[Funland] “Sách trắng” Về cây cầu mang tên Thăng Long

dasaev

Xe buýt
Biển số
OF-12712
Ngày cấp bằng
16/1/08
Số km
825
Động cơ
517,057 Mã lực
Em chỉ đọc bài viết trên FB kia về các mốc lịch sử thôi.
Còn mấy cái nhận định tại FB đó không chính xác. Việc thi công kết cấu phần dưới tại giữa sông rất mắc tiền, nhiều khi kết cấu phần dưới chiếm 60-80% giá trị cây cầu rồi.
Còn vụ xe 30 tấn thì có lẽ tác giả không phải kỹ sư cầu. Cầu theo tiêu chuẩn Liên Xô là H30-XB80, nghĩa là có thể cho 1 xe tăng 80 tấn chạy qua được. Còn H30 là đoàn xe tương đương được xếp từ các xe 30 tấn, hoàn toàn không phải là chỉ tối đa 30 tấn như tác giả hiểu.
Nhà em nhớ lúc thử tải, hàng đoàn KraZ chở bê tông nhựa (hay đất đá gì đó vì hồi đó xem báo trắng đen) dàn hàng ngang chạy trên mặt cầu.
 

coquay

Xe container
Biển số
OF-176948
Ngày cấp bằng
15/1/13
Số km
5,428
Động cơ
419,261 Mã lực
Nơi ở
VIỆT NAM
Lạy cụ, cụ học ngành gì mà nói được như thế ạ. Nguyên tắc dòng chảy ở các sông đều là bên lở bên bồi, cái trụ có mặt cắt bé tý làm sao mà thay đổi được cả dòng chảy để làm biến mất Hà Nội hở cụ. Xói lở thì cụ phải hỏi mấy thằng cát tặc nhé, chúng nó cứ múc nhiệt tình cát ở lòng sông thì mười cái Hà Nội có khi cũng bay hết. Thay đổi dòng chảy luôn bắt nguồn từ kết cấu tầng đáy của mặt cắt lòng sông, một khi kết cấu mặt dòng sông không còn bằng phẳng nữa thì dòng chảy sẽ thay đổi, cụ tính toán xem tốc độ dòng chảy, khối lượng dòng chảy bao nhiêu với mặt cắt của đáy sông thì tính ra được ứng suất của dòng chảy táp vào bờ. Xói lở là do các dòng nước táp vào bờ tạo thành các miệng hàm ếch ăn vào gầm trong của mái bờ, dẫn đến sạt lở.
E thấy trả lời như cụ ở trên em thấy chuẩn luôn, phải can thiệp thật nặng tới đáy sông thì mới làm thay đổi đc dòng chảy.
Nhiều khu vực bị cát tặc tấn công chúng hút tham quá làm sạt lở, trôi hết ruộng vườn thậm chí nhà cửa của người dân xuống sông.

Thực ra chuyện này các cụ tin hay không thì tùy. Coi như nó là thuyết âm mưu như hàng bao thuyết khác. Cá nhân em đánh giá có cơ sở vì em đã tham khảo 1 cụ sử gia khá nổi tiếng và một cụ học cầu đường Nga có nghiên cứu về cầu Thăng Long.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
3,977
Động cơ
524,366 Mã lực
Theo các chuyên gia thì lần sửa thứ 4 dùng bê tông siêu tính năng UHPC ( công nghệ Mỹ, chất lượng TQ) thì cũng chỉ đảm bảo 10 năm tuổi thọ thôi nhé. Té ra cái " keo dán dày 3 cm " của Liên Xô bền hơn hẳn lớp bê tông UHPC nhỉ. Dự án thầu sửa chữa cầu Thăng Long này trị giá 269 tỷ đồng tương đương 12 triệu đô do Tổng cục Đường bộ VN làm chủ đầu tư .



GS-TS Tống Trần Tùng, nguyên giảng viên trường Đại học GTVT Hà Nội cho biết, năm 2005, sai lầm trong giải pháp sửa chữa, cào bóc lớp 3 cm mặt cầu để thảm lại là “lợi bất cập hại.”
 
Chỉnh sửa cuối:

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,154
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
“SÁCH TRẮNG” VỀ CÂY CẦU MANG TÊN THĂNG LONG.

