Hồi lớp 8 em đến là khổ với bài tập dựng hình. Lên 11 thì tam giác lượng. Đến giờ vẫn ko thuộc nổi công thức tam giác lượng.
Nhưng môn econometrics này lại cực kì thực tế trong phân tích kinh tế, tài chính... nhé, ko lý thuyết suông tí nào, mà tên gọi nó thế ko phải ko có lí do.Tích phân vẫn chưa hại não bằng Kinh tế lượng lão nhé, giờ ngủ đêm thỉnh thoảng em vẫn mơ về nó!
Ý em nói là do nhu cầu thực tế công việc mỗi người cụ ạ. Như em thì nhu cầu phân tích số liệu đơn giản.Nhưng môn econometrics này lại cực kì thực tế trong phân tích kinh tế, tài chính... nhé, ko lý thuyết suông tí nào, mà tên gọi nó thế ko phải ko có lí do.
đái dầm đổ tại trym là đây.Toán đại học là ác mộng và ám ảnh đời em, cho nên chả nhớ gì mấy. Chỉ nhớ đi thầy khá dầy mà vẫn bị tỉa đểu mấy câu. Thầy dạy Toán đh em tên Dụng, em gọi là thầy Vô Dụng vì dạy toán em không hiểu gì
Vấn đề đầu tiên là phải thay đổi tiêu chí tuyển sinh và đào tạo sinh viên sư phạm, qua đó sẽ có những lớp thầy cô giáo mới với cách giảng dạy mới ạ.E đồng ý với cụ!
Hiện nay cách dạy toán và nội dung chương trình toán ở VN nặng về lý thuyết suông, nhàm chán, thiếu tính ứng dụng thực tiễn. Học sinh thường không hiểu bản chất vấn đề, học vẹt để đi thi lấy điểm cao chứ không phải học vì cái hay cái đẹp của nó. Ngoài cộng trừ nhân chia và một số ít kiến thức căn bản khác, chẳng mấy học sinh hiểu học mấy cái giải phương trình phức tạp, đạo hàm tích phân để làm gì, ứng dụng gì cho cuộc sống sau này.
Kiểu dạy và học ở Việt Nam là HỌC ĐỂ ĐI THI. Chúng ta toàn thợ dạy - thợ học. Suốt ngày cày, luyện đi luyện lại các dạng đề, các dạng bài tập đến thuộc lòng, trở thành cái máy giải toán. Ra nước ngoài Hs Việt Nam giỏi toán chẳng qua là được học trước hết cả rồi, toàn lấy dao mổ trâu giết gà, gì mà chẳng dễ.
Vấn đề cụ chủ nêu ra đặt chung cho cả nền giáo dục VN, ko chỉ có môn toán. Nhưng để giải quyết được nó chắc cần vài chục năm nữa để cải cách toàn bộ chương trình học phổ thông từ lớp 1, đào tạo lại đội ngũ gv, cách thức giảng dạy... nói chung là rất lâu. Em nghĩ Bộ GD cũng biết cả đấy, nhưng bắt tay vào thực hiện mới khó thôi, vì động đâu cũng vướng. Cải cách cả một nền giáo dục, đâu phải chuyện một sớm một chiều mà làm được.
Ủng hộ cụ tiếp tục có ý kiến. Cụ chắc là người cũng có tên tuổi, tốt nhất cụ nên tập hợp thêm những người khác có số có má nữa, đồng quan điểm, có tâm huyết và trăn trở với nền Gd nước nhà để cùng cất tiếng nói chung thì mới hiệu quả. Nếu được thì các cụ nên kiến nghị và đề xuất cụ thể luôn, làm từ việc nhỏ và thiết thực trước ạ. Chứ việc lớn tầm vĩ mô chủ trương đường lối thì chờ lâu lắm
E thì chỉ mong làm sao cải cách giáo dục bắt đầu từ sự TRONG SẠCH và TRUNG THỰC, học để làm NGƯỜI trước ạ. Chứ như hiện nay từ nhà trường đến gia đình, phụ huynh, học sinh đều chạy đua thành tích và CHẠY các kiểu, buồn lắm
Cái môn này thực tế, nhưng cách dạy của Việt Nam thì chẳng thực tế tí nào, nên chính các thầy cũng như thợ thôi, chẳng dùng được Kinh tế lượng nói gì trò.Nhưng môn econometrics này lại cực kì thực tế trong phân tích kinh tế, tài chính... nhé, ko lý thuyết suông tí nào, mà tên gọi nó thế ko phải ko có lí do.
