- Biển số
- OF-111
- Ngày cấp bằng
- 7/6/06
- Số km
- 8,260
- Động cơ
- 541,076 Mã lực
Nhất lực nhì tài.Câu “Khoẻ đẻ ra đòn” luôn đúng trong thể thao vận động mờ.
Nhất lực nhì tài.Câu “Khoẻ đẻ ra đòn” luôn đúng trong thể thao vận động mờ.
bóng đá nữ !!! . ý e là đội bóng nữ hiện tại ko truyền cảm hứng cho người hâm mộ được thì lấy đâu ra tài trợ? Nhìn đội hình tuyển nữ hình thể như học sinh tiểu học trang điểm lôi thôi phát ngôn thì giáo điều thì lấy đâu ra tài trợ. Cứ mời 1 team hạng bét bên Hàn qua giúp tuyển làm truyền thông xem có khác khôngTiền chỉ đổ vào khi môn thể thao đó đang trên đỉnh mà cụ thể chỉ các đội tuyển bđ nam thôi
cụ cứ nhìn đội bđ nữ của mình là thấy vd sea game đến 5 lần rồi cũng có cải thiện đc là bao đâu lương của các nữ tuyển thủ cũng chỉ chục triêu thôi
chỉ đến khi đội bđ nữ giành được tấm vé đi WC mới thu hút đc truyền thông hơn 1 chút
Đấy là có vinh quang rồi đấy mà còn thế thì tiền còn lâu mới tới đc đám trẻ 9 10 tuổi đang còn chưa biết sau này có theo nghiệp hay ko
Nhìn bữa ăn của các cháu bóng bàn thì còn gì để nói nữa. Có một cái rất trái khoáy thế này ở mềnh, phân tích chuyện tây chuyện tàu rất hay, điểm yếu điểm mạnh của người ta biết hết. Duy chỉ có điểm yếu của mềnh là tuyệt nhiên ko được nhắc đến. Nếu có thì dấu nhẹm đi, cả báo chí ko có bao giờ dám nhắc đến. Không phải họ không biết đâu họ biết hết. Nhưng sợ đụng chạm, sợ phản biện, sợ chả lợi lộc gì mà lại dính đầu cua tai nheo nên họ ko nói. Cả một xã hội im lặng, tính phản biện ko có. Nên những kẻ xấu tha hồ nó làm càn. Những người mũ ni che tai thì lại tha hồ mà thăng tiến tha hồ mà thu lợi. Người ta có ngu đâu mà phản biện khi mà nhìn vào những người mũ ni che tai thì lại có cuộc sống đàng hoàng yên ổn. Ko nhìn thẳng vào thực tế thì chỉ như vậy thôi.Ý kiến chuyên gia Hàn Quốc đưa ra rất thẳng thắn và tính góp ý xây dựng rất cao. Thể thao nói chung và bóng đá nói riêng của Nhật, Hàn đang dần tiệm cận với Top đầu thế giới dù bỏ qua thiệt thòi yếu tố di truyền, thể chất nên những góp ý rất khách quan này rất đáng để học tập. Cuối tuần, mưa mát mời cả nhà cùng chém vì ước mơ dân tộc giống ai đó từng nói sẽ gặp bờ ra xin ở chung kết mun đi an.
“…. Các VĐV trẻ đều cần được rèn luyện thể chất để phát triển kỹ năng. Chẳng hạn trong bóng đá, các cầu thủ trẻ cần rèn luyện thể chất để di chuyển theo nhiều cách khác nhau với trái bóng. Do đó, HLV đội trẻ phải được trang bị kiến thức căn bản về các chương trình thể lực sử dụng với từng loại bóng.
Sau đó, khi bắt đầu rèn luyện thể chất kỹ càng hơn ở độ tuổi U15, cường độ và khối lượng vận động sẽ tăng dần từ đó trở đi. Vì các giải trẻ do FIFA tổ chức sẽ bắt đầu từ lứa U16 trở đi, nên cần có huấn luyện thể lực chi tiết và có hệ thống hơn.