Những ngày này chuyện sửa chữa mặt cầu Thăng Long đang khiến dư luận hết sức bất bình vì “tại sao công trình này do Trung Quốc đã phá bĩnh, bỏ dở, Liên Xô phải vào giúp hoàn thành. Nay Bộ GTVT lại cho Trung Quốc vào sửa chữa?!”
Là người đã từng làm việc tại công trình này nhiều năm (tôi là trợ lý kiêm phiên dịch cho Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô trong cả quá trình Liên Xô giúp xây dựng cầu) tôi xin chia sẻ với các bạn một số thông tin về cây cầu này và từ đó các bạn sẽ tự rút ra kết luận.
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng lúc đầu nằm trong Tổng thể quy hoạch đầu mối đường sắt khu vực Hà Nội do Liên Xô giúp đỡ xây dựng quy hoạch, và nay thì nằm trên vành đai 3 đường ô tô theo quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải gần đây. Cây cầu này có quy mô lớn lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.
Đây là cầu lưỡng dụng 2 tầng giành cho cả đường sắt và ô tô. (Phức tạp và đắt tiền hơn nhiều so với cầu bê tông ô tô thông thường).
Cầu được khởi công xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 1974 và chính thức khánh thành vào ngày 9 tháng 5 năm 1985.
Ban đầu do Trung Quốc giúp xây dựng, tuy nhiên đến năm 1978, Trung Quốc đã cắt viện trợ và rút hết các chuyên gia về nước khiến cho công trình bị bỏ dở và sau đó Liên Xô tiếp quản, viện trợ, khôi phục lại thi công từ tháng 6/1979 và cơ bản kết thúc vào năm 1985.

1. CẦU THĂNG LONG THỜI TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
Trong thời gian Trung Quốc viện trợ (1974-1978) thì làm được gì:
Xin thưa:
Mới có 9/14 trụ chính giữa sông được thi công xong, 03 trụ đang thi công dở dang và 2 mố đầu cầu chưa có.
Đối với cầu dẫn đường sắt, mới thi công được 29 trụ ở phía bắc, 17 trụ ở phía nam so với tổng số 119 trụ của toàn bộ cầu dẫn đường sắt.
Cầu chính vượt sông hoàn toàn chưa có gì.
Cầu cho ô tô hoàn toàn chưa được thi công.
Vâng! Đấy là toàn bộ khối lượng làm được trong gần 5 năm thời “Tầu” giúp!
Sau khi Trung Quốc phá bĩnh bỏ dở, qua gần 2 năm đình trệ thì Liên Xô vào.

2. CẦU THĂNG LONG LIÊN XÔ GIÚP XÂY ỰNG HOÀN THÀNH:
Liên Xô nhận cung cấp viện trợ để xây dựng hoàn thành cầu Thăng Long dựa trên cơ sở Hiệp định liên chính phủ Việt Nam - Liên Xô ký ngày 03/11/1978.
ĐÂY LÀ CÔNG TRÌNH VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI.
Nhóm chuyên gia Liên Xô đầu tiên gồm 6 người đến Thăng Long tháng 6/1979, khi chiến tranh biên giới Việt – Trung vừa lắng xuống.
Trong quá trình xây dựng phía Liên Xô cung cấp cho công trình cầu 49 ngàn tấn sắt thép các loại, 26 ngàn tấn dầm cầu thép, gần 60 ngàn tấn xi măng mác cao và nhiều trăm tấn máy móc, thiết bị thi công như cần cẩu lắp ráp tải trọng lớn, hệ thống hàn tự động để hàn liên kết dầm thép, máy xúc, máy ủi, xe lu, canô, thiết bị thí nghiệm, kiểm định...
Cần ghi nhận là trong quá trình xây dựng cầu Thăng Long ở giai đoạn 1979 - 1985 trên công trường không xẩy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng nào gây chết nhiều người trong một vụ. Không có chuyên gia Liên Xô nào bị tai nạn lao động. Đây là việc khác hẳn so với giai đoạn 1974-1978 khi Trung Quốc giúp xây dựng. Và khác nhiều kể cả so với thực trạng tai nạn lao động khi xây dựng các cầu lớn ở Việt Nam vừa qua như tai nạn ở công trình xây dựng cầu Cần Thơ, cầu Nhật Tân…
Trong suốt quá trình xây dựng khi Liên Xô giúp đỡ, chỉ có tất cả 167 lượt chuyên gia Liên Xô sang làm việc. Lúc cao điểm nhất vào năm1983 thì trên công trường cũng chỉ có 96 chuyên gia so với gần 7000 lao động Việt Nam!
Ngày 18/10/1983 hoàn thành việc lắp 15 nhịp dầm thép của cầu chính.
Ngày 09/5/1985 thông xe toàn bộ cầu.
Từ đây đặt dấu chấm hết thế độc đạo qua sông Hồng tại khu vực Hà Nội gần 100 năm của cầu Long Biên.

