đều phải tuân thủ các chỉ tiêu cơ bản sau :chất lượng kéo,chất lượng điều khiển và tính ổn định của xe

Các phương án bố trí trên xe con:
1,chất lượng kéo
2,chất lượng điều khiển
3,tính ổn định của xe
ĐC đặt trước ,cầu sau chủ động :1 tốt,2 trung bình,3 trung bình
ĐC trước ,cầu trước chủ động :1 tốt,2 tốt,3 tốt
ĐC đặt sau ,cầu sau chủ động :1 tốt,2 tốt,3 kém
ĐC sau ,2 cầu chủ động :1 tốt,2 trung bình,3 kém
ĐC trước ,2 cầu chủ động :1 tốt,2 trung bình,3 trung bình
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
vina nói:
Cái này do cách bố trí trên xe
Tuỳ điều kiện địa hình và môi trường làm việc người ta có nhiều cách bố trí vị trí của động cơ và cầu chủ động trên xe.Nhưng nhìn chung đều phải tuân thủ các chỉ tiêu cơ bản sau :chất lượng kéo,chất lượng điều khiển và tính ổn định của xe

Các phương án bố trí trên xe con:
1,chất lượng kéo
2,chất lượng điều khiển
3,tính ổn định của xe
ĐC đặt trước ,cầu sau chủ động :1 tốt,2 trung bình,3 trung bình
ĐC trước ,cầu trước chủ động :1 tốt,2 tốt,3 tốt
ĐC đặt sau ,cầu sau chủ động :1 tốt,2 tốt,3 kém
ĐC sau ,2 cầu chủ động :1 tốt,2 trung bình,3 kém
ĐC trước ,2 cầu chủ động :1 tốt,2 trung bình,3 trung bình
Em thì ko biết nhiều nhưng cứ hỏi bác @vina vài câu em thấy chưa hợp lý.

- Theo đánh giá của em thì động cơ trước, cầu trước chủ động là cho những xe rẻ tiền mà thôi. Xe Nhật, xe Hàn đều chọn phương án này, còn BMW, Mercedes chọn phương án động cơ trước, chuyển động bánh sau. Xịn hơn nữa thì có các loại Super Car, máy đặt sau hay còn gọi là Mid Engine, Rear Engine là loại máy đặt sau, chuyển động bánh sau, hoặc 4 bánh. Em ko nghĩ là những phương án mà bác cho là là trung bình hoặc kém kia đều áp dụng cho xe xịn, còn phương án bác cho là tốt lại được sử dụng cho xe Nhật, xe Hàn. Em nghĩ ở đây vấn đề chỉ là đắt tiền, rẻ tiền và tính năng sử dụng mà thôi.

- Bác sử dụng từ "chất lượng kéo" em thấy chưa hợp lý, với xe chuyển động 2 bánh trước thì đúng là kéo thật. Nhưng với xe chuyển động 2 bánh sau thì bác phải gọi là đẩy mới đúng.
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác 2 lúa vô đó như người từ tương lai trở về quá khứ bị đối xử như thế là đúng roài :))

Bác 2 lúa hô 1 tiếng đê, chỉ cần bác ới 1 phát là bọn này đổ bộ sang đó cho các ẻm piết tay, đảm bảo các ẻm ù tai nhức đầu chịu hết nổi luôn. (J/K)
 
Chỉnh sửa cuối:

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
Land nói:
Bác 2 lúa vô đó như người từ tương lai trở về quá khứ bị đối xử như thế là đúng roài :))

Bác 2 lúa hô 1 tiếng đê, chỉ cần bác ới 1 phát là bọn này đổ bộ sang đó cho các ẻm piết tay, đảm bảo các ẻm ù tai nhức đầu chịu hết nổi luôn. (J/K)
hehe! cám ơn bạn!
là tui nói chơi vậy thôi, chớ nào tới giờ , chơi trên 4R tui có bao giờ biết giận ai
AQ chính hiệu mà
tui luôn tự nhủ cố gắng Con Trồn ( raubac copyright) trong suy nghĩ để kiểm sóat hành động nên ít bị ảnh hưởng bởi tác động ngòai
chơi trên 4R lấy cái tình là chánh
chia xẻ kinh nghiệm giúp nhau tránh những thiệt hại tài chánh
và cuối là nếu hạp thì kết bạn thâm giao
nên bạn hà tất phải băn khoăn về mấy bạn bên ttvn hén!!!
 
