Nhỡ trong túi còn mỗi năm xịch thì sao nhỉ?
Phở Bản gà chặt mà bánh lại to. Chả giống ai. Ăn thùng uống vại cụ ạ!Em chưa ăn quán này, mới ăn quán phở Bản 72 Tôn Đức Thắng. Cụ nào ăn cả hai nơi rồi cho em cái so sánh xem dư lào phát!
Quán đối diện cafe xe cổ phải không cụ. Quán này bún thang ngon còn phở bình thường, bánh phở hơi nát, quẩy dai.Cháu ăn cách đây 2 năm đã 60k một bát, lèo tèo toàn thịt trắng, nước phở không ngon, hành thì không chẻ dọc, khách tự loay hoay tìm chỗ dựng xe, nước thì không thanh, trả tiền 2 bát 120k cháu giật cả mình,nấu quá tệ so với giá 30k ngày đó. Ăn phở gà chịu khó đi bộ lên phố hàng bún, từ đó đi gặp hàng bún rồi rẽ trái, có quán bún thang phở gà, bát thường 35k, một trong những quán phở gà ngon nhất Hà thành. Chuỗi phở bò Lý Quốc Sư bây giờ cũng 70k một bát chặt chém ghê, nhưng không bằng bát 50k phở bò ở hàng Thành Long chỗ chân cầu vượt Láng-Láng Hạ.
Ở yên ninh bát phở đùi da chân là 120k rồi nên ko chém đâu cụ chủ ơi.e thấy phở bản 40k ngon hơn nhiều cụ patriot nhỉ.còn phở thịnh chuyên bò giờ ăn cũng chán rồi,nước ko đc như trước nữa.e thấy phở gà ngon giá tốt phải là cuối ngã tư trần xuân xoạnPhở Bản ngon hơn cụ ạ, nhưng phở Bản là gà chặt đúng không ạ? Ở đó giá cũng hợp lý hơn. Tôn Đức Thắng có phở Thịnh ăn cũng ngon. Phở Bản ở 172 chứ cụ nhỉ.
Đúng rồi cụ ạ, cháu không ăn quẩy bao giờ nên cũng chẳng để ý, phở gà ngon và giá hợp lý phải kể đến quán mới ở Nguyễn Khánh Toàn, chiều từ Trần Đăng Ninh đi Đào Tấn nằm bên tay phải, ngon và vệ sinh. Ở đó có xôi gà ăn cũng ổn, giá cả hợp lý. Phở Châm mà cụ chủ đề cập thật không ngon bằng, nhưng vẫn đông khách chứng tỏ khách hàng vẫn chấp nhận. Nhưng không thể đông bằng bên hàng bún được.Quán đối diện cafe xe cổ phải không cụ. Quán này bún thang ngon còn phở bình thường, bánh phở hơi nát, quẩy dai.
Em lại thích kiểu ấy. Vì gà ngon và nước phở nhìn hơi béo nhưng tuyệt vờiPhở Bản gà chặt mà bánh lại to. Chả giống ai. Ăn thùng uống vại cụ ạ!
Gà ngon đâu có khó cụ ơi. Ra chợ mua con ngon nhất tầm 170k/Kg. Cân rưỡi, ~ 250K.Em lại thích kiểu ấy. Vì gà ngon và nước phở nhìn hơi béo nhưng tuyệt vời
Cái chính là hình ảnh chú tư bủn ngày xưa là mũ cao áo dài, bụng phệ mỡ to vượt mặt, tay điếu xì gà thửa tay cái tỏi gà nhai rau ráu, bàn ăn thì thừa mứa. Bên cạnh là hình ảnh anh trí thức gày lom rom má hóp áo com lê lụng thụng trước mặt có mỗi cái đĩa súp đậu, tay chọc dĩa mắt vẫn đọc tạp chí. Đó chính là hình ảnh minh họa về chế độ dinh dưỡng đăng trên bộ Bách khoa toàn thư cho trẻ em liên xô cũ thập niên 60.Nếu như ngày xưa các cụ nhà ta đúc kết về việc đánh chén một con gà bằng câu “nhất phao câu, nhì đầu cánh”, rồi giờ đây đi ăn phở gà đùi bao giờ cũng đắt hơn phở gà nầm (ức) từ năm đến mười ngàn đồng mỗi tô, thì ở Mỹ, thịt gà nầm đắt hơn thịt gà đùi. Có trường hợp giá chênh lệch gấp rưỡi tới gấp đôi. Các sản phẩm chế biến từ nầm gà là những món ăn phổ biến thường bày trong tủ kính, trong khi thịt gà đùi chặt ra bỏ túi ni lông bày trên kệ.
Rồi chuyện con ghẹ. Lần nào tôi dẫn bạn mới từ trong nước sang chơi ghé qua chợ hải sản ở Mỹ, các bạn tôi cũng như tôi thuở ban đầu thường chọn ghẹ cái để ăn. Nhưng chỉ có dân Mỹ thu nhập hạn chế mới phải ăn ghẹ cái. Ghẹ đực loại đặc biệt giống như đặc sản, nhiều chỗ bán đắt gấp ba lần ghẹ cái cùng loại.
Những khác biệt tới mức trái ngược này có lẽ không chỉ đơn giản vì khẩu vị, thói quen ăn uống. Vì chúng ta, khi chặt thịt gà vẫn thường chặt nguyên hai cái đùi phần cho hai đứa con yêu quý như biểu trưng cho tình mẫu tử. Bố ưu tiên loại hai nên cho gặm cổ cánh, còn mẹ lúc ăn vẫn phải hy sinh nhiều nhất, trệu trạo nhai nầm.
Nhưng thực ra, thịt gà đùi không chỉ cung cấp ít protein hơn (khoảng 20) mà nó còn chứa nhiều cholesterol (khoảng 13) và nhiều chất béo (gần gấp đôi) so với thịt gà nầm. Thịt đùi chỉ ghi điểm tích cực khi nó nhiều calo và chất muối hơn so với nầm.
Còn ghẹ do không có những nghiên cứu phân tích chi tiết, nhưng những người bán hàng giải thích một cách đơn giản là ghẹ đực nhiều thịt, bóc rất dễ, ít bị ảnh hưởng bởi con nước (tuần trăng).
Đó chính là lý do tại sao người giàu ở Mỹ thường gầy, nói như ngôn ngữ miền Nam là ốm, còn người nghèo lại mập mạp, trong khi chúng ta là ngược lại, nhất là ở lứa tuổi trẻ con.
Như trên tôi đã nói, trái ngược trong ăn uống không phải là lý do dẫn tới khác biệt trong hành vi ứng xử. Nhưng có một điều chắc chắn là những hiểu biết không đúng hoặc chưa đầy đủ từ ẩm thực đã và đang dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Và chỉ trích dựa trên nền tảng hiểu biết chưa đầy đủ, hậu quả khôn lường. Nó tác động tới người khác ở xung quanh, và cả xã hội.
Chúc anh chị sức khỏe!
Phạm Tấn (Washington D.C)
Thôi thì Cụ coi như ăn 1 lần cho biết. Chứ quán đó vẫn bán thế từ trước đến giờ rồi Cụ ạ.Em tranh thủ chạy xuống ăn vội mà cụ. Gọi bát phở thì chủ quán hỏi gà đùi nhé, em ok luôn thôi