3. CẦU THĂNG LONG CHƯA ĐƯỢC ĐẸP DO ĐÂU? CÓ PHẢI DO CẦU CHƯƠNG DƯƠNG?
Tuy nhiên nhiều người thấy cầu Thăng Long “hình như” chưa được đẹp! Nó “thiêu thiếu” cái gì!
Đúng!
So với thiết kế ban đầu, cầu có nhiều hạng mục không được xây dựng đầy đủ. Hạng mục dễ nhận thấy nhất đó là hai tháp đầu cầu:
Theo thiêt kế, cầu Thăng Long ở hai đầu cầu có hai tháp cao. Sau khi vượt khỏi tầng trên cầu ô tô, thì trên đỉnh các tháp này có sàn và đài quan sát phục vụ cho khách tham quan cầu ngắm cảnh sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Trong lòng các tháp này là hệ thống thang máy để đưa người lên cao.
Và rất đáng tiếc thiết kế mỹ thuật hai tháp đầu cầu đã không được thực hiện!
Công trình kiến trúc có ý nghĩa này đã không được xây dựng, mặc dù vật tư và lô thiết bị phục vụ cho hạng mục này là những thang máy đã được Liên Xô đưa sang Việt Nam tới cầu Thăng Long.
Lý do: Việt Nam đề nghị các tháp chưa thiết yếu mà nên chuyển vật liệu của xây tháp (và nhiều thứ nữa) để làm cầu Chương Dương, rồi các thang máy của tháp thì chuyển về lắp ở trụ sở Bộ Giao thông vận tải nhà 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội… thì Liên Xô cũng Ok!
Và thực tế chỉ có thân tháp phía nam (phía Từ Liêm) được xây thô phần thân, chưa có sàn. (Hiện ngành viễn thông đang đặt các ăng ten và thành phố Hà Nội thường treo các panô, áp phích vào thân của tháp này.)
Còn hai tháp đầu cầu phía bắc (phía Đông Anh) thì hoàn toàn không xây. Bởi vậy nhìn tổng thể kiến trúc cầu không được đồng bộ.
Nhân đây cũng phải nói Liên Xô ngày trước (và nước Nga ngày nay) “hơi kém” trong việc quảng bá hình ảnh của mình!
Thể hiện ở chỗ: nếu nước khác viện trợ không hoàn lại cho các công trình, họ luôn yêu cầu bắt phải làm đủ hạng mục từ A đến Z như trong hợp đồng. Làm thế để tăng uy tín cũng như quảng bá hình ảnh của nước họ ở Việt Nam. Nhất là cơ hội ở một công trình viện trợ không hoàn lại lớn như vậy!
Hỏi có nước nào viện trợ mà họ cho làm như thế không?
Giờ đây nhìn cầu Thăng Long thấy kiến trúc khập khiễng! Nhiều người chê công trình Liên Xô xấu! Họ đâu biết nguồn gốc sâu xa…

4. CẦU THĂNG LONG CÓ GIÁ TRỊ NHIỀU TIỀN KHÔNG?
Cầu Thăng Long, tuy không có con số thống kê chính thức nhưng theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước thì tại thời điểm hoàn thành vào năm 1985 thì trị giá cây cầu này khi đó ước khoảng 250-270 triệu USD. Nếu tính theo thời giá hiện nay các bạn bảo là bao nhiêu? Chắc chắn phải cả tỷ đô la. Đây là công trình viện trợ không hoàn lại.
Để tiện so sánh:
Chỉ đơn cử 2 cầu lớn mới nhất ở khu vực Hà Nội: Cầu Thanh Trì thông xe 2007 có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (tương đương 410 triệu USD). Cầu Nhật Tân khởi công năm 2009, hoàn thành 2015 có tổng mức đầu tư là 13.626 tỷ đồng (khoảng gần 650 triệu USD). Cả hai cây cầu này đều là tiền đi vay của Nhật Bản.