Nếu sau tuổi 16 không được rèn luyện thể lực chuyên nghiệp, nhất là từ lứa tuổi U19 đến khi bước vào thi đấu chuyên nghiệp, các cầu thủ không thể tăng khả năng cạnh tranh, dẫn đến thua sút so với các quốc gia khác ngay từ giải trẻ. Đó là nguyên nhân khiến cầu thủ châu Á thiệt thòi hơn so với cầu thủ châu Âu. ….”
HLV Hàn Quốc: Thể thao Việt Nam thiếu nhận thức về phát triển thể lực
(Dân trí) - Theo đánh giá của chuyên gia thể lực Bae Ji Won, thành tích nghèo nàn tại Asiad 19 cho thấy sự thiếu nhận thức trong phát triển thể lực, thể chất của thể thao Việt Nam.dantri.com.vn
Đớp hết, cho các em ăn xôi sáng với đồ đông lạnh thì kiểm đâu ra thể lực.Tiền ăn thì đút túi.
Bắt các em đóng thêm tiền.
Không có các chuyên gia dinh dưỡng và thể lực.
Không có các công cụ để tập luyện thể lực (phòng tập gym v..v..)
Vậy mà đòi có thể lực? thể lực từ trên trời rơi xuống à
Đỉnh cao là dự WC mà còn ko ăn thua thì mấy cái đội trẻ 13 14 tuổi thì đào đâu rabóng đá nữ !!! . ý e là đội bóng nữ hiện tại ko truyền cảm hứng cho người hâm mộ được thì lấy đâu ra tài trợ? Nhìn đội hình tuyển nữ hình thể như học sinh tiểu học trang điểm lôi thôi phát ngôn thì giáo điều thì lấy đâu ra tài trợ. Cứ mời 1 team hạng bét bên Hàn qua giúp tuyển làm truyền thông xem có khác không
Tóm lại phải xã hội hóa thể thao kể cả thể thao thành tích cao mới chuyên nghiệp được. kinh tế VN đi lên nhưng thể thao VN ko phát triển tương xứng. Tối ngày cứ mang cái seagame ao làng ra thủ dâm thì đừng mong xã hội hóa tài trợ được.
Mà muốn làm được đièu này thì cứ ký HP với team truyền thông của người Hàn .
Nếu thế thì phải chọn môn mũi nhọn cho phù hợp cụ ạ. Ví dụ như Thái mũi nhọn của họ là Teakwondo, Muay. Sing Malay chọn cầu lông, thể dục dụng cụ. Indo chọn cầu lông, cử tạ. Phil có bóng rổ nam/nữ rất bá.Chưa kể chế độ cho vđv.
Thì còn yếu tố gen đna và kinh tế cũng ảnh hưởng đến khả năng của vđv VN mình
VN đầu tư các môn mũi nhọn cần thể lực và vóc dang như bơi, vật, cử tạ ... là móm khi đi thi thế giới. Huy Hoàng và Ánh Viên chỉ đến cấp độ Châu lục là cùng ko thể vươn lên được tầm OL. Nếu có cái huy chương thế giới nào thì cũng nên xem cuộc thi đó gồm những ai rồi tung hê. Trong khi đó các môn được thi OL nhưng cần sự khéo léo, bản lĩnh như bắn súng, bắn cung, cờ vua, cờ tướng .... là OK. Tất nhiên các môn đó cũng cần cả thể lực và dụng cụ thi đấu nhưng dù sao người Việt nhỏ bé vẫn có thể đọ được với thế giới nếu được đầu tư bài bản từ đầuNếu thế thì phải chọn môn mũi nhọn cho phù hợp cụ ạ. Ví dụ như Thái mũi nhọn của họ là Teakwondo, Muay. Sing Malay chọn cầu lông, thể dục dụng cụ. Indo chọn cầu lông, cử tạ. Phil có bóng rổ nam/nữ rất bá.