Biển số
OF-47
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
854
Động cơ
588,473 Mã lực
Nhận xét của bác Noza là đánh giá có tính chất cảm tính , theo em việc đánh giá ưu nhược điểm của bố trí động cơ đánh giá trên ba tiêu chí như bác vina là đúng nhưng chỉ mang tính tương đối vì nó còn phụ thuộc vào giải pháp thiết kế tương ứng, ngoài ra những cụm từ như ' momen kéo' , ' lực kéo 'hay ' chất lượng kéo ' là thuật ngữ chính xác sử dụng trong lý thuyết ô tô không phụ thuộc việc lực kéo đặt vào cầu trước hay cầu sau
 
Chỉnh sửa cuối:

318 29Y

Xe tải
Biển số
OF-166
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
456
Động cơ
585,630 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
otofun.com
Nếu nhận xét của bác Vina là đúng thì tại sao những dòng xe của BM,Mer,Audi...đều có động cơ đặt trước,dẫn động cầu sau nhưng tính ổn định và khả năng điều khiển luôn hơn hẳn các mẫu xe cùng hạng với động cơ đặt trước,cầu trước của Toy,Ford,Honda???
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Cảm ơn bác @camel đã có những góp ý cho phần tranh luận của em. Đúng là chuyên môn thì em không biết nhiều .. hì :D, tranh luận là để học hỏi đúng sai

Tuy nhiên cái phần động cơ đặt ở đâu và dẫn động vào bánh nào thì em chưa phục, em phát biểu đúng là mang tính chất cảm tính bởi vì em thấy thực tế nó như vậy, tuy nhiên bác @vina cũng chưa đưa ra được chứng minh gì cả.

Các bác góp vui cho em được học thêm kiến thức.
 

sigma

Xe buýt
Biển số
OF-293
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
669
Động cơ
587,120 Mã lực
Tuổi
52
Chủ đề của bác Hai lúa nêu ra hay quá Em xin được vote bác 1 ly.
 

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
Phần trên ta đã thấy, sự bám của xe chính là tạo lực đẩy xe đi. mà ai cũng biết Otô thì tối thiểu là 4 bánh ( 2 cầu) nghĩa là trọng luợng của xe phân bố trên 4 bánh xe , hay trong kỹ thuật người ta kêu bằng " trọng luợng phân bố trên trục ( cầu)"

Ở đây , Lúa tui xin trình bày về hướng xử lý để tăng lực đẩy của xe theo hướng tận dụng cái N trước , còn xu hướng tăng hệ số k xin được trình bày sau

nếu gọi trọng luợng của xe là P thì áp lực trên từng cầu xe ( cặp bánh xe ) là
N= P/n n là số cầu xe

rõ ràng, nếu tạm coi như trọng luợng xe phân bố đều lên 2 cầu thì ta thấy rằng lực bám để tạo lực đẩy của xe tối đa cho phép cũng chỉ bằng phân nửa của trọng luợng xe . Mà trọng luợng của xe người ta càng cố gắng bằng công nghệ, kỹ thuật,vật liệu ... cố làm cho chiếc xe nhẹ đến mức hợp lý đặng tăng cái gọi là trọng luợng hữu ích của 1 chiếc xe tùy theo yêu cầu cụ thể của thiết kế.
Trong điều kiện tiêu chuẩn, lực bám của 2 bánh xe hầu hết đám ứng được các yêu cầu chuyển động của 1 chiếc xe

Khổ nỗi , đâu phải lúc nào chiếc xe cũng chạy trong mặt đường lý tưởng . do nhiều đòi hỏi khác nhau của con người cần phải có những chiếc xe di chuyển trong những địa hình phức tạp , không có đường , đường trơn trượt , đầm lầy ...
Do vậy, để tận dụng hết tòan bộ lực bám , người ta mới thiết kế ra lọai xe 4x4 hoặc AWD ( tất cả các cầu chủ động)

đến đây có lẽ đã phần nào trả lời cho câu hỏi tại sao lại là xe 4x4 hoặc AWD
có điều 4x4 hay AWD có ưu cũng có nhược vậy ưu và nhược của nó là gì lại xin hẹn các bác lần sau vì lại đến giờ phải đi nấu cơm rồi!!!(b)
 

vina

Xe máy
Biển số
OF-1675
Ngày cấp bằng
23/9/06
Số km
91
Động cơ
571,310 Mã lực
Tuổi
58
Nơi ở
Trong thang máy
noza nói:
Em thì ko biết nhiều nhưng cứ hỏi bác @vina vài câu em thấy chưa hợp lý.

- Theo đánh giá của em thì động cơ trước, cầu trước chủ động là cho những xe rẻ tiền mà thôi. Xe Nhật, xe Hàn đều chọn phương án này, còn BMW, Mercedes chọn phương án động cơ trước, chuyển động bánh sau. Xịn hơn nữa thì có các loại Super Car, máy đặt sau hay còn gọi là Mid Engine, Rear Engine là loại máy đặt sau, chuyển động bánh sau, hoặc 4 bánh. Em ko nghĩ là những phương án mà bác cho là là trung bình hoặc kém kia đều áp dụng cho xe xịn, còn phương án bác cho là tốt lại được sử dụng cho xe Nhật, xe Hàn. Em nghĩ ở đây vấn đề chỉ là đắt tiền, rẻ tiền và tính năng sử dụng mà thôi.