5. SỬA CHỮA MẶT CẦU THĂNG LONG:
Trong quá trình khai thác, cầu Thăng Long không được duy tu, bảo trì đúng cộng với việc quản lý, giám sát tải trọng xe qua cầu không tốt dẫn đến việc mặt cầu chính của đường ô tô xuống cấp nghiêm trọng. Thậm chí trong những năm từ 2010 đến 2016 việc sửa chữa mặt cầu này không đúng cách lại càng dẫn đến tình trạng cầu ô tô nhanh xuống cấp.
Cầu Thăng Long là cầu hỗn hợp 2 tầng, chủ yếu giành cho đường sắt. Cầu Thăng Long theo thiết kế chỉ cho phép xe ô tô tải trọng 30 tấn qua lại (kiểu xe “bò Maz” hoặc “Kraz” 3 cầu khi xưa ấy). Nhưng mấy chục năm nay, khi chưa có cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân thì bao nhiêu xe tải nó cũng “cõng” hết! Mà toàn các xe tải 10-12 chân, chở quặng, chở đá, công-tơ-nơ… chở hàng sang Tầu, hàng từ Tầu về… nặng cả trăm tấn chạy suốt ngày đêm thử hỏi “bố nó” có chịu nổi không!
Cầu Thăng Long đã xuống cấp cả chục năm nay. Năm 2012 ông Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Bộ Giao thông khi đó đã sang Nga gặp được người chủ trì công nghệ làm mặt cầu này là bà Maria Sakharova. Khi đó bà đã ngoài 70 tuổi. Bà ta đeo đầy Huân chương Lao động, Huân chương Hữu nghị mà Việt Nam tặng bà khi hoàn thành cầu Thăng Long ra tiếp đoàn!
Bà hứa là “sẽ giúp nếu Việt Nam yêu cầu. Nhưng bây giờ không phải là “Liên Xô” và bà đã rời Cơ quan nhà nước để mở Cty tư nhân chuyên làm về cầu đường. Nên phải có tiền”!
Bộ Giao thông vận tải khi đó do Đinh La Thăng làm Bộ trưởng muốn Nga viện trợ hoặc cho vay thì mới làm! Nga không đồng ý! Và sự việc “chìm xuồng”!
Bộ GTVT quay ra thuê các nhà thầu trong nước được quảng cáo là dùng công nghệ Nhật, Mỹ… gì đấy sửa mặt cầu và trớ trêu là càng sửa càng hỏng!
Đến năm 2018 Bộ GTVT lại quay về với Cty Nga của bà Maria Sakharova! Lúc này bà đã già , ngoài 80 tuổi nên không thể sang VN và bà cử “đệ tử” của mình là Vihelm Kazaryan sang VN tháng 9/2018. (chỉ “nhõn” một ông chứ không phải đoàn điếc gì đâu!)
Vì biết tôi là trợ lý kiêm phiên dịch của Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô khi xưa, nên người của Bộ GTVT đã vào Sài Gòn gặp tôi. Và tôi đã ra Hà Nội dịp ông chuyên gia này sang.
Tôi được mời dự bữa cơm của Tổng Cục đường bộ VN với ông chuyên gia này tại Hà Nội.
Sau đó toàn bộ các tài liệu kỹ thuật liên quan đên công nghệ làm mặt cầu khi xưa mà tôi lưu giữ rất cẩn thận, chắc chắn không cơ quan lưu trữ nào có vì đây là các bản vừa viết tay và đánh máy của chuyên gia hướng dẫn làm cái gì, thời gian bao lâu, vật liệu gì… Tôi chuyển lại để Tổng cục đường bộ VN sao y HOÀN TOÀN KHÔNG KÈM ĐIỀU KIỆN GÌ và sau đó tôi về lại Sài Gòn.
Việc Bộ GTVT và chuyên gia thoả thuận sau đó thế nào thì tôi không được biết và chắc cũng không ai muốn tôi biết!
Sau này tôi chỉ được nghe nói là phía Nga yêu cầu phải ký hợp đồng nguyên tắc trước rồi họ sẽ đưa ra phương án, chi phí, thời gian sửa chữa…
Nhưng phía Bộ GTVT thì muốn ngược lại!
Hoặc cũng có thể là “Người Nga làm sao giỏi đi đêm bằng người Tầu”!