Giáo trình toán kinh tế ở nước ngoài mới dạy đến đạo hàm, vi phân. Và dạy trong bối cảnh các bài toán kinh tế, các lý thuyết kinh tế, nên học sinh nó hiểu dùng làm gì và ứng dụng trong kinh tế như thế nào.Toán là trừu tượng rồi, cấp 1-2 còn áp vào thực tế được, chứ đến cấp 3 thì không thể. Môn dùng Toán để mô tả thực tế là môn Vật lý.
Em thấy vấn đề chính là thầy chứ không phải là chương trình.
Chương trình chỉ có vấn đề là phần Toán học cao cấp không dành cho tất cả mọi người, không nên bắt mọi người học. Nếu ai không muốn học đại học thì chỉ cần dừng ở Tam giác lượng là được rồi. Nên em nghĩ nên dời lim, tích phân... về 2 lớp 11, 12, mở rộng PTCS đến hết lớp 10, trường nghề nhận học sinh tốt nghiệp lớp 10. PHTH sẽ trở thành đại cương cho đại học.
Tất nhiên với tình trạnh hiện nay thì không ai chấp nhận con mình chỉ học hết lớp 10 cả. Và chúng ta sẽ lại quay lại đúng chủ đề này.
Em học kỹ thuật nên không biết về phía kinh tế. Bên kỹ thuật thì hiểu về toán cao cấp là bắt buộc. Nếu để đến vào Đại học mới nhập môn thì học sao kịp được. Nên học cấp 3 còn có ý nghĩa hướng nghiệp, ai không học được toán thì đừng theo phía Kỹ thuật.Giáo trình toán kinh tế ở nước ngoài mới dạy đến đạo hàm, vi phân. Và dạy trong bối cảnh các bài toán kinh tế, các lý thuyết kinh tế, nên học sinh nó hiểu dùng làm gì và ứng dụng trong kinh tế như thế nào.
Cụ chuẩn đấy, vấn đề ở đây là gq bài toán thực tế.Hồi sốt đất 9495 phải tính diện tích siêu méo & ngoằn ngèo
Thời rủng rỉnh tính kết quả nội suy hàm ngẫu nhiên rời rạc trên cơ sở thống kê xs 99 2005
chưa thành thì ma trận chuỗi hội tụ vô cực
được nửa câu không có gì quý hơn sau khi nghiên cứu toán
Thôi, em có bài ngu ngu này: vừa gà vừa chó, bó lại cho tròn, 36 con, 100 chân chẵn. Các trò cho biết có mấy con heo nào?Em học toán ko đến nỗi ngu nên đọc hết bài chủ thớt, thấy hay quá, chờ cụ cho 1 ví dụ 1 bài của lớp nao cũng đc ( theo kiểu mỹ, sing) mà ko thấy. Thất vọng ghê gớm.
Cụ có thể chia sẻ lên đây được không? Em con nhỏ nên tư tưởng gần như cụ. Nhưng em cực đoan là kệ, chỉ cần qua đoạn biết số, phép cộng trừ hẵng.Em đang phải dạy toán cho con quỷ con học lớp 2. Cô giáo dốt nát quá làm cho trẻ con kém Toán và sợ học. Em đang xây dựng 1 giáo trình sơ lược, nhằm đào sâu những khái niệm căn bản mà giáo trình nhà trường dạy không kỹ. Phụ huynh có thể dựa vào giáo trình này để tự dạy Toán cho con. Mục tiêu là để trẻ hiểu rõ bản chất, vui khi học, và tiện cho phụ huynh vì đỡ tốn thời gian đi học thêm. Mỗi lần học 15 phút thôi, học bất kể lúc nào. Trước mắt là Toán lớp 2.
Tôi là ng mà cậu gọi là Vô Dụng đây, ko ngờ cậu cũng chơi trên này. Cậu tên gì và học khoá nào nhỉ?Toán đại học là ác mộng và ám ảnh đời em, cho nên chả nhớ gì mấy. Chỉ nhớ đi thầy khá dầy mà vẫn bị tỉa đểu mấy câu. Thầy dạy Toán đh em tên Dụng, em gọi là thầy Vô Dụng vì dạy toán em không hiểu gì
Xong...thầy nhớ lại ai đi dày mà thầy vẫn tỉa đểuTôi là ng mà cậu gọi là Vô Dụng đây, ko ngờ cậu cũng chơi trên này. Cậu tên gì và học khoá nào nhỉ?