- Bác sử dụng từ "chất lượng kéo" em thấy chưa hợp lý, với xe chuyển động 2 bánh trước thì đúng là kéo thật. Nhưng với xe chuyển động 2 bánh sau thì bác phải gọi là đẩy mới đúng.


;) Bác noza,các chỉ tiêu về :chất lượng kéo,chất lượng điều khiển và chất lượng ổn định là các chỉ tiêu thông thường,cơ bản nhất để đánh giá chất lượng ôtô trong bố trí ĐC và cầu chủ đông.

Từ "chất lượng kéo" là "thuật ngữ chính xác" nếu bác là dân trong ngành thì chắc sẽ ko thắc mặc vậy.Chất lượng kéo để biểu thị khả năng tăng tốc,khả năng tận dụng lực bám ở bánh xe chủ động (quãng đường tăng tốc đạt tốc độ lớn nhất hay tốc độ ở 100km/h ;thời gian tăng tốc đạt tốc độ ở trên).

:) Khi đánh giá các chỉ tiêu này với các đánh giá : tốt,tb,kém không phải 100% đều sử dụng phương án tất cả đều phải tốt để làm chỉ tiêu và các phương án còn lại bị cấm sử dụng,khi xe đi vào hoạt động.Hầu hết các dòng xe con trong những năm trước đây đều áp dụng kiểu bố trí ĐC đặt trước,cầu trước chủ động không chỉ các hãng xe của NHẬT,HÀN :toy,honda,isuzu,nissan,huyndai,kia...mà cả các dòng xe Ý,PHÁP,Mỹ,Đức cũng đều sử dụng cách bố trí này.Với Mer là C180,C200,E280,E420,E220 diezel,S500,G350,..với BMV là 316i,318i,323i,728i,780i,740i,840Ci,850Ci,...Trong những năm 94,95 việc bố trí
như vậy không còn được Mer,BMW,và một số hãng xe khác áp dụng cho một số model xe của mình mà thay vào đó là kiểu bố trí cầu sau chủ động ,nhưng nhìn chung cách bố trí xe con với cầu trước chủ động vẫn là cách thông dụng và được nhiều hãng sử dụng do có nhiều lợi thế. Các ưu điểm của cấu trúc này nếu đi xâu vào phân tích khá phức tạp và liên quan đến nhiều phần trong kết cấu oto , bác muốn hiểu dõ thì có thể tìm đọc trong nhiều sách chuyên ngành về oto.(a)
-"Em nghĩ ở đây vấn đề chỉ là đắt tiền, rẻ tiền và tính năng sử dụng mà thôi."
Cái này bác nói đúng,việc bố trí ĐC đặt trước,cầu trước chủ động góp phần làm giảm giá thành xe do thuận tiện trong quá trình lắp ráp và sản xuất(các chi tiết của HTTL được bó gọn chung một nhóm),không qua nhiều khâu khớp trung gian so với việc bố trí cầu sau chủ động,......

Đấy là chút ít hiểu biết của ẹ,sai đâu xin cùng các bác cùng bàn luận(b) .
Kính
 

Primera

Xe tăng
Biển số
OF-167
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,787
Động cơ
597,806 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội 7
Hầu hết các dòng xe con trong những năm trước đây đều áp dụng kiểu bố trí ĐC đặt trước,cầu trước chủ động không chỉ các hãng xe của NHẬT,HÀN :toy,honda,isuzu,nissan,huyndai,kia...mà cả các dòng xe Ý,PHÁP,Mỹ,Đức cũng đều sử dụng cách bố trí này.Với Mer là C180,C200,E280,E420,E220 diezel,S500,G350,..với BMV là 316i,318i,323i,728i,780i,740i,840Ci,850Ci,...
??????????????????????????????
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
Em chờ đợi những bài như này của bác Hai lâu lắm rồi...Cám ơn bác!
Em bận quá chưa dịch hết được mấy bài còn dang dở...cũng thấy áy náy...:'(
Có mấy cái hình liên quan đến lực kéo và ma sát, các bác ngó tạm nhé.
Hình 1
Hình 2
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Cảm ơn bác @vina đã bỏ thời gian trả lời bài của em, em biết là mình kiến thức nông cạn nhưng vẫn cứ thích tranh luận :D

- Thanks bác đã dạy em mấy từ chuyên môn mới, em chẳng học qua cứ bạ đâu nói đấy thôi :D