Và hôm nay, như mọi người đã thấy: Báo đăng: Sửa cầu Thăng Long bị chậm tiến độ do chờ “chuyên gia … Trung Quốc”! Dù trước đó đại diện Bộ GTVT vẫn leo lẻo: “sửa cầu Thăng Long lần này dung công nghệ Mỹ”! Rốt cục sự thật đã phơi bày!
Thế đấy!
Những người nặng lòng với cây cầu này có thấy tủi nhục, đắng cay và còn gì khốn nạn hơn nữa không?!!!
Sài Gòn, Sáng ngày Quốc khánh 02/9/2020

Bài của bác Nguyễn Văn Ất, nguyên Trợ lý kiêm phiên dịch của Trưởng đoàn Chuyên gia Liên Xô xây dựng cầu Thăng Long giai đoạn 1980-1986.
View attachment 5431580
Nếu xét về giá trị tư liệu, người thật, việc thật thì đây đúng là phần cơ bản nhất của " Sách trắng" về cầu Thăng long. Thế hệ người như cụ nay đã là xưa nay hiếm, em dự là cái Bộ Lộ khi nào vào lò cả lượt thì những thông tin mà cụ công bố ở đây mới thành phổ biến.
Còn nay, em có đọc ở đâu đó, quên nguồn rồi, một kỹ sư tham gia sửa chữa Cầu Thăng long nói " Ruộng của bao nhà đấy". Còn chắc chắn hơn khi xem sau sửa chữa bao năm thì mặt cầu lại hỏng.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
3,977
Động cơ
524,366 Mã lực
Cụ Hoàng Minh Chúc nguyên Tổng Giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long có ý kiến :


" Qua thông tin trên báo, được biết Bộ trưởng Bộ GTVT đã có ý kiến chỉ đạo phải sửa chữa mặt cầu Thăng Long xong cùng một lúc với thông xe cầu cạn Mai Dịch – Nam Thăng Long, tôi xin được thông tin vắn tắt một số nét chính khi thi công mặt đường ôtô trên bản trực hướng cầu Thăng Long theo công nghệ của Liên Xô mà chúng tôi đã thực hiện năm 1984 – 1985, để có thể giúp một vài ý kiến nhỏ cho việc thực hiện công nghệ mới tham khảo.

Kết cấu lớp áo đường trên bản trực hướng lúc đó bao gồm: Lớp chống gỉ dày 60mm; Lớp dính bám và bảo vệ dày 2,5 – 4 mm; Lớp phủ bê tông atphan dày 70 – 80 mm.

Công tác chống thấm trên mặt cầu với diện tích 38.400 m2 chỉ được tiến hành lúc trời khô ráo, có sự tham gia của các chuyên gia Liên Xô và Viện Kỹ thuât Bộ GTVT Việt Nam giám sát và kiểm tra chất lượng.

Thi công lớp chống gỉ bao gồm: Phun cát tẩy gỉ, đánh tẩy vết dầu mỡ, các vật lồi lõm sau đó phun sơn. Công việc làm sạch bề mặt bản trực hướng có số công bỏ ra gấp 9 – 10 lần so với công việc phun sơn.

Lớp bảo vệ gồm hỗn hợp epoxy- xlamo được quy định chặt chẽ. Để tăng độ dính bám giữa lớp bảo vệ và lớp bêtông atphan dùng đá dăm gốc Granit cường độ 1.000 – 1.200kg/cm2 cỡ hạt to 10 -15 mm rải trên lớp đó.

Qua đọc báo, tôi được biết Tổng cục Đường bộ sẽ trình Bộ GTVT phương án sửa chữa mặt cầu Thăng Long theo công nghệ Mỹ. Theo đó sẽ hàn các bulông treo trên mặt cầu thép và đổ khoảng 6 – 7 cm lớp bêtông sợi mặt cầu. Với công nghệ này chưa rõ quá trình bóc và làm sạch mặt cầu thép như thế nào, hàn bao nhiêu bulông và cả lớp bêtông trên có làm tăng nặng thêm không? Ảnh hưởng thế nào đến hệ dàn chủ và kết cấu thép mặt cầu. Xin lưu ý rằng ở cầu Thăng Long, bản trực hướng được thiết kế cùng chịu lực với dàn thép của dầm cầu
. "
 

