Hóa ra các cụ nhà mình đọc trệch, đúng ra phải "Nhà gianh" nhể
Đúng là nhà gianh!
Ngày xưa mái ngói chỉ có một số nhà giàu (nhà ngói - cây mít), còn dưới xuôi nhà lợp bằng rạ (phần gốc cây lúa sau khi gặt), còn vùng trung du và miền núi lợp lá cỏ gianh. Las cỏ gianh lợp dầy rất bền, có thể phải hơn 10 năm sau mới phải lợp lại.
Những mảnh đồi cây không cao, nhiều loại cây cỏ mọc, muốn gianh phát triển họ đốt.
Sau 2 hay 3 lần đốt thì chỉ còn mỗi cỏ gianh mọc được, chúng sẽ phát triển thành những thảm cỏ xanh mượt (ví dụ như các bác hay thấy quanh HN, ở những chỗ đất được san, lấp, kẻ ô nhưng chưa xây).
Cây cỏ gianh mà ta nhìn thẩy chỉ là bẹ lá vươn lên trên mặt đất và chúng chỉ sống trong vòng 1 năm. Đầu đồng lá cỏ gianh sẽ chết và khô lại. Cả mảnh đồi toàn lá khô+khí hậu bắt đầu hanh nên rất dễ cháy. Chính những đám cháy này lại giúp cỏ gianh năm sau mọc tốt hơn.
Các bác hay đọc chuyện xưa sẽ quen với cách người vùng cao săn thú đến liếm gio gianh sau khi đồi cỏ gianh bị cháy.
Các cụ ngày xưa cũng hay tả, đồi cỏ gianh hay có hổ.
Vì hổ sợ rừng nứa, nhưng đồi cỏ gianh loại thoáng, chúng dễ nhìn xa hơn, da chúng đủ dầy để không bị lá cỏ gianh làm bị thương.
Nhiều bác cứ nghe đến cỏ là nghĩ ngay đến những loài ăn cỏ.
Chẳng có loài vật nào, kể cả sâu bọ ăn được cỏ gianh cả.
Thân ngầm cỏ gianh (người ta hay goji là rễ) rất cứng và đầu nhọn, nên chúng có khả năng đâm xuyên rất tốt trong đất. Chính những cái rễ này giúp cỏ gianh phát triển và lan rất nhanh khi đất trên bề mặt thoáng (ví dụ như được đốt).
Đào rễ cỏ gianh lên bóc ăn có vị hơi ngọt và cay nhẹ. Đó cũng là 1 vị thuốc. Ngày xưa các cụ hay đào về đun nước uống.
Còn cỏ lau như giới trẻ Hà Lội hay gọi, là loại cây khác. Chúng cao như cây mía, nhưng thân cứng và khô hơn rất nhiều. Trên bẹ lá có 1 lớp lông trăng, mọc thành từng bụi lớn. Hoa cũng giống như hoa cây mía. Đòng đòng (nụ hoa còn non) rất lớn, ăn bùi. Là thứ ngày xưa hội trẻ trâu rất thích. Nếu mọc nhiều thì bây giờ đang là mùa đòng đòng lau. Bong hoa cỏ lau mới đủ dài và to để vua Đinh làm cờ tập trận giả.
Bác nào đến Đền Đinh - Lê ở Ninh Bình sẽ thấy người ta trồng 1 bụi cỏ lau ở đền vua Đinh. Nhưng không muốn ra khỏi HN thì đến đầu Ng: Bỉnh Khiêm, đoạn giữa Hồ Xuân Hương và Trần Nhân Tông có 1 cái nhà hoang, ở đó phía trên cũng có khóm cỏ lau mọc khá lâu rồi!