- Em không được có kiến thức chuyên sâu về ôtô nhưng qua đọc báo thì em thấy các loại xe Mid Engine kiểu Lamborghini, Ferrari thấp hơn thì có MR2 của Toyota là các loại xe thể thao có những khả năng ưu việt hơn về tốc độ, linh hoạt trong điều khiển và độ ổn định. Chỉ có điều giá thành sản xuất những loại xe này quá đắt mà lại không tiện dụng mà thôi. Vì máy đặt ngay trên trục sau vì vậy khoang xe còn rất hẹp, cơ cấu truyền lực, điều khiển phức tạp khiến cho sản xuất đắt tiền và lãng phí. ưu điểm của dòng xe này là trọng tâm được đặt vào giữa xe, giảm tiếng ồn động cơ, máy sau nên nắp capô phía trước được hạ thấp, xe có hình dáng khí động học ít cản gió hơn. Em sẽ tìm lại bài viết so sánh các xe có vị trí đặt động cơ khác nhau để chứng minh cho bài này. Có một thực tế là hầu hết các xe supper car, xe đua hiện tại đều dùng phương pháp này trong đó có F1
 

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
VISAI VÌ SAO PHẢI CÓ VÀ KHI NÀO CẦN KHÓA VISAI
Tiếp nghen bà con
Như vậy, lực kéo đưa tới bánh xe thông qua bộ visai
Visai và bánh răng vành chậu của cầu sau còn có 1 chức năng nữa là chuyển hướng của lực
nhưng thôi bữa nay chỉ bàn để trả lời câu hỏi vì sao phải có Visai

để cho tiện , mời các bác khảo sát 1 bộ cầu sau chủ động. Lực kéo từ hộp số thông qua láp (đồng tốc) đưa tới cầu xe và chia ra 2 bánh, Dễ thấy rằng khi xe chuyển động, với cùng vận tốc góc ( omega) của láp dọc chia đến 2 láp ngang , thì 2 bên bánh xe bao giờ cũng có sự khác biệt về vận tốc tịnh tiến vì những khác biệt của công nghệ( sai lệch do chế tạo) hao mòn ( lốp xe mòn khác nhau ...) đường xá mấp mô ... và đặc biệt là khi xe chuyển hướng

Nếu như, vận tốc góc được đưa tới 2 bánh xe là như nhau và cứng, sẽ khiến cho hệ thống truyền động xảy ra sự cưỡng bức khiến cho lốp xe bị mài mòn , các khớp truyền động bị tăng tải và dẫn đến phá hủy ...

chính vì lý do này mà người ta phải nghĩ ra 1 cơ cấu là Visai để khắc phục hiện tượng này
Visai là 1 bộ bánh răng vành chậu (nhận lực truyền từ láp thông qua răng xoắn ) và truyền chuyển động đến láp ngang thông qua 3 bánh răng hành tinh ăn khớp trong ( bác nào rảnh kiếm cho tui vài cái hình mình họa, xin đa tạ)

đặc điểm nổi trội của visai là khi vận tốc góc của 1 bên sai khác, nó sẽ tác động ngược thông qua bánh răng vành chậu đến phía bên kia khiến cho lực kéo luôn luôn được điều hòa giữa 2 bên bánh xe trong quá trình xe chuyển động! việc này trên thực tế kiểm tra rất dễ, các bác hỉ việc đội hổng cả 2 bánh xe lên quay 1 bên, bánh bên kia sẽ quay theo chiều ngược lại

nhưng cái Visai cũng có nhược điểm của nó ấy là bên nào lực cản ít , nó sẽ quay nhiều hơn, đó là trường hợp xe các bác bị sa lầy( hoặc hổng)1 bên bánh khi đó càng ga lớn thì cái bánh hổng lên hoặc trong bùn lầy càng quay tít hơn , trong khi đáng lý ra lực kéo của động cơ khi này cần phải truyền qua bánh bên kia
để khắc phục hiện tượng này , người ta mới nghĩ ra cách là khóa visai lại,có nhiều cách để khóa visai ( sẽ bàn sau) nhưng mục đích duy nhứt là làm cho vận tốc góc của 2 bánh là như nhau hay nói khác đi là lực kéo truyền qua cả 2 bánh khi đó Visai sẽ là 1 khối và lực kéo sẽ được truyền qua cả cái bánh không bị lầy giúp cho xe vượt qua vũng lầy

Ngày xưa, khóa vi sai chỉ dùng cho xe 4x4 hay AWD, nhưng do lợi ích của nó nên nhiều hãng xe đời mới có thiết kế khóa vi sai dạng "cứng" hay "mềm" , tùy theo, cho ngay cả xe 2x4

Tuy nhiên khóa visai cũng có cái hại của nó
thôi lại xin phép các bác kì tiếp sau nhé

kì sau " nhược điểm của Khóa Vi cứng, xe 4x4 hay AWD và hiện tượng TUẦN HÒAN CÔNG SUẤT"
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top