Ural

Xe tải
Biển số
OF-64939
Ngày cấp bằng
25/5/10
Số km
297
Động cơ
439,370 Mã lực
Thời mà TQ nhận làm cầu TL thì chưa có quy hoạch Hà Nội do Liên Xô giúp làm. Em nghĩ là TQ họ giúp theo phương hướng quy hoạch mà họ tư vấn cho HN, còn LX thì tư vấn quy hoạch kiểu Liên Xô.
Quy hoạch Hà Nội trong đó có "cầu Thăng Long" được Liên Xô giúp đỡ được hoàn thiện vào năm 1960
anh_3_meiw.jpg
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,428
Động cơ
513,519 Mã lực
E thấy trả lời như cụ ở trên em thấy chuẩn luôn, phải can thiệp thật nặng tới đáy sông thì mới làm thay đổi đc dòng chảy.
Nhiều khu vực bị cát tặc tấn công chúng hút tham quá làm sạt lở, trôi hết ruộng vườn thậm chí nhà cửa của người dân xuống sông.
Cát tặc gây sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy là một trong những nguy cơ lớn.
Em ko am hiểu về kỹ thuật, nhưng quan sát hệ thống chân vịt/bánh lái tàu biển thấy hệ thống bánh lái có kích thước rất nhỏ so với con tàu nhưng có khả năng khiến tàu chuyển hướng trong quá trình vận hành. Nên việc hàng loạt chân cầu khổng lồ giữa sông hoàn toàn có thế làm thay đổi dòng chảy (nếu muốn).
gerald r ford tsb my3.jpg
124d3085816t4618l10.jpg
tau_san_bay_nimitz_1_qyvj.jpg
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
4,528
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Có đoạn đường từ Ba La lên Chúc Sơn vẫn đang ì ạch làm chẳng ra hồn cụ ơi. Em nghĩ phải tầm 50 nữa mới mò lên Xuân Mai được.
Về mặt quy hoạch đội Tây lông nó là bậc Thầy Cụ ơi. Trước nó đã tính Hà nội mở lên tân Xuân mai, giờ đã đến Trúc sơn rồi.
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,174
Động cơ
330,875 Mã lực
Bọn Nga ngố cũng đểu.
Đang yên đang lành thì chúng nó bắc cái cầu vắt ngang sông của Việt Nam, giờ hỏng thì phải chịu trách nhiệm chứ? Ông bảo hành mà lại đòi tiền là sao?
Trích tiền lãi từ việc bán vũ khí cho VN ra mà sửa cầu.
Cái cầu bắc qua sông đầu tiên của VN hình như là cầu Tràng Tiền ở Huế thì phải, khi Pháp xây thì dân ta cũng chửi ầm ầm, tay toàn quyền Pháp phải làm một bài thơ bằng tiếng Việt, phân trần đại loại là "làm cầu có phải cho mình quan Pháp đi đâu".
Mấy ngàn năm trước thì các cụ có làm được cái cầu nào đâu, toàn là "qua sông thì phải lụy đò".
 

dasaev

Xe buýt
Biển số
OF-12712
Ngày cấp bằng
16/1/08
Số km
825
Động cơ
517,057 Mã lực
Quy hoạch Hà Nội trong đó có "cầu Thăng Long" được Liên Xô giúp đỡ được hoàn thiện vào năm 1960
anh_3_meiw.jpg
Khoảng năm 1970, VN đàm phán với TQ đề nghị viện trợ xây dựng cầu. Lúc đầu gọi là cầu Chèm, còn TQ định gọi là Hồng Hà đại kiều. Sau Lãnh đạo ta kết luận đặt tên cầu Thăng Long.
 

sontranvu

Xe điện
Biển số
OF-76914
Ngày cấp bằng
3/11/10
Số km
4,060
Động cơ
456,091 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình 2
Cái cầu bắc qua sông đầu tiên của VN hình như là cầu Tràng Tiền ở Huế thì phải, khi Pháp xây thì dân ta cũng chửi ầm ầm, tay toàn quyền Pháp phải làm một bài thơ bằng tiếng Việt, phân trần đại loại là "làm cầu có phải cho mình quan Pháp đi đâu".
Mấy ngàn năm trước thì các cụ có làm được cái cầu nào đâu, toàn là "qua sông thì phải lụy đò".
haha, đội lái đò chắc ko ưng cái cầu.
 