VN mấy năm trước đầu tư trọng điểm cho Ánh Viên với Huy Hoàng môn bơi ko hiệu quả, em nói thật là có đầu tư thế chứ đầu tư nữa thì cũng ko cạnh tranh nổi với Hàn Nhật ở châu Á, hay Tàu Mỹ Úc ở thế giới đâu.
VN mình có môn bắn súng rất tiềm năng, mà chưa được đầu tư trọng điểm ấy. Đa phần là dựa vào sự xuất thần của các VĐV.
Chuyên gia Hàn Quốc lặng lẽ bỏ về ở lễ mừng công tuyển bắn súng
Đóng góp rất lớn vào đào tạo, huấn luyện cho các xạ thủ Việt Nam, nhưng chuyên gia Park Chung Gun bị lãng quên trong lễ khen thưởng Liên đoàn bắn súng Việt Nam sau Asiad 19.vietnamnet.vn
nó có nhiều cái khó cụ ạEm cũng phải công nhận là hiện nay mặc dù phong trào thể dục thế thao cao hơn xưa, nhưng chủ yếu mới dừng ở mức độ bề mặt thôi. Đơn cử như món chạy bộ, em để ý trong nhóm chạy em tham gia thì các bạn chỉ để ý đến pace và thành tích này kia chứ không tập trung vào mấy buổi strength training thì mới dẻo dai cho chạy nên việc chấn thương có vẻ liên tục và tình trạng quá tải rất phổ biến.
Sự kiện gần nhất là trận bóng đá siêu cúp chiều tối qua giữa CAHN vs Đông Á Thanh Hóa, cá nhân em nhận thấy về cuối trận các cầu thủ CAHN rất đuối sức và bên kia các cầu thủ Thanh Hóa còn rất khỏe và thể lực tốt hơn hẳn (mặc dù họ không có ngôi sao nào). Thanh Hóa nhiều mùa giải gần đây đều thuê chuyên gia thể lực riêng, nhất là mùa vừa rồi, nên kết quả họ thu được là nhiều cầu thủ có khả năng chạy và tranh chấp bóng liên tục, ví dụ trường hợp Thái Sơn (20 tuổi, ĐA Thanh Hóa) trong trận U22 Việt Nam vs U22 Lào chạy 11,4km, thi đấu 90 phút, tương đương số km của một cầu thủ Châu Âu.
Kể cả học tập, lao động thì vấn đề rèn thể lực vẫn là quan trọng nhất, có sức khỏe và dẻo dai thì làm gì cũng tốt.
Thực tế là thể lực của cầu thủ VN hiện nay không thể mang so với các thế hệ trước được, bây giờ các em đã khỏe hơn trước nhiều. Tất nhiên so với những quốc gia đào tạo khoa học và có chiến lược tăng cường thể chất mạnh mẽ như Nhật Hàn thì còn thua xa.cái này là vấn đề muôn thuở của ng VN từ xưa rồi,nhớ cái hồi gọi là thế hệ vàng của BĐ VN với Hồng Sơn, Huỳnh Đức,Công Minh... chạy được đến phút 70 là đi bộ rồi,còn yếu hơn so với Indo Mã Lai Sing chứ chưa nói so với Thái. Trừ thua Thái,còn lại đều thắng hoặc hoà với các đội kia trong thế thót tim,còn lại thì hoà thua chủ yếu.
Vậy mà gần 30 năm rồi ko lấy đó làm rút kinh nghiệm từ bđa trẻ. Dù cho lứa bi h thể lực nâng hơn nhiều so với thế hệ đàn anh trước nhưng so mặt bằng chung châu Á vẫn chưa là gì. Cuộc sống,kinh tế nước ta giờ phát triển lên nhiều,dinh dưỡng ăn uống cũng vì thế mà được đầu tư nhiều hơn,nhưng cái quan trọng là tư tưởng của lãnh đạo cũng như chính bản thân các cầu thủ cũng ít ng coi trọng việc nâng cao thể lực cho mình.