ANNL

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-739003
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
161
Động cơ
64,910 Mã lực
Tuổi
41
Cái cầu bắc qua sông đầu tiên của VN hình như là cầu Tràng Tiền ở Huế thì phải, khi Pháp xây thì dân ta cũng chửi ầm ầm, tay toàn quyền Pháp phải làm một bài thơ bằng tiếng Việt, phân trần đại loại là "làm cầu có phải cho mình quan Pháp đi đâu".
Mấy ngàn năm trước thì các cụ có làm được cái cầu nào đâu, toàn là "qua sông thì phải lụy đò".
Wiki lại bảo trước đó đã có cầu bằng mây, gỗ?
9788BC98-8AFA-439D-9EC9-E5BD95D19FC1.png
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
5,672
Động cơ
320,739 Mã lực
Trung quốc thiết kế, thi công, viện trợ toàn bộ cầu Thăng Long. Nhưng chẳng may, vào đúng giai đoạn chính trị 2 nước mâu thuẩn, chiến tranh nên dự án tạm dừng.
Dù sao, Trung Quốc cũng đã thực hiện được tầm 30-40% khối lượng công việc. Nhưng đọc đoạn trên thì thấy tác giả chửi Tàu hơi quá lời.
Việc dừng thi công và rút về nước của Tàu là do chiến tranh, cái này thông cảm được.
Việc rõ ràng là VN nhận viện trợ không hoàn lại của Tàu trước, sau đó Tàu làm dở mới đến LX giúp hoàn thiện. Vậy mà cũng không nói với bọn Tàu 1 câu cho tử tế. Cứ chửi không, đứng ở vị thế của Tàu thì đúng có vẻ "làm ơn mắc oán".
Cụ nói hay, mà em cứ thấy thoang thoảng mùi trung nam hải là sao nhỉ?
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,547
Động cơ
647,871 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Quy hoạch Hà Nội trong đó có "cầu Thăng Long" được Liên Xô giúp đỡ được hoàn thiện vào năm 1960
anh_3_meiw.jpg
Nhìn họ quy hoạch mảng miếng rõ ràng quá, cái này giờ giống với thực tế bao nhiêu % các cụ nhể :-??
 

lotomo2015

Xe buýt
Biển số
OF-419455
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
613
Động cơ
224,584 Mã lực
Tuổi
33
Thì em nhớ như vậy thôi, chứ em không trực tiếp tham gia vào vụ việc nên không dám chắc. Xưa khi đi cầu phao lúc các cụ củ xây cầu TL Liên Xô cũng vẫn thấy các mố cầu bỏ hoang mà.

Nhưng bác cho em hỏi mố phà là cái mố chi rứa?
Bến phà Chèm trước đây. Hồi bé có lần bố em chở em đi lên Kim Anh đi qua đò Chèm, nước mấp mé đò bây giờ nhớ lại vẫn kinh.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,716
Động cơ
161,636 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ ơi, em thấy các công trình trong nước, về nguyên tắc thì phải có Biên bản thương thảo hợp đồng, sau đó CĐT ra quyết định chỉ định tư vấn thiết kế rồi mới ký hợp đồng.
Về công nghệ mới lần đầu được áp dụng thì có quy trình xét duyệt riêng cụ ạ.

Trước tiên phải biết nó là công nghệ gì, nguyên lý ra sao, thi công thế nào, tiêu chuẩn là gì, có phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn sẵn có của VN hay không.
Tất cả những việc trên phải được thể hiện bằng đề tài nghiên cứu khoa học, hội thảo các kiểu, có khi còn phải làm thực nghiệm thử. Tất cả chi phí trên nhà thầu tự bỏ tiền hết, may ra ké được tý tiền từ ngân sách dành cho đề tài Khoa học cấp Bộ.

Xong xuôi thì mới nói đến chuyện vào dự án cụ thể.
 

t12a11g

Xe buýt
Biển số
OF-356425
Ngày cấp bằng
3/3/15
Số km
834
Động cơ
271,114 Mã lực
Nếu đúng thế thật thì phải chu di tam tộc mấy đời bộ trưởng bộ gt
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,428
Động cơ
513,519 Mã lực

pisces_hn

Xe container
Biển số
OF-83813
Ngày cấp bằng
26/1/11
Số km
7,173
Động cơ
517,785 Mã lực
Hi vọng sau mấy dự án đường sắt đô thị ì ạch các công ty trong nước cũng học được công nghệ như ngày xưa học làm cầu.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top