Nếu đã xác định đó là nghề kiếm ăn cũng như kiếm vinh quang về cho đất nước thì phải đầu tư đúng đắn sát sao cũng tự mình phải lo cho bản thân mình đã. Như Văn Hậu,Công Phượng, Tuấn Anh, Quang Hải... ra nước ngoài gần như ko trụ được hoặc ko thể đáp ứng được yêu cầu về thể lực nên dễ dẫn đến chấn thương hoặc ko đủ sức để mà chạy với tranh cướp bóng thì lấy gì mà thể hiện đây!
Câu này nhớ là 20 năm trước cầu thủ Cha Du Ri đã nói rồi mà, hồi đấy VN cũng kiểu thua đậm HQ như giờ nhưng có 1 trận năm 2003, VN mình thắng HQ 1-0, bàn thắng do Văn Quyến ghi, hồi đấy gọi là địa chấn nhưng trận đấu cũng kiểu vô thưởng vô phạt thôi. Sau trận, Cha Du Ri có nói là càu thủ VN các bạn quá nhỏ, quá còi, không có thể lực ... (nói chung là y như bây giờ). Hơn 20 năm rồi vẫn thế (có cải thiện đôi chút ở lứa HLV Park, mình tiến 1-2, thế giới họ tiến 9-10), giờ HLV mới lại chọn (cũng chỉ chọn được) những cầu thủ bé tẹo, không có thể hình, thể lực, sức mạnh, sức bền...Sau trận thua 0-6 giữa ta với Hàn thì của sút bồi của anh Son này cũng đau chả kém. Nhưng mà họ nói đúng thì phải nghe thôi.
Nghe mấy tay giải thích nguyên nhân khắm ko chịu nổi? Cứ đổ tại kinh tế, nhưng nhìn bắc Hàn. Nước họ cấm vận, ít giao lưu sao họ vẫn thi đấu tốt, và rất khoẻ.Em vừa đọc báo thấy Trưởng đoàn Asiad 19, Cục Trưởng Cục TDTT giải trình 03 nguyên nhân dẫn đến thành tích tệ:
1. Kinh tế yếu, ngân sách cục phân về cho đội tuyển chưa đủ.
2. ĐEN: vđv chấn thương, bốc thăm ko may.
3. LẠI VẪN LÀ ĐEN: những hạng cân 45kg, 49kg, 51kg, 53kg, 59kg giờ ko thi đấu nữa vì các nước ko tìm ra vđv trừ Việt Nam.
Em dân vp đây, cũng không khỏe lắm nhưng chống đẩy cũng được 50 cái/lần (đúng tiêu chuẩn, đúng quy định)Em đi nhiều nước và thấy người VN mình thuộc dạng yếu nhất. Giờ cho mấy ông ngồi văn phòng VN thi đi bộ, chống đẩy với dân văn phòng Pháp, TQ, Hàn Quốc thì chắc bọn nó chấp nửa đường.
Chuẩn cụ ah. Dân mình yếu và lười vận động. Đợt này có rộ lên phong trào chạy bộ tăng cường thể lực toàn dân thì bị chém tơi bời nào là ảnh hưởng đến giao thông đi lại, vướng đường, nào là phong trào làm màu, sống ảo.... bla bla....Em đi nhiều nước và thấy người VN mình thuộc dạng yếu nhất. Giờ cho mấy ông ngồi văn phòng VN thi đi bộ, chống đẩy với dân văn phòng Pháp, TQ, Hàn Quốc thì chắc bọn nó chấp nửa đường.
Tiền ăn cho vđv vốn ko ít nhưng đến tay người tập thì nó còn phần mấy rồi ).Thể lực kém là do nghèo và dốt. Nghèo nên không có tiền cho VĐV ăn tốt, sắm trang thiết bị xịn, thuê chuyên gia giỏi, đi tập huấn thi đấu cọ xát thường xuyên. Dốt nên không có kiến thức dinh dưỡng, giáo án luyện tập. Giờ internet với phần mềm dịch thì coi như tạm giải quyết được cái dốt. Còn cái nghèo, nhất là kiểu VĐV nghèo cho HLV (không phải tất cả) và quan chức ngành thể thao giàu, thì khó đỡ lắm ạ.